NỘI DUNG DẠY BÓNG ĐÁ CHO NGƯỜI LỚN NAM VIỆT SÀI GÒN TPHCM

Chương trình nội dung dạy bóng đá cho người lớn Nam Việt Sài Gòn TpHCM, cho người mới bắt đầu học tập.

I. CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG HỌC

1. Mục Tiêu.

– Giảng dạy và truyền đạt đầy đủ toàn bộ Kỹ-Chiến thuật cơ bản nhất của môn bóng đá.

 – Rèn luyện các tố chất thể lực, nâng cao sức khỏe toàn diện thể chất, tinh thần cho người học.

– Trang bị cho các học viên hiểu biết được các điều luật cơ bản của sân bóng đá 5, 7,11 người và một số điều cần biết về bóng đá.

 2. Yêu Cầu.

– Giúp các em nắm vững các điều luật trong khi chơi bóng đá.

– Nắm được các yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản trong bóng đá.

– Phát triển và nâng cao các tố chất thể lực cho người học.

– Sau khóa học, các học viên phải có một nền tảng thể lực tốt, biết vận dụng các Kỹ – Chiến thuật đã được học vào các trận đấu, trong điều kiện luật bóng đá cho phép.

3. Tổng Số Giờ.                                                    

– Khóa học được tổ chức và thực hiện trong 3600 phút giờ và phân phối thành 40 buổi huấn luyện (32 buổi học, 8 buổi ôn), 90 phút / 1 buổi tập, thi đấu giao hữu và thi đấu giải không tính vào chương trình học, trung tâm sẽ tổ chức thêm ngoài các buổi học.

4. Nội dung chương trình học bóng đá cho người lớn Nam Viêt.

4.1. Giờ lên lớp lý thuyết: (đọc thêm trong sách hoặc trên Web: bongdanamviet.com)

+ Lịch sử bóng đá.        

+ Đặc điểm bóng đá.

+ Luật bóng đá sân 5, 7, 11 người.

+ Chấn thương trong bóng đá.

+ Những điều cần biết trong bóng đá

4.2. Giờ lên lớp thực hành:

+ Khời động, bổ trợ, làm quyen với bóng đá.

+ Kỹ thuật bóng đá.

+ Chiến thuật bóng đá

+ Rèn luyện các tố chất thể lực.

+ Thi đấu tập

5. Tiến trình giảng dạy các nội dung:

TT NỘI DUNG G.A
I LÝ THUYẾT (Đọc trong sách, Web: bongdanamviet.com)  
1 Lịch Sử Bóng Đá  
2 Đặc điểm của bóng đá  
3 Luật bóng đá 5-7-11  
4 Chấn thương trong bóng đá  
5 Những điều cần biết thêm  
II THỰC HÀNH  
1 Nhận lớp – Phổ biến  
2 Khởi động  
2.1 Khởi động chung  
2.2 Khởi động chuyên môn  
2.3 Căng cơ  
3 Kỹ thuật  
3.1 Kỹ thuật không bóng  
1 Kỹ thuật chạy  
2 Kỹ thuật nhảy  
3 Kỹ thuật động tác giã không bóng  
4 Bổ trợ kỹ thuật không bóng  
3.2 Kỹ thuật có bóng  
1 Làm quyen với bóng  
2 Cảm giác bóng  
3 Tâng bóng  
3.3 Kỹ thuật đá bóng  
1 Kỹ thuật đá lòng  
2 Kỹ thuật đá mu giữa  
3 Kỹ thuật đá mu trong  
4 Kỹ thuật đá mu ngoài  
5 Kỹ thuật đá mủi. Vole, đánh gót  
3.4 Kỹ thuật nhận bóng  
1 Kỹ thuật nhận bóng lăn sệt  
2 Kỹ thuật nhận bóng bổng  
3 Kỹ thuật nhận nữa nẩy  
3.5 Kỹ thuật dẫn bóng  
1 Kỹ thuật dẫn lòng  
2 Kỹ thuật dẫn mu giữa  
3 Kỹ thuật dẫn mu trong  
4 Kỹ thuật dẫn mu ngoài  
5 Kỹ thuật dẫn gan bàn chân  
3.6 Kỹ thuật ném, đá biên  
1 Kỹ thuật ném biên  
2 kỹ thuật đá biên  
3.7 Kỹ thuật đánh đầu  
1 Kỹ thuật đánh đầu trán giữa  
2 Kỹ thuật đánh đầu trán bên  
3.8 Kỹ thuật động tác giả có bóng  
3.9 Kỹ thuật tranh cướp bóng  
1 Kỹ thuật tranh cướp trước mặt  
2 Kỹ thuật tranh cướp hai bên  
3 Kỹ thuật tranh cướp sau lưng  
4 Chiến thuật bóng đá  
1 Chiến thuật cá nhân  
2 Chiến thuật nhóm  
3 Chiến thuật toàn đội  
4 Chiến thuật cố định  
5 Thể lực  
5.1 Thể lực chung  
1 Mềm dẽo, khéo léo  
2 Phối hợp vận động  
3 Sức nhanh  
4 Sức mạnh  
5 Sức bền tốc độ  
5.2 Thể lực chuyên môn  
6 Thi đấu  
1 Thi đấu nội bộ  
2 Thi đấu giao hữu  
3 Thi đấu giải  
8 Ôn tập  
9 Hồi tĩnh – Nhận xét  

BÀI HỌC 1: BÀI HỌC 1: BÀI HỌC 1

I.NHẬN LỚP – PHỔ BIẾN

1.Nhận lớp:

Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để bắt đầu một buổi giảng dạy:

-Học viên mang đúng đồng phục, đi giày, mang vớ, tập trung theo hàng, chào hỏi giáo viên, báo cáo sỉ số, tình hình sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng học tập.

-Giáo viên: Chọn vị trí đầu buổi tập, đúng giờ, sẵn sàng cho buổi tập, chào hỏi học viên, đánh giá nhanh về tình học viên, chuẩn bị phương án giảng dạy.

2. Phổ biến nội dung học:

-Giáo viên: Phổ biến các nội dung chính của buổi hoc cho người học biết.

Lớp bóng đá người lớn ở Thủ Đức.

BÀI HỌC 2: BÀI HỌC 2: BÀI HỌC 2

II. KHỞI ĐỘNG TRONG BÓNG ĐÁ

Phần mở đầu buổi huấn luyện còn được gọi là phần “khởi động”. Đây là bài tập đầu tiên của buổi tập.

1. Khởi động chung:

1.1. Mục đích của khởi động chung:

– Khởi động chung là bước đầu tiên của phần khởi động, nhằm đưa cơ thể làm quen và thích ứng dần với các hoạt động nâng cao. Khởi động chung mang tính chất toàn diện, tức là có tác dụng đồng đều tới tất cả các cơ quan, các bộ phận của cơ thể.

Nội dung chuẩn bị được tập trung vào hai lĩnh vực:

– Chuẩn bị về tâm lý, tinh thần nhằm gây hứng thú, và tập trung chú ý vào nhiệm vụ của cầu thủ. Việc huấn luyện viên thông báo đầy đủ về nội dung, yêu cầu của buổi tập cho cầu thủ cũng nhằm mục đích này.

– Chuẩn bị về sinh lý: Là sự chuẩn bị cho cơ thể cầu thủ đón nhận lượng vận động lớn. Trọng tâm là hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ vận động (các cơ, dây chằng, khớp) được “làm nóng” tạo nên sự linh hoạt, nhạy cảm… thuận lợi.

– Yêu cầu huấn luyện của phần mở đầu là tạo trạng thái hưng phấn tốt và không gây mệt mỏi cho cầu thủ.

Lưu ý: Khởi động – Tập luyện – Hồi phục – Nghỉ ngơi quan trọng như nhau.

1.2. Nội dung của các bài tập khởi động chung:

Nội dung của các bài tập khởi động chung rất đa dạng. Tuy vậy, khi lựa chọn bài tập, chúng ta cần phải bám sát nội dung và mục đích của buổi tập. Những bài tập khởi động chung có thể ở trong một số thể loại chính sau:

-Loại bài tập điền kinh: Bao gồm các thể loại như đi, chạy, nhảy với các cách xuất phát và biến tốc khác nhau (4-5phut).

– Các trò chơi, thi đấu mang tính chất vui nhộn.

– Các bài tập về đội hình đội ngũ, các bài tập TDTD.

– Các bài khởi động về cơ – khớp (và Stretchinh).

– Các bài tập kỹ – chiến thuật phù hợp (nếu ở phần chính là tập phát triển thể lực, hoặc thi đấu).

– Các môn thể thao bổ trợ đôi khi cũng được sử dụng.

1.3. Yêu cầu khi thực hiện bài khởi động chung trong bóng đá:

-Tiến hành đầu buổi tập.

-Thời gian khởi động chung thường chiếm khoảng 10 – 20% thời gian của buổi tập, tuỳ thuộc vào nội dung huấn luyện phần chính (thí dụ: trọng tâm buổi huấn luyện là thi đấu, là phát triển liên hợp kỹ – chiến thuật… thì thời gian khởi động cần dài hơn).

-Khởi động theo tình tự: Động cơ – chuyển cơ thể tỉnh sang động – tuần hoàn – hô hấp – khớp – di chuyển bổ trợ – kích thích thần kinh – căng cơ.

-Kết thúc khởi động: mạch đập từ 130 – 140 l/phút.

Lưu ý khi khởi động chung:

-Khởi động tuần hoàn và hô hấp (vòng đầu chạy chậm, vòng sau chạy nhanh hơn).

-Khởi động khớp từ dưới lên trên (vì trong bóng đá hơn 70% là hoạt động thân dưới).

-Di chuyển bổ trợ: Từ trên xuống dưới, theo nguyên tắc trước thì sau, trong thì ngoài, mở thì đóng (vì theo nguyên tác cơ thể hoạt động ở đâu thì máu lưu thông tới đó, đồng thời các hệ cơ được kéo dản cân bằng).

-Căng cơ: Từ dưới lên củng được, mà từ trên xuống dưới củng được, nhưng nên làm từ bên trái trước (vì bên trái thường không thuần thục và bắt nhịp chậm hơn).

1.4. Vi deo hướng dẫn khởi động chung trong bóng đá.

-Video hướng dẫn khởi động khớp và di chuyển bổ trợ:


Video hướng dẫn khởi động khớp và di chuyển bổ trợ trong bóng đá

-Video hướng dẫn căng cơ trong bóng đá

Video hướng dẫn căng cơ trong bóng đá
Video hướng dẫn khởi động chung

2. Khởi động chuyên môn trong bóng đá.

-Khởi động chuyên môn mang tính bắc cầu, căn cứ vào trọng tâm chính của buổi tâp, nếu buổi tập chính hôm nay về kiểm soát bóng thì, nhất định nội dung khởi động chuyên môn phải có các bài chuyền bóng di chuyển, hay nếu nội dung chính hôm nay học về kỹ thuật ném biên, thì nội dung khởi đọng chuyên môn nên là các bài tập bóng chuyền 6 bằng tay. Khởi động chuyên môn là các bài tập dẫn dắt giúp các cầu thủ bắt nhịp nhanh với các nội dung chính của buổi tập.

-Lưu ý khi khởi động: Về cảm xúc cần có ngay từ khi bắt đầu buổi tập cho đến cuối buổi tập, khối lượng tăng từ từ, đạt đỉnh giữa buổi tập và giảm xuống, kiến thức tăng trong suốt phần chính của buổi tập.

2.1. Vi deo hướng dẫn khởi động chuyên môn trong bóng đá

Video hướng dẫn khởi động chuyên môn trong bóng đá
https://www.youtube.com/watch?v=QIW0Xui3ymk
Các bạn học viên lớp bóng đá người lớn Nam Việt đang khởi động chuyên môn.

BÀI 3: BÀI 3: BÀI 3

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •