25 Kinh nghiệm, 25 lời khuyên quan trọng của việc dạy bóng đá trẻ em

25 kinh nghiệm, 25 lời khuyên quan trọng của việc dạy bóng đá trẻ em

Với nhiều năm kinh nghiệm dạy bóng đá trẻ em cộng đồng, dạy bóng đá năng khiếu. Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt xin đưa ra những kinh nghiệm quan trọng khi huấn luyện giảng dạy bóng đá tre em cho các HLV trẻ tham khảo

25 KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG KHI DẠY BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM

1. Xác định nhóm tuổi để lên bài tập theo thời lượng phù hợp.

2. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, nổi bật.

3. Tập trung vào một kỹ năng chính cho mỗi bài tập.

4. Cho phép chạm bóng nhiều nhất có thể.

5. Lựa chọn bài tập phù hợp.

6. Kế hoạch tập luyện chu đáo, dài hạn.

7. Tối thiểu lời nói, giải thích.

8. Hạn chế tranh luận trong huấn luyện.

9. Các bài tập bổ trợ phải nên kết hợp với bóng.

10. Nếu có điều gì đó khó khăn, hãy khuyến khích người chơi làm chậm nó lại.

11. Sử dụng những bài tập để bỏ những thói quen xấu.

12. Bài tập có sự cạnh tranh là rất tốt.

13. Nếu bài tập đưa người chơi ra ngoài, hãy nhanh chóng đưa họ quay trở lại

14. Nói điều tích cực, động viên khích lệ.

15. Trẻ học chủ yếu bằng bắt chước, HLV giáo viên phải thị phạm, làm mẫu

16. Nên kiên nhẫn với trẻ

17. Không nóng vội thúc giục

18. Cho phép trẻ mắc sai lầm

19. Dạy từ dễ đến khó, từ chưa biết đến bết, từ không đối kháng đến có đối kháng

20. Dùng các bài tập với tay để gới thiệu các bài tập khó trước

21. Dùng kích cở bóng phù hợp với độ tuổi

22. Nên phân nhóm để dạy

23. Nên tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy

24. Chú ý đến việc bảo vệ an toàn khi giảng dạy

25. Giáo viên phải yêu nghề

25 LỜI KHUYÊN QUAN TRỌNG KHI DẠY BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM

Tại một cuộc nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bóng đá cho trẻ em, các chuyên gia đã đưa ra 25 lời khuyên quan trọng khi dạy bóng đá trẻ em.

Các HLV bóng đá cộng đồng, HLV trường học, HLV bóng đá đá trẻ em nên tham khảo để có những buổi dạy bóng đá cho các em thật tốt.

  1. Hãy chuẩn bị trước khi các em đến. Hãy sẵn sàng cho trò chơi đầu tiên.
  2. Hãy đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình và nhớ mỉm cười.
  3. Giải thích đơn giản, hãy để cho các em đặt câu hỏi.
  4. Luôn để tất cả các em tham gia.
  5. Luôn khuyến khích và khen ngợi.
  6. Hãy dùng còi hoặc một âm thanh vui như tiếng còi xe hơi để thu hút sự chú ý của các em. Tránh la mắng hoặc mất bình tĩnh.
  7. Dùng dụng cụ trực quan, màu sắc để tăng cường sự quan sát của các em.
  8. Tránh nhấn mạnh lỗi hoặc điểm yếu và không dùng từ mang tính tiêu cực.
  9. Hãy dùng tên của các em. Nếu một cầu thủ có nickname, điều này cũng tốt, nhưng đừng tạo ra một nickname, điều này có thể làm các em buồn.
  10. Hãy đảm bảo rằng các em biết tên huấn luyện viên, hoặc gọi bạn là huấn luyện viên, không “thưa Ngài”.
  11. Dùng kích cỡ đúng của trái banh, cỡ 3 cho nhóm tuổi này.
  12. Hãy xáo trộn các đội để các cầu thủ không thống trị.
  13. Khuyến khích những thủ lãnh tự nhiên làm tốt vai trò gương mẫu cho đội.
  14. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với những hành vi xấu, cho các cầu thủ vi phạm vào “góc phạt” nếu cần thiết nhưng phải đảm bảo có người giám sát các em.
  15. Cho các em tham gia giải quyết các vấn đề. Đặt câu hỏi và để các em tự thảo luận, chỉ hướng dẫn các em theo hướng đúng.
  16. Có một kế hoạch dự trữ (bất ngờ) nếu việc tập luyện không tiến hành được vì các em thấy quá dễ hay quá khó.
  17. Yêu cầu cha mẹ hoặc những người giám hộ các em phải kín đáo vì các em cần tập trung vào bạn và trò chơi.
  18. Không tham gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát của bạn và nguy hiểm.
  19. Bảo đảm các em chơi công bằng. Không được bỏ qua các vi phạm.
  20. Khuyến khích tài năng và mạo hiểm, các em không được sợ mắc phải lỗi lầm.
  21. Tập luyện với bóng bằng đầu không quá 20 đến 30 phút, kiểm tra độ nẩy của banh (không quá cứng / quá mềm).
  22. Dùng những trò chơi bằng tay với bóng để giới thiệu sự phối hợp, chuyền bóng và chuyển động.
  23. Hãy nhớ rằng các em luôn chú ý ngôn ngữ của cơ thể bạn vì vậy hãy luôn thân mật, vui vẻ. Tránh những thói quen như khoanh tay, thường xuyên nhìn đồng hồ, không tỏ ra chán nản hoặc mất tập trung bởi một phụ huynh hăng hái.
  24. Hãy làm các em bận rộn, giảm tối đa sự ngắt quãng. Dừng lại khi các em phải uống nước và có thể dành thời gian này để các em đặt câu hỏi.
  25. Có thể sử dụng và khuyến khích hài hước nhưng không lạm dụng. Nhớ rằng có những điều người lớn thấy vui nhưng trẻ em thì không.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •