GIÚP TRẺ LÀM QUYEN VỚI MÔN BÓNG ĐÁ

A. BÓNG ĐÁ ĐƯỢC VÍ:

-Được ví như hành tinh lớn thứ 2 sau hành tinh loài người.

-Là sứ giã hòa bình, không phân biệt màu gia, sắc tộc, nam nữ…

-Là ngôn ngử phổ thông, ai củng hiểu và chơi được

-Được ví như một ngọn đuốc thắp sáng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

B. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN BÓNG ĐÁ

-Là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp, không như một số môn thể thao chỉ đối kháng dán tiếp như: bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn….hoặc không có sự đối kháng như điền kinh, bơi lội…chính vì sự đối kháng trực tiếp nên đòi hỏi người chơi phải dủng cảm, mưu trí, lanh lợi, có sức khỏe toàn diện,.

-Kỹ thuật bóng đá đa dạng, chiến thuật rất phức tạp, Bên cạch đó bóng đá là môn sử dụng tất cả các bộ phận thô kệch của cơ thể như, trán, chân, ngực, đùi để điều khiển bóng, muốn các bộ phận đó điều khiển thuần thục thì mất rất nhiều thời gian.

-Bóng đá phải trình diễn trước quần chúng, không vay mượn được, đòi hỏi cầu thủ phải có năng lực thực sự.

-Là môn thể thao có diện tích sân chơi thuộc dạng lớn, số lượng cầu thủ đông, thời gian thi đấu dài…., trong khi thi đấu VĐV phải chạy hàng nghìn km, hàng trăm lần bật nhảy, tăng tốc, nó được xem là một nghề lao động nặng.

-Là môn thể thao không mang tính chu kỳ, hay nói cách khác không có quy luật chung. Kỹ thuật, chiến thuật của bóng đá bị sự cản phá của đối phương. Việc vận dụng kỹ chiến thuật trong thi đấu bóng đá rất linh hoạt, cơ động và đầy sáng tạo.

C. ĐỂ CÁC CHÁU LÀM QUYEN VÀ YÊU THÍCH MÔN BÓNG ĐÁ


Vai trò của bố mẹ và thây cô, bạn bè cùng trang lứa, môi trường tập luyện hết sức quan trọng.

Không môn thể thao nào trên thế giới có thể đánh thức niềm say mê lớn lao cho người tham gia như bóng đá. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em học bóng đá củng có cảm xúc như vậy. Bởi nhiều phụ huynh, huấn luyện viên thường làm các em chán nản khi đặt quá nhiều áp lực lên vai chúng. Với bất kỳ ai dạy trẻ em chơi bóng đá, ưu tiên hàng đầu là phải tạo ra được một môi trường học tập không quá khắc nhiệt và trong môi trường đó, các em có thể phát huy tối đa khả năng của mình.

111 HLV 1111

Việc các huấn luyện viên luôn la hét một cách giận dữ, thường xuyên lặp lại cùng một lời hướng dẫn và luôn bắt các em phải thực hiện những bài tập quá phức tạp sẽ không thích hợp với vai trò của một người giảng dạy, Trẻ em không phải là nơi để HLV trình diễn chiến thuật hay làm bàn đạp thăng tiến trong xã hội.

Giống như một giáo viên tốt, HLV bóng đá nên chú ý tìm cách làm mới các bài tập của mình để tránh sự nhàm chán với công thức: AN TOÀN + THUẦN THỤC + CÁC BÀI TẬP PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG, ĐƯỢC TIẾP XÚC BÓNG NHIỀU VÀ GẮN VỚI KẾT THÚC CẦU MÔN = CÁC EM SẼ CÓ ĐƯỢC NIỀM ĐAM MÊ, tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thái độ và kỹ năng của HLV sẽ quyệt định rất lớn tới khóa học.

-222 PHỤ HUYNH 222

Các bậc Phụ Huynh thân mến. Không ai trong chúng ta có thể tiên đoán được một đứa bé chập chửng biết đá được bóng, sẽ trở thành một siêu sao bóng đá trong tương lai, tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là những biểu hiện đầu tiên của trẻ đối với môn thể thao này là không quan trọng. Từ 4 tuổi trở đi, trẻ em có thể bắt đầu học cách chạy như thế nào cho đúng, làm sao điều khiển thân người để chặn một quả bóng đang chuyển động, sẽ phản ứng ra sao trước quả bóng đang lăn hoặc nẩy.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần biết, điều đầu tiên các em đi cùng tới sân bóng là đã học. Là một giảng viên chuyên nghành bóng đá đồng thời là Một HLV của Trung tâm bóng đá cộng đồng Nam Việt tôi thầy nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi dạy con mình đá bóng. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, nhiều điều người lớn cảm thấy vui nhưng trẻ em lại không. Bên cạnh đó sự chú ý của các em là không tập trung, tư duy là không logic, nên làm sai là việc đương nhiên, phụ huynh cần kiên nhẫn, không nóng vội thúc ép, cho phép sai lầm và không hướng tới sự hoàn thiên sớm. Việc ném một quả bóng cho một đúa trẻ, kèm theo một câu hét “Đá bóng nhanh đi” ! hiếm khi đem lại kết quả như mong muốn.

Đối với cha mẹ, việc cho trẻ có cơ hội được chơi với bóng cùng với lời khuyến khích nhẹ nhàng sẽ là cách tốt nhất.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •