DẠY TRẺ YÊU THÍCH BÓNG ĐÁ QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI

Quý Phụ Huynh Thân mến!

Như chúng ta biết học tập, vui chơi và tập luyện thể thao hợp lý là con đường tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh chưa biết làm cách nào để bé yêu thích tập luyện thể thao, cũng như chưa biết cách nào cho các em vui chơi hợp lý để giúp con phát triển toàn diện. Tôi đã từng nghe nhiều phụ huynh phàn nàn cháu rất hiếu động, nghịch ngợm suốt ngày, con tôi thì rất nhút nhát, ít giao tiếp, kén ăn, lỳ

lợm…….Đừng lo nhé bố mẹ: Vui chơi là sự sống của trẻ không cho trẻ chơi cái này trẻ sẽ chơi ai pat, điện tử, ti vi máy tính. Bố mẹ hay đưa con tới một lần nhé. Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt (bongdanamviet.vn), dạy bóng đá dạy kỹ năng sống.

Vui chơi mà học – vừa khỏe, vừa vui, và rất lễ phép – 0902002728

TIẾT LỘ CHO BỐ MẸ BIẾT: KHI CÁC BÉ CHƠI TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG KHOA HỌC VỚI CÁC BÉ CÙNG TRANG LỨA SẼ PHÁT TIỂN THỂ CHẤT (MẠNH KHỎE), KHI CÁC CHÁU CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN THÌ PHÁT TRIỂN TÂM HÔN (BỐ MẸ CÓ NHỚ KHÔNG, NGAY XƯA CHƠI TRÒ CHƠI TRỐN TÌM, BỊT MẮT BẮT DÊ, LỜI RU CỦA MẸ…CHÍNH LÀ NHỮNG VIÊN GHẠCH TÂM HỒN ĐẦU TIÊN ĐÓ BỐ MẸ). NHANH LÊN NHÉ BỐ MẸ, ĐƯA BÉ TỚI NGAY NHÉ – 0902002728. QUÝ THẦY CÔ SẼ DẠY TRẺ YÊU THÍCH BÓNG ĐÁ QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI.

Các em vui chơi tại trung tâm dạy bóng đá Nam Việt – 0902002728

TÁC DỤNG TO LỚN CỦA TRÒ CHƠI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

          Trò chơi là một hoạt động riêng có ý nhĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn trong cuộc sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa to lớn hơn cả ở lứa tuổi trẻ em. Trò chơi đó là một hình thức hoạt động duy nhất phù hợp với trẻ em và đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực của chúng. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời biểu hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là có gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki).

          Hoạt động trò chơi của trẻ em thúc đẩy:

-Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi lấy từ cuộc sống, trẻ em luôn luôn chơi một cái gì đó do chính mình nhìn thấy)

-Hình thành những hình thức nhất định về hành vi là những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

-Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của quy luật xã hội (tất cả những cái điều đó đều phản ánh vào trong nội dung trò chơi).

-Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quyen đạo đức (bởi vì trong lúc chơi các em buộc phải tán thành người này và khiển trách người khác).

-Phát triển trí tuệ và ý chí.

          Cấu trúc tâm lý của trò chơi trẻ em được thể hiện tiêu biểu bởi một số các đặc điểm:

Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “trò chơi là trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em K.Đ.Usinxki”.

-Tính chất tích cực của hoạt động. Trò chơi không bao giờ có thể bao gồm những sự lặp lại máy móc các động tác nào đó. “Trong mỗi một trò chơi tốt trước hết phải có sự nổ lực hoạt động của ý nghĩa” (A.X.Macarenco). Vì vấy sẽ sai lầm nếu cho trò chơi là sự thực hiện máy móc, không được quan tâm làm cho các thao tác chơi cứng nhắc, lấy từ bên ngoài ghép vào.

-Tràn đầy cảm xúc. Hoạt động trò chơi luôn luôn gần với cảm giác thỏa mản rõ nét. Trong trò chơi trẻ em rung động với những cảm xúc rất đa dạng: thỏa mản, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình được thỏa mản. Các trò chơi trẻ em không thể tránh khỏi kèm theo các cảm giác xã hội – tình hửu nghị, tình đồng chí, sự giúp đở lẫn nhau, các cảm giác thẩm mỹ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến các yếu tố sáng tạo nghệ thuật (thí dụ, trò chơi có hát, đóng kịch).

Sự thỏa mản trong trò chơi luôn luôn gắn với kết quả chơi, bởi vì trò chơi, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, là một quá trình kết thúc bằng sự đạt một mục đích nhất định.

          Các loại trò chơi:

Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng bởi vì chúng gắn với các hình thức hoạt động rất khác nhau.

-Trò chơi xây dựng (với cát, các mẩu hình khối). Đây là những trò chơi tiêu biểu nhất đối với lứa tuổi nhỏ trước khi đi học.

-Trò chơi có chủ đề (đến đường tàu, đến trường, xếp chử, xếp hình). Các trò chơi có chủ đề gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cá nhân trẻ em, đến sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỷ của chúng.

-Trò chơi linh hoạt rất hấp dẫn va luôn đòi hỏi vận động. Trẻ em rất thích loại trò chơi này và ngay lứa tuổi nhỏ củng đã thích thú tham gia những trò chơi đơn giản nhất. Các trò chơi linh hoạt có nội dung trí tuệ phong phú, đồng thời đòi hỏi người chơi sự chú ý, tính nhanh trí, biết hoạt động ý chí có ý thức. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi linh hoạt rất lớn và rất đa dạng. Do gắn với các động tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, các trò chơi loại này gây ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em.

-Các trò chơi giáo dục, về nội dung, quy tắc và phương pháp tiến hành, là những yếu tố giáo dục đã được nghiên cứu đề ra chuyên đề giải quyết mục đích giáo dục. Bởi vì tất cả các điều kiện của trò chơi giáo dục được người hướng dẫn xác định nên các trò chơi này không còn là kết quả sáng tạo tự do của trẻ em nữa.

-Các trò chơi trí tuệ về cấu trúc tâm lý là giống các trò chơi giáo dục, nhưng khác với các trò chơi giáo dục, các trò chơi loại này hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo và sáng kiến của trẻ em.

Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi trẻ em.

          Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.

          Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.

          A.X. Macarenco đã chia ra 3 giai đoạn trong quá trình ham mê trò chơi:

Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến 5 – 6 tuổi. Về cơ bản đây là thời gian chơi trong nhà và chơi với các đồ chơi. Ở giai đoạn này trò chơi tác động đến sự hình thành và phát triển ban đầu tất cả các quá trình tâm lý của trẻ em, nhưng chủ yếu còn mang tính chất cá biệt, còn chưa hợp nhất một cách hửu cơ tất cả các em vào một hành động chung nhất.

Giai đoạn thứ hai thông thường kéo dài từ 7 – 12 tuổi. Ở thời kỳ này các trò chơi của trẻ em mang tính chất tập thể, trong khi chơi các em thể hiện như những thành viên của một tập thể, một xã hội, một xã hội tạm thời là của trẻ nhỏ, trong đó chưa hình thành kỹ luật nghiêm túc, cũng như chưa hình thành sự kiểm tra về mặt xã hội. Cả kỹ luật nghiêm minh, cả sự kiểm tra của xã hội chỉ được tạo nên từ từ trong quá trình hoạt động và giáo dục ở trường phổ thông.

Giai đoạn thứ ba từ 13 – 16 tuổi, mỗi học sinh là một thành viên của một tập thể đã hình thành, “ không chỉ là tập thể chơi, mà là tập thể làm việc, học tập”. Điều đó không thể không để lại dấu vết cho tính chất của trò chơi là cái mà ở giai đoạn này đã có nhưng hình thức tập thể chặt chẽ hơn và dần dần trở nên những trò chơi thể thao (như các môn bóng N.D), Tức là những trò chơi đó gắn với các mục đích thể dục thể thao nhất định và các luật lệ của nó, và điều chủ yếu nhất là gắn với các khái niệm về lợi ích tập thể và kỹ luật tập thể. Ở giai đoạn này cần phải bằng trò chơi mà giáo dục sự tưởng tưởng và tầm suy nghĩ, dủng cảm khắc phục khó khăn, cố gắng đạt được sự thỏa mản có giá trị hơn so với sự thỏa mản giản đơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo lao động.

Khi hiểu được toàn bộ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, các nhà sư phạm phải lãnh đạo không chỉ quá trình chơi mà cả những quan hệ đã hình thành giữa các học sinh và tập thể, đồng thời giáo dục cho các em “không chỉ biết chơi mà còn biết quan hệ đúng đắn với mọi người”.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •