Hướng dẫn cách tâng bóng cho trẻ em mới bắt đầu học đá bóng

Trường Đại Học TDTT TpHCM

Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt

Bóng đá không đơn thuần chỉ là một trò chơi, mà nó còn là một phương tiên của giáo dục, người tập luyện và chơi bóng đá thường xuyên có một thân hình rất cân đối, vi môn bóng đá đòi hỏi tất cả các tố chất thể lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động. Đồng thơi trong khi thi đấu bóng đa, trong KHI bóng tơi, trong tích tắc người chơi phải ra quyết định…không có thời gian suy nghĩ, chính vì điều đó não bộ của mình phải ra quyết định nhanh hơn. Bóng đá mang nhiều đặc tính và là một trong những phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em. Trong khuôn khổ của bài viết Tôi TRỊNH ĐÌNH DƯƠNG giảng viên bóng đá trường đại học TDTT TpHCM, HLV trưởng trung tâm dạy bóng đá trẻ em nam việt xin giới thiệu bài Hướng dẫn cách tâng bóng cho trẻ em mới bắt đầu học đá bóng.

Hình ảnh GV Trịnh Đình Dương và TT Nam Việt

I.TÁC DỤNG CỦA TÂNG BÓNG

1.Định nghĩa:
Tâng bóng là động tác kỹ thuật mà cầu thủ tiếp xúc bóng liên tục thông qua các vị trí hiệu quả trên cơ thể, hay tâng bóng đơn thuần là giử bóng không chạm đất, nẩy trên các phần cơ thể (trừ tay và bàn tay).

2.Tác dụng:

Tập luyện kỹ thuật tâng bóng là một biện pháp hửu hiệu nhất giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thiện kỹ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt của các ổ khớp, tạo cảm giác về độ đàn hồi, trọng lượng, bộ phận tiếp xúc, độ xoáy hay lực sử dụng khi tiếp xúc bóng. Thuần thục kỹ thuật tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho các kỹ thuật chuyền – nhận – dẫn – sút – đánh đầu và tranh cướp bóng…vì vậy tâng bóng là kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ ở đẳng cấp và lứa tuổi nào củng phải kiên trì thường xuyên luyện tập, đặc biệt đối với những người mới tập và những cầu thủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì lài càng phải chú trọng luyện tập nhiều hơn.

Bằng các bộ phận trên cơ thể là một trong nhưng biện pháp vô cùng hữu hiệu giúp trẻ nắm chắc tất cả các tính năng cũng như giúp trẻ khống chế bóng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó luyện tập tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cường cũng sự sự phối hợp ưng ý và nhịp nhàng hơn của các bộ phận trên cơ thể, tăng cường độ linh hoạt của khớp gối, cổ chân, hông, hoàn thiện các kỹ năng di chuyển đồng thời giúp  trẻ phát triển một số kỹ năng như phản xạ và ứng biến nhanh chóng trong thi đấu. Nếu như trẻ có thể thuần thục được kỹ năng tâng bóng sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho các kỹ thuật sút bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, đỡ bóng và cướp bóng từ đối phương. 

Video học viên trung tâm dạy bóng đá nam việt tâng bóng qua lại

II. KẾT CẤU KỸ THUẬT TÂNG BÓNG

– 1. Quan sát quỹ đạo bay của bóng (phán đoán điểm rơi và tốc độ rơi của bóng).
– 2. Di chuyển chọn vị trí (vị trí thuận lợi nhất để thực hiện động tác).
– 3. Tư thế chuẩn bị (tùy theo từng kỹ thuật).
– 4. Thực hiện động tác:
o Thời điểm tiếp xúc (bóng vừa qua khớp của bộ phận tiếp xúc VD tang mu bàn chân thì bóng vừa qua khớp gối).
o Bộ phận tiếp xúc + tâm dưới bóng
o Cách truyện lực (từ dưới lên trên
– 5. Chuẩn bị cho động tác kế tiếp.

IV. CÁC KỸ THUẬT TÂNG BÓNG CHO TRẺ EM

1. Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân.

a. Giai đoạn chuẩn bị:

-Có 2 cách để bắt đầu tâng bóng(dùng tay thẩy bóng, hoặc dùng chân thẩy lên) để bắt đầu tâng bóng.

-Quan sát quỹ đạo bay của bóng, phàn đoán cho được điểm rơi (bóng rơi trước thì chúng ta tiến lên, bóng bay sang phải, trái thì chúng ta di chuyển sang phải, trái), tốc độ rơi của bóng, nếu bóng rơi nhanh chúng ta phải thực hiện động tác tiếp theo nhanh.

-Sau khi phán đoán được điểm rơi và tốc độ rơi của bóng chúng ta hướng dẫn các em di chuyển chọn vị trí phù hợp và thuận lợi nhất để tâng bóng: di chuyển cở thể đến gần bóng, mặt trước thân người thẳng với bóng, mắt nhìn bóng.

-Tư thế chuẩn bị: Thấp trọng tâm, người hơi cúi về trước, chân trụ hơi khuỵu, trọng tâm rơi về phía chân trụ. Hai tay dang rộng dử cân bằng, chân tâng bóng đưa ra trước lên trên để chuẩn bị tâng bóng.

b. Giai đoạn thực hiện động tác:

– Thời điểm tâng bóng: Khi bóng rơi xuống vừa qua đầu gối thì chân lăng nhẹ từ dưới lên trên và ra trước đá nhẹ vào bóng, chân lăng đưa lên không qua đầu gối và bề mặt trên của bàn chân song song với mặt đất.

-Bộ phận tiếm xúc: đối với bóng là tâm dưới của bóng, đối với chân là bề mặt trên của bàn chân

-Cách truyền lực: đùi co lăng cẳng chân truyền lực vào bàn chân lăng nhẹ từ dưới lên trên tới thời điểm mặt trên bàn chân song song với mặt đất thì không lăng nữa mà đặt chân lăng xuống đắt chuyển trọng tâm.

c. Giai đoạn kết thúc:

-chú ý nhắc các bé dùng lực vừa phải, khi tiếp xúc bạn chân song song mặt đất, và hơi cứng cổ chân, quỷ đạo bóng bay lên xuống, không nên xoáy, và không bay quá cao. Và chuẩn bị sẵn sàng cho động tác kế tiếp.

VIDEO TÂNG BÓNG BẰNG MU GIỮA

2. Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài

Thầy TR. Đ. Dương đang tập đánh vai với SV ĐH TDTT TpHCM

– Chân trụ hơi khuỵu gối đồng thời ngã người về phía chân trụ và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

– Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nâng đầu gối lên và lắc má ngoài bàn chân lên phía trên rồi đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trê

Video tăng đùi, má ngoài

3. Kỹ thuật tâng bóng bằng LÒNG BÀN CHÂN

– Chân trụ hơi khuỵu gối và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

– Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nhấc gối đồng thời lắc má trong lòng bàn chân lên phía trên rồi dùng má trong lòng bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

4. Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu

– Đứng chân trước chân sau, khớp gối hơi khuỵu và trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân đồng thời hai tay mở tự nhiên, đầu ngửa ra sau, phần trước trán hướng thẳng lên trên.

– Khi bóng rơi xuống gần trán hai chân đồng thời nhẹ nhàng giậm đất đẩy người lên phía trên rồi dùng chính diện trán đánh nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên

Video Thầy Trịnh Đình Dương đang thực hiện KT đánh đầu

5. Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi

– Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ giống như các kỹ thuật tâng bóng phía trên, đồng thời hai cánh tay để mở tự nhiên.

– Khi bóng rơi xuống ngang hông thì đùi của chân tâng bóng nâng lên phía trên và ngang hông, dùng đùi đá vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên 

Video Thầy Trịnh Đình Dương đang thực hiện kỹ thuật đánh đầu

II. Phương pháp luyện tập tâng bóng đạt hiệu quả dành cho trẻ.

Sau khi các em được làm quyen với các bài tập bổ trợ tâng bóng ở dưới(thuần thục các bài bổ trợ mới đi vào học tâng bóng), chúng ta cho các em bắt đầu học các bài tập tâng bóng.

CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ TRƯỚC KHI TẬP TÂNG BÓNG

Video các bài tập bổ trợ tâng bóng
Video các bài tập bổ trợ tiếp theo

TRÌNH TỰ CÁCH DẠY CHO BÉ CÁCH TÂNG BONG, SAU KHI ĐÃ TẬP BỔ TRỢ

-NGHE RÕ – NHÌN RÕ – XÚC GIÁC – CẢM GIÁC CƠ – HIỂU RÕ ĐỘNG TÁC

– Luyện tập hai chân tâng bóng trong một túi lưới: Một tây cằm túi lưới, lần lượt thực hiên tâng bóng bằng mu bàn chân, má trong , má ngoài và đùi.

– Đứng tại chỗ trên mặt đất và thực hiện các kỹ thuật tranh bóng đồng thowuf hai chân tự thay đổi với nhau và tiến hành tâng bóng.

– Khi tâng bóng nên tiến hàng tâng xen kẽ giũa các bộ phận trên cơ thể như mu bàn chân, má trong, má ngoài, đùi và đầu, đồng thời xen kẽ giữa bóng thấp và bóng cao, hay tâng bóng thấp liên tục không qua đầu gối.

– Phối hợp tâng bóng với các bước di chuyển qua lại, chạy dọc, chạy ngang, chạy đường zizac, đường gấp khúc.

Bài viết trên trung tâm dạy bóng đá trẻ em nam việt đã giới thiệu cho các trẻ về các kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể cũng như là cách tập luyện nó như thể nào cho hiệu quả, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho trẻ.

Tham khảo thêm: bongdanamviet.vn hoặc youtube: trung tâm bóng đá nam việt xem video

HLV bằng B AFC Trịnh Đình Dương

Thầy Trịnh Đình Dương và học trò Quả Bóng Vàng Vũ Quốc Hưng
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •