Cách chỉ đạo một trận thi đấu bóng đá

Cách chỉ đạo một trận thi đấu bóng đá

23 Tháng Năm, 2021 admin Tin tức 0

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRẬN ĐẤU BÓNG ĐÁ

PHẦN I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

Làm tốt công tác chỉ đạo trận đấu thi đấu có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao trình độ thi đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ thi đấu. Trong những trận thi đấu quan trọng do nhiều nguyên nhân, huấn luyện viên nếu chỉ đạo đúng, tốt thì có thể thay đổi tình thế, từ yếu thế trở thành lợi thế, còn nếu sự chỉ đạo sai của huấn luyện viên thì hậu quả khôn lường.

Chính vì vậy, nếu làm công tác chuẩn bị trước trận đấu kỹ càng, chu đáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trận đấu sắp tới, đồng thời nó cũng là một khâu quan trọng trong công tác chỉ đạo thi đấu. Đó cũng là tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ thi đấu một cách thuận lợi. Vậy công tác chuẩn bị trước trận đấu bao gồm các nội dung và các mặt sau đây

1.  Tìm hiểu tình hình toàn diện, đặt phương án tác chiến chính xác

1.1. Tình hình đối phương : Trạng thái tâm lý của đối thủ, tác phong thi đấu, đặc điểm kỹ thuật, phương pháp chiến thuật, tình hình thể lực, vận động viên nòng cốt và những điểm mạnh của toàn đội đối phương.

1.2. Tình hình đội nhà : Trên cơ sở tìm hiểu một cách toàn diện hàng ngày, đặc biệt cần chú ý tìm hiểu tư tưởng, trạng thái thi đấu và tình hình thương tật của toàn đội.

1.3. Tìm hiểu hoàn cảnh khách quan của trận đấu : Như đặc điểm sân thi đấu, khí hậu, khán giả, công tác trọng tài…

1.4. Tình thế trận đấu : Sự thắng, thua của trận đấu và khả năng có lợi hay có hại liên quan đến việc phân tích tình thế trận đấu. Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những phần trên xong thông qua sự phân tích kỹ lưỡng thì có thể hoạch định ra một phương án tác chiến phù hợp với thực tế. Nội dung của nó bào gồm 5 mặt sau đây

– Động viên tinh thần vận động viên.

– Phân tích thực lực của hai đội.

– Mục tiêu thi đấu cần phải đạt.

– Đối sách chiến thuật sẽ vận dụng.

– Vận động viên ra sân thi đấu trận tới.

2. Kịp thời tiến hành huấn luyện theo hướng đã định

Sau khi xác định xong phương án tác chiến, trong hoàn cảnh có thể , cần phải nắm chắc thời gian trước khi thi đấu tiến hành huấn luyện theo định hướng đã chọn, thông qua huấn luyện, có thể cải thiện được lối chơi cơ bản của đội nhà có phương án tác chiến mới đương đầu với đối thủ sẽ gặp, làm cho vận động viên nắm vững bản lĩnh chiến đấu ngoan cường để giành thắng lợi

– Động viên tinh thần vận động viên.

– Phân tích thực lực của hai đội.

– Mục tiêu thi đấu cần phải đạt.

– Đối sách chiến thuật sẽ vận dụng.

– Vận động viên ra sân thi đấu trận tới.

3. Đảm bảo trạng thái thi đấu tốt, giảm số người chấn thương

Làm thế nào để cho vận động viên luôn ở trong trạng thái thi đấu tốt nhất để tham gia thi đấu là điều kiện quan trọng để giành thắng lợi. Ngoài việc động viên về tinh thần, vẫn còn phải chú ý bố trí lượng vận động hợp lý

Thông thường, trước một tuần từ thời kỳ quá độ đến thời kỳ thi đấu, lượng vận động giảm tương đối, nhưng trong tuần này, 3 hoặc 4 ngày trước khi vào thi đấu chính thức, nên tập một giáo án với cường độ huấn luyện tương đối lớn, nhằm đảm bảo duy trì thể lực, đáp ứng yêu cầu của việc thi đấu chính thức.

Ngoài ra, sử dụng một số biện pháp (như trong huấn luyện, lấy con người làm chính, quản lý nghiêm sinh hoạt của vận động viên, các bác sĩ, bộ phận chăm sóc sức khỏe làm việc toàn tâm toàn ý nhằm phục vụ cho vận động viên), cố gắng làm giảm số vận động viên bị chấn thương xuống mức thấp nhất, đảm bảo có đầy đủ các chiến sĩ tinh nhuệ để bước vào cuộc chiến đấu.

4. Chuẩn bị tốt cuộc họp chuẩn bị trận đấu

Mục đích của cuộc họp chuẩn bị cho trận đấu là thống nhất nhận thức, xác định cách chơi, tràn đầy niềm tin, sẵn sàng tiếp đón trận đấu sắp xảy ra. Nội dung cuộc họp bào gồm 5 điểm sau :

  • Động viên tư tưởng
  • Phân tích lối chơi của đối phương
  • Xác định lối đá
  • Thay đổi đá phạt
  • Bố trí đội hình

Để cuộc họp chuẩn bị trận đấu có kết quả, cần lưu ý mấy điểm sau đây

1. Trước khi họp chính thức nên trao đối trước với tổ kỹ thuật (là lực lượng hạt nhân của đội bóng) : Huấn luyện viên đưa ra dự kiến phương án sơ bộ của trận đấu, xin ý kiến các thành viên để làm cơ sở cho việc đưa ra phương án tác chiến chính thức

2. Phương án tác chiến dự án có thể đưa ra thực hiện trong các buổi tập trước trận đấu để làm quen trước. Việc làm này có lợi là có thể phát hiện những thiếu sót của phương án mà kịp thời sửa chữa bổ sung. Mặt lợi khác là khiến cho huấn luyện viên ở hội nghị chuẩn bị trận đấu có cơ sở để nhanh chóng lý giải ý đồ của mình.

3. Trên cuộc họp chuẩn bị trận đấu nên phát huy tính tích cực, tập trung vào vấn đề lớn, có thể sử dụng hai hình thức sau đây : Một là do huấn luyện viên trình bày, đề xuất mọi người thảo luận, sau khi thống nhất, nhận thức rồi quán triệt chấp hành. Loại thứ hai là huấn luyện viên nêu câu hỏi, mọi người thảo luận. Sau cùng, huấn luyện viên dung nạp ý kiến, bố trí thống nhất rồi mọi người chấp hành thực hiện.

4. Huấn luyện viên khi bố trí tổ chức cuộc họp chuẩn bị trận đấu nên lưu ý trọng điểm. Tốt nhất là dùng bảng để vẽ hoặc dùng sa bàn để nói rõ yêu cầu và sự phối hợp giữa công và thủ. Thời gian họp không nên kéo dài, tối đa 30 phút là hợp lý nhất.

5. Sau cuộc họp, huấn luyện viên tiếp xúc với các vận động viên chủ chốt từng tuyến, nhấn mạnh một số điểm cần thiết. Đối với đội trưởng trên sân hay người tổ chức chính trên sân, huấn luyện viên nên nhắc nhở khi cần thiết sẽ thay đổi một số phương án nhất thời cho phù hợp với trận đấu

5. Bồi dưỡng năng lực chỉ đạo của đội trưởng trên sân

Quy định của luật bóng đá, trong thi đấu không cho phép huấn luyện viên chạy dọc theo sân la hét, chỉ đạo trận đấu, cho nên việc bồi dưỡng cho đội trưởng chỉ đạo trên sân là điều hết sức quan trọng. Cụ thể cần chú ý mấy điểm sau đây

1. Chọn đội trưởng trên sân

Nên chọn những vận động viên có uy tín cao, có trách nhiệm, điềm tĩnh, nhanh nhẹn, dám chỉ huy, có kinh nghiệm thi đấu phong phú, biết chuyển khó khăn thành thuận lợi, có ý thức chiến thuật tốt. Nói chung là một con người tương đối toàn diện

2. Giao rõ nhiệm vụ của đội trưởng trên sân

a. Trận đấu vừa bắt đầu là quan sát đội hình của đối phương ngay, xem bố trí người, ý thức công – thủ. Từ đó nhìn lại phương án tác chiến dự kiến của đội nhà có phù hợp không, và khi thực hiện có hiệu quả không. Nếu phát hiện thấy nó không thích hợp thì lập tức sửa đổi sao cho phù hợp

b. Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn cũng nên động viên khí thế của đồng đội.

c. khi phát hiện sự việc không tốt, không có lợi thì lập tức bài trừ và bỏ ngay.

d. Lợi dụng lúc thay người truyền đạt ý đồ chỉ đạo của huấn luyện viên vào cho đội trưởng trong sân nhằm quán triệt

e. Nếu gặp trường hợp chấn thương, thì vẫn kiên trì tiếp tục thi đấu, đồng thời báo huấn luyện viên thay người.

g. Nghỉ ngơi giữa hai hiệp, cần báo cho huấn luyện viên biết tình hình khó khăn của trận đấu và kiến nghị có biện pháp.

3. Trước mỗi trận thi đấu : Huấn luyện viên cần bố trí giao nhiệm vụ cho đội trưởng trên sân nhằm giúp anh ta phát huy tác dụng chỉ đạo trên sân.

6. Làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt, bố trí cuộc sống ổn định

Trước khi tham gia trận đấu, cần phải kiểm tra vận động viên có đầy đủ phương tiện dụng cụ phục vụ cho thi đấu chưa, việc bố trí sinh hoạt trước trận đấu cũng nên lưu ý, đặc biệt là việc ăn, ngủ, vui chơi trước thi đấu một ngày phải hết sức lưu ý làm sao cho tinh thần sảng khoái, thể lực sức khỏe dồi dào chờ đón trận đấu sắp tới.

PHẦN II. QUAN SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ TRẬN ĐẤU

Thi đấu bóng đá là một hoạt động tranh tài giữa hai đội bóng, đối kháng trực tiếp với nhau, tranh giành ưu thế, tranh giành phần thắng lợi về cho đội mình. Thông qua thi đấu phản ánh một cách khách quan trình độ huấn luyện của một đội bóng đồng thời cũng là một thủ pháp quan trọng nhằm kiểm tra chất lượng của việc huấn luyện

Người huấn luyện viên vì muốn phản ánh một cách khách quan trong thi đấu về kỹ thuật – chiến thuật đã dự định nhằm phát huy trình độ thi đấu của các cầu thủ trong đội. Do đó, trước thi đấu cần chuẩn bị thật đầy đủ, trong đó việc đi xem và phân tích trận đấu là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ bao gồm

1. tìm hiểu đối thủ thu thập tình báo

Nội dung của quan sát, phân tích bao gồm : tìm hiểu lịch sử à hiện tại của đội bóng, đặc điểm lối đá trong các trận thi đấu gần đây, năng lực thi đấu, bố trí đội hình, đặc trưng sở trường từng cầu thủ, đặc điểm vềkt – chiến thuật, trạng thái thể lực,

2. quan sát – phân tích biểu hiện trong thi đấu của vận động viên

Quan sát vận động viên đội nhà biểu hiện trong thi đấu, tiến hành phân tích và nghiên cứu tỉ mỉ cũng là một căn cứ để cải tiến và hoàn thiện kế hoạch huấn luyện. Nhằm hoàn thành nghiên cứu này, nội dung quan sát phải theo yêu cầu của kế hoạch huấn luyện, phải tiến hành quan sát một cách toàn diện, phân tích tỉ mỉ về kỹ thuật – chiến thuật, về tố chất thể lực, tố chất tâm lý, năng lực thi đấu của toàn đội và của từng cá nhân.

2.1. Phân tích sự quan sát

Quan sát thi đấu thường chia ra làm hai loại : quan sát chung và quan sát chuyên môn. Bất luận là loại quan sát nào đều phải làm rõ mục đích và nghiên cứu của nó.

– Quan sát chung : Lấy phân tích khái quát làm gốc, nhưng phân tích lượng hoá cũng cần thiết. Ví dụ : có thể quan sát tình hình nâng cao khả năng thi đấu của cầu thủ đội nhà, hay quan sát tình hình kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và trạng thái tâm lý của cầu thủ đội bạn. Nâng cao lượng phân tích khi quan sát tại sân bãi, căn cứ tình hình cụ thể, có thể ghi chép một số vấn đề cần thiết

– Quan sát chuyên môn : Chỉ sự quan sát đặc biệt và nghiên cứu đối với sự quan sát chuyên môn. Trên cơ sở quan sát, tài liệu thu được phải tiến hành phân tích định lượng. Nếu như thu được một cách tỉ mỉ và phân tích cầu thủ đối phương nhằm kiểm nghiệm thành tựu huấn luyện của đội nhà hoặc về trạng thái chuẩn bị thi đấu, thì có thể tiến hành quan sát kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và năng lực thi đấu

2.2. Nội dung quan sát thi đấu

Sự quan sát thi đấu đối với môn bóng đá, do mục tiêu và nhiệm vụ quan sát không giống nhau nên nội dung của sự quan sát cũng khác nhau, như đo đạc về lượng. Nội dung chính bao gồm

2.2.1. Quan sát tâm lý

Tâm lý là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đánh giá trình độ kỹ thuật của vận động viên có thể phát huy bình thường hay không. Trong thi đấu, sự biểu hiện năng lực tâm lý của vận động viên chủ yếu có

Phong  cách tác phong : là linh hồn của một đội bóng, nó thúc đẩy sự phát triển của môn bóng đá, thi đấu tốt, thi đấu đảm bảo căn bản trình độ, đó cũng là sự phản ảnh cụ thể phẩm chất tâm lý về tính ổn định của tâm lý, về tính chủ động, sức mạnh ý chí. Tác phong tốt hay xấu chủ yếu thông qua hai sự quan sát sau

Phẩm chất đạo đức của vận động viên : như là tôn trọng lỷ luật và quy tắc trong thi đấu, tôn trọng đội bạn, tôn trọng trọng tài, tôn trọng khán giả.

Tác phong thi đấu : như dũng cảm, ngoan cường, thắng không kiêu bại không nản, sự chuyển đổi từ thắng đến thua hoặc ngược lại, phải khống chế tính ổn định tâm lý và sự giao động về tâm tư

2.2.2. Quan sát năng lực cơ thể

Trong 90 phút thi đấu, thành tích thi đấu có tốt hay không có sự liên hệ chặt chẽ với trình độ huấn luyện thể lực của vận động viên. Do đó, trình độ năng lực của cơ thể vận động viên cũng là một  trong những nội dung quan trọng của quan sát thi đấu. Quan sát trình độ năng lực của cơ thể chủ yếu quan sát trên hai phương diện sau đây

a. Tính tích cực di chuyển : như cự ly chạy, cự ly chạy bứt phá và số lần tăng tốc, tổng thời gian chạy và sự biến đổi về cự ly hoạt động của vận động viên trong thi đấu.

b. Tinh  hợp lý trong di chuyển : không chỉ yêu cầu di chuyển mà còn yêu cầu cao hơn thế, thể hiện ở thời điểm khởi chạy, kỹ xảo chạy, sự biến hoá tiết tấu của chạy có hợp lý hay không, và sự kết hợp với kỹ thuật động tác có nhịp nhàng hay không

2.2.3. Quan sát đội hình thi đấu :

Đội hình thi đấu phản ánh trình độ huấn luyện về kỹ thuật – chiến thuật. Do đó, khi quan sát trận đấu, cần tiến hành quan sát sự biến hoá của việc vận dụng đội hình thi đấu ra sao. Thông thường, người ta xem xét các mặt sau

a. Đội hình chính và phân bố vị trí, số áo của mỗi cầu thủ ở mỗi vị trí.

b. Vận dụng đội hình : như sự phân bổ lực lượng giữa tấn công và phòng thủ, đặc điểm thay đổi giữa công và thủ, chiến thuật cơ bản của đội và đặc trưng của sự biến đổi đội hình

2.2.4. Quan sát sự vận dụng chiến thuật:

Quan sát sự vận dụng chiến thuật thường phân làm hai phần : chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ

a. Quan sát chiến thuật phòng thủ:

– Tình hình quán triệt nguyên tắc phòng thủ.

– Vận dụng chiến thuật phòng thủ tổng thể.

– Vận dụng chiến thuật phòng thủ nhóm.

– Chiến thuật phòng thủ bóng cố định (như chiến thuật phòng thủ khi bị phạt góc, khi bị đá phạt gần khu vực phát bóng).

– Đặc điểm phòng thủ của thủ môn.

– Tình huống cơ bản khi điều động cầu thủ từ chỗ tấn công sang phòng thủ.

– Đặc điểm của cầu thủ nòng cốt khi phòng thủ.

– Ưu nhược điểm khi vận dụng chiến thuật phòng thủ.

    b. Quan sát chiến thuật tấn công

– Tình hình quán triệt nguyên tắc tấn công, đặc điểm và phương pháp phối hợp chiến thuật tấn công nhóm.

– Vận dụng chiến thuật tấn công tổng thể.

– Thủ đoạn chủ yếu tuyến phòng thủ đột xuất.

– Đặc điểm của vận động viên uy hiếp sút cầu môn và vận động viên chủ chốt tổ chức tấn công.

– Chiến thuật tấn công bằng bóng cố định (đá phạt trên sân, đá phạt góc, ném biên).

– Tiết tấu của tấn công.

– Tình hình cơ bản điều động bố trí vận động viên chuyển từ phòng thủ sang tấn công.

– Tình hình cơ bản điều động bố trí vận động viên chuyển từ phòng thủ sang tấn công.

– Ưu, nhược điểm trong khi vận dụng chiến thuật tấn công.

2.2.5. Quan sát việc vận dụng kỹ thuật:

Quan sát tình hình kỹ thuật của vận động viên, người ta thường chú ý các mặt sau:

– Trình độ toàn diện hoá của kỹ thuật.

– Đặc điểm và tính độc đáo của kỹ thuật.

– Khả năng vận dụng kỹ thuật và khả năng thích ứng với sự thay đổi trên sân bóng.

– Ưu điểm của kỹ thuật và khâu yếu nhất của kỹ thuật.

2.3. Phương pháp quan sát thi đấu:

         Quan sát thi đấu thường người ta sử dụng phương pháp thống kê tại sân bãi và phương pháp ghi chép khi quan sát tại hiện trường. Thông thường, khi tiến hành quan sát mang tính chất chung thì lất quan sát làm chính, thống kê là phu, nhưng khi tiến hành quan sát chuyên môn  thì luôn luôn sử dụng phương pháp vừa quan sát vừa thống kê. Khi  sử dụng phương pháp vừa quan  sát vừa thống kê, cần chú ý mấy điểm sau đây :

1. Quan sát thi đấu nên chỉ dựa vào mỗi một mình huấn luyện viên thì chưa đủ. Thông thường, người ta lập nên một tổ quan sát. Tổ này còn tùy thuộc vào nhiệm vụ quan sát và khả năng khách quan mà bố trí số người sao cho hợp lý. Các thành iên của tổ này phải được phân công phân nhiệm rõ ràng chức năng và yêu cầu đối với họ.

Ví dụ : Nhằm chuẩn bị cho trận thi đấu sau, cần phải quan sát tình hình của đối thủ, có thể tổ chức một nhóm 3 người, trong đó phân công một người chuyên nghiên cứu quan sát một cách toàn diện chiến thuật, thể lực và đội hình thi đấu, một người chuyên quan sát tấn công, một người chuyên nghiên cứu về phòng thủ

2. Dự kiến đặt kế hoạch quan sát thống kê. Điều này có lợi cho việc nâng cao hiệu quả thống kê quan sát. Thông thường, nội dung kế hoạch thống kê quan sát bào gồm các mặt sau đây : nhiệm vụ, đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung quan sát, mức độ thống kê, phương pháp, công cụ cần thiết và các băng tư liệu

3. Nhằm đảm bảo hiệu quả thống kê quan sát thi đấu, trrong điều kiện có thể, cần tiến hành thực tập thống kê thi đấu, nhằm kiểm tra việc xác thực, thực tế hay không khi hoạch định kế hoạch thống kê thi đấu. Mặt khác, nhằm làm cho người quan sát làm quen với phương pháp thống kê thi đấu, khi tiến hành thống kê quan sát thi đấu, cần tập trung tinh thần, làm kỹ theo kế hoạch đã định mà ghi một cách toàn diện, bởi vì quá trình diễn biến trận đấu rất nhanh nên ta phải ghi thật nhanh, có thể ghi bằng ký hiệu, hình vẽ, tốc ký.

Ví dụ : Nhằm tìm hiểu về đặc điểm và hiệu quả vận dụng kỹ thuật trong các giai đoạn khác nhau của một cầu thủ, người ta có thể dùng phương thức biểu bảng để tiến hành quan sát và thống kê.

3. phân tích – đánh giá trận đấu

3.1. Hình thức phân tích – đánh giá trận đấu

Trên cơ sở quan sát thi đấu, tiến hành phân tích đánh giá trận đấu giúp cho việc thông qua hiện tượng mà đi sâu vào bản chất sự vật. Từ đó có một bước nhảy vọt về nhận thức. Do mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu không giống nhau, nên hình thức phân tích và đánh giá trận đấu cũng khác nhau, nhưng nhìn đại thể có hai hình thức sau đây

a. Sau khi quan sát toàn đội thi đấu, nhanh chóng tập hợp các vận động viên lại, tiến hành thảo luận trên cơ sở ý kiến đóng góp, huấn luyện viên quy nạp, tổng kết và thống nhất nhận định.

b. Tổ quan sát và nhân viên quan sát sau khi quan sát xong, kịp thời chỉnh lý tài liệu quan sát, sau đó, khi có kết quả thì tiến hành hội báo cho toàn đội, khi cần thiết, trên cơ sở hội báo, có thể triển khai thảo luận thêm một bước nữa.

3.2. Yêu cầu cơ bản của việc phân tích và đánh giá trận đấu

a. Nắm chắc mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu

 Trong khi tiến hành phân tích và đánh giá thi đấu, nhất thiết phải dựa vào mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu, làm cho việc phân tích có chủ đích rõ rệt, mang lại hiệu quả thật sự tốt đẹp. Nếu như mục đích của việc quan sát thi đấu nhằm tìm hiểu thực lực của đối phương,

Còn nếu muốn kiểm tra kế hoạch huấn luyện của đội nhà, tìm hiểu về hiệu quả công tác huấn luyện, thì cần phải căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện của các giai đoạn, tiến hành quan sát và nêu ra số liệu thống kê tương quan để giải thích rõ vấn đề.

b. Cố gắng làm rất khách quan, chuẩn xác

Phân tích và đánh giá nên căn cứ vào sự thật, nhằm phản ánh diện mạo nguyên gốc của sự vật. Ngoài ra, khi giới thiệu tình hình cần phải thật sự cầu thị. Cố gắng hết sức sử dụng các loại tư liệu (bao gồm các ghi chép trong thi đấu). Đối với một số số liệu có liên quan nên so sánh, thậm chí xử lý bằng toán thống kê và các biểu đo

3.3. Yêu cầu có phương hướng và có trọng điểm:

Do mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu không giống nhau, nên sự phân tích nội dung cụ thể của thi đấu cũng khác nhau. Nhằm làm cho việc phân tích thi đấu được kinh tế, có hiệu quả tốt, nhất thiết phải có phương hướng và có trọng điểm.

PHẦN III. CHỈ ĐẠO TRẬN ĐẤU

Sự chỉ đạo trận đấu của huấn luyện viên đối với việc quyết định trận đấu thắng hay thua có một tác dụng hết sức quan trọng. Nhiệm vụ chính của sự chỉ đạo trận đấu là căn cứ tình hình tấn công và phòng thủ của hai đội để kịp thời sửa đội nội dung phương án đã được xác định không phù hợp với thực tế khách quan, quyết đoán trong việc sử dụng đối sách, tổ chức việc tấn công và phòng thủ, điều chỉnh sự bố trí nhân lực, nhằm tăng khả năng chiến thắng, giảm nhẹ mức sai sót. Sự chỉ đạo tại sân thường có mấy việc sau đây

1. trước khi giao bóng  (trận đấu bắt đầu)

  Trước khi giao bóng cần chú ý 3 việc :

  • Quan sát sự ra quân và trạng thái tinh thần của đối phương. Phải xem xét llúc đối phương khởi động, phán đoán trạng thái tinh thần và những cầu thủ chủ lực của đối phương. Từ đó mà tiến hành phân tích xem đối phương có thể sử dụng chiến thuật và đội hình thi đấu nào. Sau đó, trước lúc ra sân, khi vận động tập hợp lại, mới nói sự bố trí một cách ngắn gọn và rõ ràng.
  • Cho đội nhà làm khởi động tốt. Nội dung và yêu cầu của chuẩn bị hoạt động (khởi động) trước tiên nhất cần làm rõ sự bố trí và chỉ định người phụ trách dẫn dắt toàn đội trên sân
  • Giúp đỡ đội trưởng chọn đúng nửa sân thật tốt (nếu được quyền chọn sân). Nguyên tắc chọn sân nhìn chung, chọn nửa sân bên có điều kiện tấn công, chọn bên thuận gió (nếu có gió mạnh), chọn bên không chói ánh nắng mặt trời

2. sau khi giao bóng :

Sau khi trận đấu bắt đầu, huấn luyện viên nân tập trung chú ý quan sát trận đấu, nhanh chóng phán đoán ý đồ chiến lược của đối phương, quan sát lối đá, ai là người chủ chốt tổ chức tấn công hoặc tổ chức phòng ngự, tìm xem sở trường và sở đoản của vận động viên hạt nhân

Đánh giá một cách hết sức khách quan tính khả thi của phương án tác chiến đội nhà và tình hình thực hiện của cầu thủ ra sao. Nếu phát hiện thấy có chỗ không ổn thì lập tức tìm biện pháp nhằm sửa đổi, khắc phục ngay. Người huấn luyện viên trong quá trình quan sát cần tập trung 3 cái “nhìn” sau

  1. Xem đội hình của đối phương, đồng thời chú ý trung lộ của đội nhà xem đã chắc chưa, việc kèm người của hậu vệ đã chính xác chưa nhằm đề phòng trường hợp vừa giao bóng xong, đối phương lập tức phát động tấn công một cách mãnh liệt, làm cho sự kèm người của đội nhà hỗn loạn, dẫn đến việc bị động sau khi giao bóng ở một cục bộ nào đó.
  2. Xem sự tấn công của đội nhà có thuận lợi không. Nếu như công kích đối phương vào chỗ yếu của họ và thu được kết quả thì nên tiếp tục tấn công, còn nếu tấn công chính xác vào chỗ yếu của đối phương những sự phối hợp của đội nhà làm chưa tốt, uy hiếp đối phương không lớn lắm, thì phải tiến hành phân tích nguyên nhân và kịp thời thay đổi. Nếu như tấn công không trúng vào chỗ yếu của đối phương hoặc đối phương biết được chỗ yếu của mình mà sử dụng các biện pháp phòng thủ có hiệu quả tích cực thì tốt nhất nên sửa đổi phương án tác chiến đã dự định mà linh hoạt tùy cơ ứng biến để đối phó với hiện trạng
  3. Xem có thể ngăn cản được sự tấn công của đối phương hay không. Bao gồm cả việc có thể kèm chặt nhân vật trọng điểm của đối phương hay không? Có thể phong toả sự chuyền bóng và sút cầu môn mang tính uy hiếp của đối phương hay không?.

Ba cái “xem” đã nêu ở trên là ba vấn đề thông thường (kiến thức sơ đẳng), yêu cầu người huấn luyện viên trong khi chỉ đạo đội bóng trên sân phải hiểu, nắm chắc và vận dụng cho thật tốt và có hiệu quả. Đây cũng là kinh nghiệm của vận động viên cần phải có. Đầy cũng là ý thức công – thủ của toàn cụ diện mà người đội trưởng và vận động viên hạt nhân trên sân cần phải có

Phải có khả năng thay đổi cục diện, phải biết động viên cổ vũ lẫn nhau luôn luôn xây dựng ý thức chiến thắng. Tất nhiên, loại kinh nghiệm này của vận động viên và năng lực này của họ phải dựa vào sự huấn luyện hàng ngày của huấn luyện viên, từ đó vận dụng vào thi đấu

3. tận dụng thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu

Thời gian nghỉ ngơi giữa hai hiệp đấu là thời gian quý báu để huấn luyện viên tiến hành chỉ đạo trận đấu. Lúc này,  nhiệm vụ chính của sự chỉ đạo của huấn luyện viên là tăng cường động viên tích tích cực của vận động viên, làm rõ phương án và đối sách đã biến đổi cho hiệp hai của trận đấu, tập trung lực lượng để thi đấu tốt ở hiệp hai. Cụ thể cần chú ý mấy điểm sau đây

  1. Trước tiên, nên để các cầu thủ yên tĩnh nghỉ ngơi độ 2 phút (không giảng giải lúc chưa ổn định), lợi dụng thời gian quý báu này nêu lên những vấn đề chủ yếu nhất về tấn công và phòng thủ chưa đạt hiệu quả ở hiệp 1. Cần phải tìm hiểu vấn đề này ở đội trưởng và các đội viên có liên quan bằng ngôn ngữ từ ngắn gọn nhất.
  2. Nắm chắc vấn đề chủ yếu về tấn công và phòng thủ của toàn đội, phân tích và giảng giải rất đơn giản và rõ ràng (ví dụ : ưu khuyết điểm về tấn công và phòng thủ của hai đội bóng, đội nhà cần phải tiếp tục phát huy hay cần sửa đổi những điểm cơ bản nào. Về khả năng thay đổi đối sách trong hiệp 2 này sẽ ra sao?  Việc này thay người như thế nào?
  3. Đối với một số cá nhân, cần chú ý vấn đề gì ? Cần phải đề xướng đối với một số cá nhân và cổ vũ động viên họ.

4. trước khi kết thúc trận đấu :

Giai đoạn này chỉ một khoảng thời gian trước khi kết thúc trận đấu độ 20 phut. Tất nhiên, căn cứ tình hình thực tế của trận đấu, thời gian này có thể tăng lên hoặc thu ngắn lại. Thời điểm của thời gian này luôn luôn là thời khắc quan trọng nhất quyết định thắng thua của trận đấu. Trong lúc này, huấn luyện viên cần đặc biệt coi trọng sự chỉ đạo của mình, phát huy cao độ nghệ thuận chỉ đạo của mình.

Ví dụ : Trong thời điểm quyết định, cần phải có sự quyết sách, như cần dồn sức tấn công để giành thắng lợi hoặc để trở thành cục diện bất lợi, hoặc rút về cố thủ để đảm bảo sự thắng lợi hoặc muốn cầu hoà …v.v. để sử dụng chiến thuật và yêu cầu tương ứng.

Sự chỉ đạo trong thời điểm này có mấy pương thức sau : Trong lúc  tạm ngưng trận đấu, cần có sự bố trí, thông qua thay người, truyền đạt sự chỉ đạo của huấn luyện viên vào trong sân, các ý đồ mới của huấn luyện viên phải được toàn đội thông suốt. Lợi dụng thời cơ khi xử lý cầu thủ bị chấn thương

5. thay người

Trong thi đấu, thay người là một phương pháp tổ chức lực lượng của huấn luyện viên để chỉ đạo trong trận đấu. do luật bóng đá quy định, số người được thay vào sân có hạn, nên vấn đề thay người là việc hệ trọng. Huấn luyện viên muốn thay người phải nghiên cứu kỹ  nhiều nhân tố : tinh thần thi đấu của cầu thủ, tác dụng của họ trng thi đấu và sự thay đổi chiến thuật

Thay người

Không nên vì cầu thủ sơ suất do căng thẳng thần kinh, hoặc bị chấn thường nhẹ, hoặc hơi mệt mà lập tức thay người ngay. Thường trong thi đấu, nếu gặo một trong bốn trường hợp sau đây có thể thay người

1. Cầu thủ bị thương nặng, không thể tiếp tục thi đấu được.

2. Biểu hiện khác thường, phạm nhiều sai lầm, cảm thấy không có tác dụng nữa.

3. Tinh thần dao động, không tự chủ, dễ gây chán nản.

4. Do yêu cầu thay đổi chiến thuật.

Nắm chắc và thay người đúng lúc trong thi đấu bóng đá là một điều rất cần thiết. Trong điều kiện bình thường thì việc thay người để muộnn một chút, đến khi cục diện bị động, như cầu thủ bị thương nặng hay ở tình thế không còn cách tháo gỡ nữa thì hẵng thay người. Lúc không thay người không được thì dứt khoát phải thay, không nên để kéo dài.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •