PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VĐV TRẺ

I. TÔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VĐV TRẺ

Ở các đất nước phát triển, hình thành nhân cách công dân có sự kết hợp hài hòa trình độ giáo dục tốt về tư tưởng – chính trị, trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ và thể chất, rất được coi trọng.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VĐV TRẺ

Điều quan trọng để thực hiện thành công, công tác giáo dục các VĐV trẻ là thống nhất các tác động mang tính giáo dục. Kết quả giáo dục VĐV trẻ được xác định bằng cách xem các em có thái độ như thế nào đối với học tập và tập luyện, thực hiện các nhiệm vụ xã hội ra sao, có ý thức kỹ luật tới đâu, tình đồng chí và sự giúp đở lẫn nhau như thế nào. Vai trò chủ yếu trong việc thực hiện giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức cho vđv trẻ thuộc về HLV – nhà sư phạm. Để thực hiện tốt các việc trên, HLV cần nắm vững các nguyên tắc đạo đức, biết dùng lời nói, công việc và sự mẫu mực của cá nhân mình để các em noi theo.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG GIÁO DỤC VĐV TRẺ

Là giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực cao đẹp của con người mới: yêu tổ quốc, trung thành với nhân dân mình, tinh thần tập thể, ý thức kỹ luật và yêu lao động. Việc hình thành ý thức chính trị và đạo đức tư cách là hướng căn bản xuyên suốt toàn bộ hệ thống giáo dục VĐV trẻ. Đáng tiếc, trong thực tế một số HLV còn chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức. Điều này thể hiện ở cách phiến diện đối với quá trình giảng dạy – huấn luyện, khi mà HLV chỉ chú ý chủ yếu các vấn đề kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý thể thao, gây tổn hại cho công tác giáo dục toàn diện cho VĐV trẻ.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG CHO VĐV TRẺ

Xin thưa không phải là kinh nghiêm thi đấu bóng đá nhé, lại càng không phải các kỹ chiến thuật thượng thừa của các cầu thủ chuyên nghiệp, đó cũng không phải la hét và càng không phải tiền bạc mà là:

-Vị trí đầu tiên trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực cao đẹp cho VĐV trẻ thuộc về phương pháp thuyết phục. (sự thuyết phục trong mọi trường hợp cần phải xác đáng, do đó cần phải có những so sánh, thí dụ được lựa chọn thận trọng.

-Vị trí thư hai thuộc về phương pháp khích lệ vđv trẻ thể hiện bằng việc đánh giá tốt các hành vi và cư chỉ của các em. Việc khích lệ có thể dưới hình thức tán thưởng, khen ngợi, biểu dương của giáo viên và tập thể. Bất kỳ sự khích lệ nào cũng cần được tính đến những yêu cầu về mặt sư phạm và phù hợp với những đóng ghóp thực sự của VĐV.

-Kế tiếp để giáo dục cho VĐV trẻ là phương pháp trừng phạt: thể hiện trong việc khiển trách, đánh giá xấu những hành vi và cử chỉ của vđv trẻ. Có nhiều hình thức trừng phạt như phê bình, cảnh cáo bằng lời nói, cảnh cáo bằng văn bản, phân tích khuyết điểm trong tập luyện và thi đấu thể thao và các tổ chức xã hội, đình chỉ tập luyện, thi đấu. Việc khuyến khích hay trừng phạt vđv trẻ cần phải căn cứ không chỉ trên sự kiện ngẩu nhiên mà có cân nhắc toàn bộ hành vi. Lưu ý: tình trạng biểu hiện thiếu ý chí, trầm uất, thiếu tích cực hoàn toàn là điều tự nhiên ở vđv trẻ, chúng cũng tự nhiên như sự giáo động trong khả năng vận động của các em. Trong những trường hợp này sự thông cảm thân tình và khích lệ có ý nghĩa động viên nhiều hơn so với trừng phạt. Biện pháp trừng phạt chỉ nên áp dụng khi vđv bạc nhược về ý chí, thiếu sót trong việc rèn luyện ý chí thể hiện một cách hệ thống

IV. KẾT LUẬN

-Chỉ có thể huấn luyện thể thao có hiệu quả, giáo dục và giáo dưỡng toàn diện VĐV trẻ nếu như HLV thường xuyên tiếp xúc với nhà trường, cha mẹ và những người có ảnh hưởng đối với sự phát triển nhân cách vđv. Huấn luyện viên cần cố gắng mở rộng phạm vi quan tâm của VĐV trẻ, thường xuyên phân tích hạnh kiểm và tạo điều kiện tháo gở những vướng mắc xuất hiện trong cuộc sống riêng của các em. Đặc điểm của một HLV tốt là có tài năng sư phạm, kiên định, nhiệt tình và say mê công việc.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •