Các phương pháp dạy bóng đá cho trẻ em – Dạy bóng đá cho người lớn

Các phương pháp dạy bóng đá cho trẻ em – Dạy bóng đá cho người lớn

“Không có giảng dạy thì không có huấn luyện, giảng dạy là quá trình đầu tiên của huấn luyện, và ngược lại không có huấn luyện thi không nâng cao được thành tích thể thao. Trong giảng dạy đã có huấn luyện, quá trình dạy một động tác phải lặp lại nhiều lần đó là huấn luyện”

Nhằm cung cấp các kiến thức, phương pháp cho Quý Thây Cô, HLV thể dục thể thao trẻ chung tôi HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN TDTT CƠ BẢN

Các bạn Thầy Cô giáo TDTT nên có cuốn sách này – LH 092002728

Trong quá trình dạy học các môn TDTT đứng trước nhiều mục tiêu, nhiều đặc điểm, nhiều tầng bậc, nhiều phương pháp thì chỉ có những phương pháp nào có mục đích rõ ràng, phù hợp với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ dạy học, đồng thời có tính gợi mở và tính có thể tiếp thu đối với học sinh mới có thể đạt được hiểu quả giáo dục khả quan. Điều này vừa phụ thuốc năng lực cùa người thầy và sự hiểu biết về phương pháp dạy học các môn TDTT và kỹ năng vận dụng vủa giáo viên.

Video Giảng viên Trịnh Đình Dương ĐH TDTT đang dạy cac em học viên Nam Việt làm quyen với bóng

Có những phương pháp cơ bản sau đây:

I. PHƯƠNG PHÁP CHỈ ĐẠO TRONG DẠY HỌC TDTT

Là phương pháp giáo viên tiến hành chỉ đạo việc học tập của học sinh. Giáo viên chỉ đạo học sinh học tập chủ yếu thông qua các phương pháp như ngôn ngữ, trực quan, hoàn chỉnh, và phân giải, phòng ngừa và sữa chữa sai sót động tác…vv

1.Nhóm Phương pháp ngôn ngữ:

Là nhóm phương pháp dùng các hình thức lời nói để chỉ đạo học sinh học tập nhằm đạt yêu cầu dạy học. Sử dụng chính xác phương pháp ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Nó có thể giúp học sinh tường minh nhiệm vụ học tập.

Nhóm Phương pháp ngôn ngữ có nhiều hình thức, chủ yếu bao gồm:

a/Giảng giải: là hình thức phổ biến và chủ yếu nhất của phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong dạy học TDTT. Nó dùng chủ yếu để cho giáo viên sử dụng ngôn ngử để thuyết minh cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ dạy học, tên động tác, và tác dụng của nó.

-Phương pháp thuyết trình: là Phương pháp giáo viên dùng ngôn từ ngắn gọn để tiến hành giảng giải. Nó thường dùng để công bố nhiệm vụ, nội dung, giảng giải động tác và yêu cầu buổi học.

Vidu: Sau khi tâp hợp lớp xong Thầy nói hôm nay ta học 2 bài tập

Video Giang viên Trịnh Đình Dương đang dùng phương pháp thuyết trình

-/Phương pháp khái yếu: Là phương pháp tùy theo yếu lĩnh thực hiện kỹ thuật động tác để quy nạp thành yếu điểm, sau đó tiến hành giảng giải từng động tác một. Vidu: đá bóng gồm 5 giai đoạn: chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc, kết thúc.

Hình ảnh 5 giai đoạn đá bóng

-/Phương pháp nêu bật chủ đề: Là phương pháp nhấn mạnh vấn đề chủ yếu khi dạy học nhằm làm nổi bật trọng điểm, điểm khó, mấu chốt và tồn tại. Vidu: ở 3 bước lên rổ “có thể quy nạp kỹ thuật là 1 đại, 2 tiểu, 3 nhảy” thì khâu mấu chốt cần nêu nỗi bật là nhảy lên ném rổ. Phương pháp này có lợi cho học sinh tiến hành tập luyện có trọng tâm để nắm vững Kỹ thuật động tác. (5 gd đá bóng, thì tiếp xúc là quan trọng nhất).

-/Phương pháp so sánh: Là phương pháp lấy 2 mặt đối ứng so sánh với nhau để chỉ ra sự khác biệt, đúng sai, ưu nhược…vv..giữa chúng. Giảng giải so sánh có tác dụng gợi mở rất lớn, làm cho học sinh có sự lý giải và nhận thức càng thêm cụ thể, rõ ràng.

-/phương pháp hỏi đáp: Là Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, sau đó tiến hành giảng giải. Cách này có thể làm tăng sự chú ý của học sinh, gợi ý HS tư duy tích cực, bồi dưỡng năng lực diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh.

Vidu: đá bóng gồm mấy giai đoạn? mời học sinh trả lời

-/Phương pháp liên hệ: Là căn cứ yêu cầu dạy học tiến hành giảng giải có thể liên hệ với thực tế. Phương pháp này có tính hấp dẫn với ngươi nghe, làm cho học sinh có được sự gợi ý cụ thể, sinh động và hiệu quả. Ngoài ra còn có các những hình thức giảng giải khác như phương pháp tỷ dụ, dẫn chứng, cổ vũ, ôn cố tri ân, lặp lại….Trong dạy học TDTT có thể căn cứ nhu cầu thực tế để sử dụng hay phối hợp sử dụng.

Yêu cầu đối với Phương pháp gaingr giải

-Giảng giải cân có mục đích chính xác và có ý nghĩa giáo dục

-giảng giải cần chính xác có tính khoa học

-Giảng giải cần đơn giản, dễ hiểu

-Giảng giải cần có tính gợi mở.

b.Khẩu lệnh và chỉ thị: Là hình thức GV căn cứ yêu cầu dạy học sử dụng phương pháp mệnh lệnh để chỉ đạo học sinh luyện tập.

Vidu: Tập hợp, thẳng người.

Yêu cầu khi dùng khẩu lệnh, chỉ thị, thanh âm phải to rõ, phát âm phải chuẩn xác, kịp thời, có âm điệu, có nội dung, yêu cầu của chỉ thị và khẩu lệnh phải nhất trí là cho học sinh cảm thấy nghiêm túc, bắt buộc phải thực hiện.

c/Đánh giá kết quả nghắn gọn: Là hình thức Gv căn cứ yêu cầu dạy học sử dụng lời nói ngắn gọn để đánh giá kết quả và hành vi của học sinh trong học tập.

Vidu: Có tiến bộ, tốt.

Đánh giá thành tích bằng nhưng lời nói ngắn gọn có tác dụng tốt đối với việc năng cao tính tích cực, tự giác của học sinh, làm cho học sinh thấy rõ đúng sai, củng cố kết quả, sữa chửa khuyết điểm. Khi đánh giá thành tích cần lấy cổ vủ động viên làm chính.

h/Trả lời nghắn gọn: Là một hình thức sử dụng ngôn ngữ trong đó HS trả lời ngắn gọn với GV. Đây là Phương pháp tìm hiểu kết quả học tập của HV. Nó không những là căn cứ để chỉ đạo HS. mà còn có những điều chỉnh tootd nhất cho HS.

e/Tự kỷ ám thị: Là hình thức HS sử dụng ngôn ngử học tập bằng những câu tự đọc nhẩm để chỉ thị bản thân, nổ lực làm tốt động tác.

Vidu: Nhanh, cười, nói, cúi đàu.

2. Nhóm phương pháp trực quan:

Phương pháp trực quan là một phương thức thông qua trực quan tác động đến các cơ quan cảm giác con người để tiến hành dạy học TDTT. Nó có ý nghĩa to lớn đối với HS trong việc nắm vững nội dung dạy học.

Trong dạy học TDTT phương pháp trực quan gồm có:

a/Thị phạm động tác: Là GV tự mình thực hiện động tác làm thành tấm gương sư phạm cho động tác dạy học. Đây là phương pháp để chỉ đạo HS luyện tập. Phương pháp trực quan là phương pháp thường dùng trong dạy học động tác TDTT. Nó có tác dụng giúp HS kiến lập biểu tượng động tác. Thị phạm động tác cần đẹp, nhẹ nhàng, chính xác để góp phần gây hứng phấn cho HS luyện tập.

Video Thầy Trình Đình Dương đang thị phạp động tác đánh vai vơi HSSV

Yêu cầu với thị phạm động tác

-Thị phạm động tác cần có mục đích chính xác. Để thị phạm có mục đích cần hiểu và tách biệt 3 loại thị phạm dưới đây trong quá trình dạy học động tác TDTT:

+Thị phạm động tác để HS biết được cái gì. Yêu cầu chủ yếu của loại thị phạm này là kiến lập biểu tượng động tác, hình thành khái niệm và gây hứng thú cho học viên.

+Thị phạm động tác để HS biết làm như thế nào. Trọng điểm của loại thị phạm này là làm cho HS biết kết cấu của động tác, trình tự thực hiện, yếu lĩnh, mấu chốt và chổ khó của động tác…

+Thị phạm để sữa chữa sai lầm động tác: Yêu cầu thị phạm loại này cũng giống như loại thị phạm thứ 2 là cần làm rõ sai lỗi, tồn tại phải sữa.

-Thị phạm cần chính xác điêu luyện: Chính xác là chỉ hoàn thành động tác đúng quy cách kỹ thuật. Điêu luyện là chỉ chất lượng trong các lần thị phạm động tác đều cao như nhau.

Video Thầy Trinh ĐÌnh Dương đang thị phạm động tác đá bóng 2 chân cho SV ĐH TDTT TPHCM học

b/Trình dẫn giáo cụ mô hình: Là trong giảng dạy TDTT sử dụng các phương trực quan như đồ biểu, tranh ảnh, mô hình và các giáo cụ khác…để làm cho HS thấy rõ hình tượng, kết cấu và chi tiết kỹ thuật động tác một cách sinh động cụ thể. Đối với những động tác khó, nhanh, bay trên không thì dùng phương pháp trực quan này là đương nhiên.

c/Chiếu phim và camara: Là thủ đoạn dạy học hiện đại. Đặc điểm nổi bật của chúng là nghe, nhìn kết hợp, hình tượng sinh động, có sức truyền cảm lớn. Khi dùng Camera để giảng dạy còn có thể sử dụng theo yêu cầu, giảm, quay lại, chậm, nhanh. hay dừng lại để phân tích.

d/Điều kiện dẫn dắt: Là phương pháp trong đó lấy một pha (dấu hiệu) nào đấy làm đối tượng liên quan tới việc lĩnh hội động tác làm điều kiện dẫn giắt để đạt được kết quả trực quan.

3.Nhóm phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân giải:

Là phương pháp GV truyền trụ kỹ thuật động tác cho HS và cũng là phương pháp luyện tập của HS để học và nắm chắc kỹ thuật động tác.

a/Phương pháp hoàn chỉnh: Là phương pháp dạy học và luyện tập trong đó động tác không phân ra các phần, các đoạn riêng lẻ để tiến hành mà được thực hiện liên tục từ đầu đến cuối. Ưu điểm của phương pháp này là bảo đảm tính hoàn chỉnh của cấu trúc động tác. Khuyết điểm là khó nắm các khâu và yếu tố tương đối khó của KT động tác. PP hoàn chỉnh nói chung dùng cho những độc tác dễ, đơn giản, dễ học và những động tác khó phân giải

-Lưu ý khi sửng dung PP hoàn chỉnh:

+Nổi bật trọng điểm dạy học. Nắm trọng điểm là nắm cơ sở KT động tác hoặc một khâu chủ yếu nào đó hoặc các yếu tố phương hướng,lộ trình động tác.

+Giảm bớt một số yêu cầu của động tác. Vidu khi dạy động tác chạy (thì cự ly nhắn, chạy chậm).

+Trước tiên luyện tập động tác bổ trợ, hoặc động tác dẫn dắt.

b/Phương pháp phân giải: Là PP dựa vào kết cấu Kt động tác, người ta đưa động tác hoàn chỉnh chia ra làm các đoạn, các phần của hoạt động cơ thể để tiến hành dạy học và luyện tập theo đoạn hoặc từng phần sau đó mới học động tác một cách hoàn chỉnh. Ưu điểm là giảm bớt độ khó, thuận lợi cho việc học tập, tiện cho việc làm nỗi bật trọng điểm và điểm khó. PP phân giải thường dùng ở những động tác tương đối khó, phức tạp lại có thể phân giải được. Có thể phân giải theo kết cấu động tác KT hoặc theo động tác các bộ phận cơ thể.

Lưu ý: Để HS nhanh chóng nắm được động tác hoàn chỉnh cần chú ý mấy điểm sau:

+Cần chú ý tới mối liên kết giữa từng đoạn hoặc từng bộ phận để không làm rối loạn kết cấu động tác.

+Phải làm cho HS tường minh các đoạn và các bộ phận

+PP phân chia cần kết hợp với PP hoàn chỉnh.

4. Các phương pháp bài tập.

Để hình thành, củng cố và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng kỹ xảo không thể không sử dụng phương pháp bài tập. Có các phương pháp bài tập sau : Phương pháp nguyên vẹn và phân chia, phương pháp lặp lại, phương pháp biến đổi, phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu.

-Phương pháp nguyên vẹn và phân chia : Phương pháp nguyên vẹn và phân chia là phương pháp cơ bản trong giảng dạy kỹ thuật động tác. Trong giảng dạy, kỹ thuật động tác có thể được học nguyên vẹn hoặc được chia ra từng phần để học. Những động tác khó phức tạp có nhiều giai đoạn nên dạy từng phần (các động tác đá bóng), những động tác đơn giản hoặc không thể phân chia được nên dạy nguyên vẹn (động tác đánh đầu). Khi dạy phương pháp phân chia việc phân chia giai đoạn phải hợp lý không phá vỡ kết cấu của động tác, đồng thời có thể dạy các giai đoạn chủ yếu trước các giai đoạn phụ sau (giai đoạn tiếp xúc bóng trong đá bóng có thể dạy trước).

-Phương pháp lặp lại : Trong phương pháp này kỹ thuật động tác thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trong điều kiện tương đối ổn định về cấu trúc động tác, về điều kiện thực hiện. Việc lặp lại sẽ giúp cho người học có cảm giác về không gian, thời gian và cảm giác dùng sức trên cơ sở đó hình thành định hình động lực bền vững của động tác.

-Phương pháp biến đổi : Nhằm rèn luyện kỹ thuật động tác được học trong các điều kiện khác nhau giúp củng cố và hoàn thiện hơn nữa kỹ thuật động tác. Những yếu tố biến đổi trong tập luyện như độ khó, độ phức tạp, tốc độ thực hiện (thực hiện động tác với bóng động, thực hiện trong di động, trong điều kiện có đối kháng).

-Phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu : Các phương pháp này nhằm củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác với yêu cầu cao hơn gần với thực tiễn thi đấu hơn. Các phương pháp này thường được sử dụng khi đã nắm tương đối vững kỹ thuật động tác.

Các trò chơi có thể là : thi dẫn bóng, 4 (2,… Đối với thi đấu tuỳ theo trình độ mà có thể đưa ra những yêu cầu thi đấu khác nhau như về kích thước sân, về số lượng người tham gia…

-Phương pháp tư duy : Phương pháp tư duy đòi hỏi người tập trước khi thực hiện động tác phải tư duy toàn bộ động tác và cách thực hiện nó, sau đó tự đánh giá việc thực hiện động tác của mình để có những sửa chữa cho phù hợp. Giáo viên có thể giúp bằng cách đặt ra các câu hỏi, các tình huống.

5. Phương pháp bổ trợ.

Phương pháp bổ trợ là phương pháp sử dụng các bài tập, động tác và phương tiện, thiết bị hỗ trợ để giúp người học từng bước nắm vững kỹ thuật được học.

6. Phương pháp phòng ngừa và Phương pháp sữa sai động tác

Là PP Gv dùng để phòng tránh và sữa chữa những sai lỗi động tác của HS xuất hiện trong luyện tập.

a/Nguyên nhân nảy sinh sai lỗi:

-Hs Không nắm rõ mục đích học tập,thiếu lòng tịn sợ khó, khổ, sợ chấ thương…

-HS mơ hồ về khái niệm động tác, tình tự yếu lính, yêu cầu thực hiện động tác không rõ.

-Yêu cầu dạy học quá cao, năng lực HS quá yếu, khó đạt được yêu cầu dạy học

-Tổ chức giáo pháp không tốt, dạy học sắp xếp không có lợi việc hoàn thành yêu cầu tập luyện.

-Ảnh hưởng của điều kiện học, quá ồn, sân mới…

b/Phương pháp phòng ngừa và sữa chữa sai sót động tác

Tùy theo nguyên nhân chủ yêu sai sót mà phân biệt sử dụng pp phòng ngừa và sửa sai.

-Tâng cường giáo dục HS mục đích học tập

-Xác định chính xác nhiệm vụ và yêu cầu dạy học

-Nâng cao trình độ vận dụng phương pháp.

-Tăng cường chuẩn bị giáo án, tìm hiễu kỹ học sinh

-Căn cứ đặc điểm giáo tài và tính chất sai sót

Tags: Thông qua bài biết chúng tôi hy vọng cung cấp đầy đủ phương pháp dạy học các môn TDTT, phương pháp dạy bóng đá. Các bạn cần trao đổi, hày gọi 0902002728

Chia sẻ

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •