Tại sao nên dùng phương pháp trò chơi để dạy bóng đá cho trẻ em

Tại sao nên dùng phương pháp trò chơi để dạy bóng đá cho trẻ em

Phương pháp trò chơi là phương pháp tốt nhất và phù hợp nhất để dạy bóng đá cho tre em, tuy nhiên đòi hỏi kinh nghiệm trình độ của người dạy rất cao, vì nó là một phương pháp rất khó định lượng. Trong khuôn khổ của bài tập Trung tâm dạy bóng đá cho trẻ em nam Việt muốn giới thiệu tác dụng to lớn của trò chơi va các lưu ý khi thực hiện phương pháp trò chơi để dạy cho trẻ em.

I.TRÒ CHƠI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NÓ.

Trò chơi là một hoạt động riêng có ý nhĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn trong cuộc sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa to lớn hơn cả ở lứa tuổi trẻ em. Trò chơi đó là một hình thức hoạt động duy nhất phù hợp với trẻ em và đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực của chúng. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời biểu hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là có gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki).

Hoạt động trò chơi của trẻ em thúc đẩy:

-Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi lấy từ cuộc sống, trẻ em luôn luôn chơi một cái gì đó do chính mình nhìn thấy)

-Hình thành những hình thức nhất định về hành vi là những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

-Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của quy luật xã hội (tất cả những cái điều đó đều phản ánh vào trong nội dung trò chơi).

-Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quyen đạo đức (bởi vì trong lúc chơi các em buộc phải tán thành người này và khiển trách người khác).

-Phát triển trí tuệ và ý chí.

Cấu trúc tâm lý của trò chơi trẻ em được thể hiện tiêu biểu bởi một số các đặc điểm:

Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “trò chơi là trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em K.Đ.Usinxki”.

-Tính chất tích cực của hoạt động. Trò chơi không bao giờ có thể bao gồm những sự lặp lại máy móc các động tác nào đó. “Trong mỗi một trò chơi tốt trước hết phải có sự nổ lực hoạt động của ý nghĩa” (A.X.Macarenco). Vì vấy sẽ sai lầm nếu cho trò chơi là sự thực hiện máy móc, không được quan tâm làm cho các thao tác chơi cứng nhắc, lấy từ bên ngoài ghép vào.

-Tràn đầy cảm xúc. Hoạt động trò chơi luôn luôn gần với cảm giác thỏa mản rõ nét. Trong trò chơi trẻ em rung động với những cảm xúc rất đa dạng: thỏa mản, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình được thỏa mản. Các trò chơi trẻ em không thể tránh khỏi kèm theo các cảm giác xã hội – tình hửu nghị, tình đồng chí, sự giúp đở lẫn nhau, các cảm giác thẩm mỹ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến các yếu tố sáng tạo nghệ thuật (thí dụ, trò chơi có hát, đóng kịch).

Sự thỏa mản trong trò chơi luôn luôn gắn với kết quả chơi, bởi vì trò chơi, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, là một quá trình kết thúc bằng sự đạt một mục đích nhất định.

Các loại trò chơi:

Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng bởi vì chúng gắn với các hình thức hoạt động rất khác nhau.

-Trò chơi xây dựng (với cát, các mẩu hình khối). Đây là những trò chơi tiêu biểu nhất đối với lứa tuổi nhỏ trước khi đi học.

-Trò chơi có chủ đề (đến đường tàu, đến trường, xếp chử, xếp hình). Các trò chơi có chủ đề gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cá nhân trẻ em, đến sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỷ của chúng.

-Trò chơi linh hoạt rất hấp dẫn va luôn đòi hỏi vận động. Trẻ em rất thích loại trò chơi này và ngay lứa tuổi nhỏ củng đã thích thú tham gia những trò chơi đơn giản nhất. Các trò chơi linh hoạt có nội dung trí tuệ phong phú, đồng thời đòi hỏi người chơi sự chú ý, tính nhanh trí, biết hoạt động ý chí có ý thức. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi linh hoạt rất lớn và rất đa dạng. Do gắn với các động tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, các trò chơi loại này gây ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em.

-Các trò chơi giáo dục, về nội dung, quy tắc và phương pháp tiến hành, là những yếu tố giáo dục đã được nghiên cứu đề ra chuyên đề giải quyết mục đích giáo dục. Bởi vì tất cả các điều kiện của trò chơi giáo dục được người hướng dẫn xác định nên các trò chơi này không còn là kết quả sáng tạo tự do của trẻ em nữa.

-Các trò chơi trí tuệ về cấu trúc tâm lý là giống các trò chơi giáo dục, nhưng khác với các trò chơi giáo dục, các trò chơi loại này hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo và sáng kiến của trẻ em.

Gây thói quyen yêu thích tập luyện thể thao cho bé – Trung tâm bóng đá nam việt

Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi trẻ em.

Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.

Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.

A.X. Macarenco đã chia ra 3 giai đoạn trong quá trình ham mê trò chơi:

Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến 5 – 6 tuổi. Về cơ bản đây là thời gian chơi trong nhà và chơi với các đồ chơi. Ở giai đoạn này trò chơi tác động đến sự hình thành và phát triển ban đầu tất cả các quá trình tâm lý của trẻ em, nhưng chủ yếu còn mang tính chất cá biệt, còn chưa hợp nhất một cách hửu cơ tất cả các em vào một hành động chung nhất.

Giai đoạn thứ hai thông thường kéo dài từ 7 – 12 tuổi. Ở thời kỳ này các trò chơi của trẻ em mang tính chất tập thể, trong khi chơi các em thể hiện như những thành viên của một tập thể, một xã hội, một xã hội tạm thời là của trẻ nhỏ, trong đó chưa hình thành kỹ luật nghiêm túc, cũng như chưa hình thành sự kiểm tra về mặt xã hội. Cả kỹ luật nghiêm minh, cả sự kiểm tra của xã hội chỉ được tạo nên từ từ trong quá trình hoạt động và giáo dục ở trường phổ thông.

Giai đoạn thứ ba từ 13 – 16 tuổi, mỗi học sinh là một thành viên của một tập thể đã hình thành, “ không chỉ là tập thể chơi, mà là tập thể làm việc, học tập”. Điều đó không thể không để lại dấu vết cho tính chất của trò chơi là cái mà ở giai đoạn này đã có nhưng hình thức tập thể chặt chẽ hơn và dần dần trở nên những trò chơi thể thao (như các môn bóng N.D), Tức là những trò chơi đó gắn với các mục đích thể dục thể thao nhất định và các luật lệ của nó, và điều chủ yếu nhất là gắn với các khái niệm về lợi ích tập thể và kỹ luật tập thể. Ở giai đoạn này cần phải bằng trò chơi mà giáo dục sự tưởng tưởng và tầm suy nghĩ, dủng cảm khắc phục khó khăn, cố gắng đạt được sự thỏa mản có giá trị hơn so với sự thỏa mản giản đơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo lao động.

Khi hiểu được được toàn bộ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, các nhà sư phạm phải lãnh đạo không chỉ quá trình chơi mà cả những quan hệ đã hình thành giữa các học sinh và tập thể, đồng thời giáo dục cho các em “không chỉ biết chơi mà còn biết quan hệ đúng đắn với mọi người”.

các trò chơi giúp bé làm quyen với bóng và các hoạt động cơ bản

II.CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM

Mỗi trò chơi được sắp xếp phân loại theo các cấp bậc theo độ khó của nó như là cho người mới, trung cấp và nâng cao. Những người mới bắt đầu chơi thì tập trung vào những thứ cơ bản của việc phát triển kỹ năng. Những bài tập mang tính cạnh tranh và thoải để chơi, giới thiệu cho những người chơi biết rằng trò chơi có những áp lực đó là bị giới hạn về không gian và thời gian, và nó bao gồm cả việc lặp đi lặp lại các kỹ năng cùng với sự chuyển động của người chơi trong lúc có bóng và không có bóng. Những trò chơi trung cấp  cũng yêu cầu các cầu thủ trình diễn những kỹ năng với những yêu cầu của trò chơi nhưng điều đó kết hợp với khía cạnh trình diễn chiến thuật để chơi của các cá nhân và đội nhóm. Các trò chơi được mô tả bởi việc tăng cường sự nhấn mạnh vào tốc độ của sự lặp đi lặp lại và tốc độ chơi. Áp lực từ sự thách thức của đối thủ cũng được giới thiệu đến trong các bài tập, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Về những trò chơi nâng cao thì cơ bản chỉ tập trung vào trình độ phát triển về chiến thuật của nhóm hay đội nào đó.  Những cầu thủ phải có sự thành thạo cơ bản của các kĩ năng bóng đá, mục đích là để có được lợi ích tốt nhất từ các bài tập. Do đó, có những bài tập sẽ không phù hợp cho những người mới bắt đầu và trung cấp. Các trò chơi trong trình độ nâng cao này thường đặt các cầu thủ vào các điều kiện của trận đấu, mục đích để cho các cầu thủ thấy và cảm nhận được áp lực thật sự mà họ sẽ chạm trán trong một trận đấu mang tính chất tranh đua. Như là sự áp lực được bao gồm yêu cầu về thể chất tăng lên, giảm thiểu thời gian và không gian để trình diễn những kĩ năng và đưa ra những quyết định về chiến thuật, và sự quyết tâm thách thức từ các đối thủ để chiếm lấy được quả bóng.  Hãy nhớ kỹ rằng là những sự phân loại của các trò chơi chỉ là một thứ gì đó chủ quan; phần lớn các trò chơi vô cùng linh hoạt, cùng với một số điều chỉnh, để mà có thể dễ thích nghi cho mọi lứa tuổi và khả năng của các cầu thủ.

1. Cách sắp xếp trịnh bày một trò chơi

  Mỗi trò chơi nên được sắp xếp theo một cấu trúc dễ hiểu, cũng như là phần mô tả dưới đây:

  • Tiêu đề. Trong hầu hết các trường hợp, nhưng không phải là tất cả, các tiêu đề luôn cung cấp một ý chung chung của những gì liên quan đến trò chơi và những gì cần nhấn mạnh. Ví dụ, bài tập Dẫn bóng qua Mê Cung và Ghi bàn thì yêu cầu các cầu thủ phải dẫn bóng quyên qua và xung quanh các chướng ngại vật trước khi sút vào khung thành. Có một vài tiêu đề diễn tả không thật sự rõ ràng cho lắm, tuy nhiên, bạn nên nhìn tới những cái tiêu đề khác, như là  những mục tiêu, để tìm thêm những thông tin hữu ích về trò chơi.
  • Độ khó. Sơ cấp, trung cấp hoặc trình độ nâng cao thì nó được biểu bằng hình các quả bóng. Mức độ sơ cấp thì được biểu thị bằng một quả bóng, những trò chơi trung cấp thì đc biểu thị bằng hai quả bóng và những trò chơi nâng cao thì đc biểu thị bằng ba quả bóng.
  • Thời gian. Là khung thời gian được đề xuất cung cấp cho mỗi trò chơi. Điều này được cung cấp chỉ được coi là một hướng dẫn chung và nên được điều chỉnh theo lứa tuổi, khả năng và sự trưởng thành về thể chất của những cầu thủ tham gia
  • Số lượng cầu thủ. Một số trò chơi yêu cầu một lượng cầu thủ nhất định trong khi đó một số khác thì không. Ví dụ, để chơi được trò chơi bật tường thì cần đến ba cầu thủ bởi vì toàn bộ quá tình chỉ tập trung vào tình huống hai đánh một. Hay như những trò chơi khác như là Đội Quân Băng Chuyền hay Kết Nối Các Điểm, có thể bao gồm một lượng lớn người chơi. Khi xác định được bao nhiêu người chơi trong một trò chơi, nên nhớ rằng tất cả nên chủ động xuyên suốt bài tập và liên tục chạm bóng. Khi có quá nhiều cầu thủ tham gia, hay là quá ít bóng, thì trò chơi sẽ không phát huy hết được mục đích.
  • Mục đích. Phần lớn các trò chơi có một mục tiêu chính và hai hay nhiều mục tiêu phục có liên quan đến nhau. Ví dụ, điểm cần nhấn mạnh trong trò chơi Phá Tất Cả Quả bóng là tập trung vào việc phát triển kỹ năng dẫn bóng được dùng cho việc kiểm soát và bảo vệ  bóng trong không gian nhỏ. Điểm thứ hai cần nhấn mạnh đó là bao gồm việc phát triển kỹ năng che chắn bóng và phá bóng và cũng như mức độ về thể chất được cải thiện. Sử dụng những trò chơi mang lại nhiều mục đích hơn sẽ giúp tận dụng được hết thời gian luyện tập bị hạn chế và nó thường được gọi là đào tạo tiết kiệm.
  • Bố trí. Đó là kích thước sân, dụng cụ, và bất kỳ thứ gì cần thiết khác thì phải đều được liệt kê ở bên dưới tiêu đề. Kích thước sân được hiển thị được cung cấp như một cách dẫn đường, và vì vậy những người huấn luyện viên có thể thay thế cách đo bằng mét thành đơn vị Yard. Những quả bóng, những cái côn, những dấu hiệu cờ, và những chiếc áo không có tay áo khác màu là một trong những dụng cụ phổ biến. Kích thước được cung cấp như đường hướng dẫn chung và nên được điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi, số lượng, và khả năng của cầu thủ.
  • Chỉ dẫn. Ở phần này chứa đựng một cái nhìn tổng quát về việc làm thế nào trò chơi được vận hành. Với một số trò chơi, các huấn luyện viên có thể hành động như người phát bóng hoặc như người ghi bàn trong khi quan sát các động tác, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng cần thiết. Phần lớn các trò chơi được tạo dựng lên vì vậy các cầu thủ có thể sử dụng sự sáng tạo của riêng họ và khả năng đưa ra quyết định để sắp xếp những động tác và bắt đầu trò chơi.
  • Tính điểm. Khi phù hợp, hệ thống tính điểm sẽ được cung cấp vào để thêm yếu tố cạnh tranh cho trò chơi. Nó nên được hiểu một cách rõ ràng, tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của mỗi trò chơi đó là cho các cầu thủ thử thách bản thân họ để đạt được một màn trình diễn ở một tiêu chuẩn trình độ cao hơn. Sự cải thiện không ngừng đó là một tín hiệu tích cực của thành công, không phải là những người chiến thắng hay thua cuộc trong các trò chơi.
  • Những mẹo thực hành. Đưa ra một số gợi ý để giúp bạn tổ chức các trò chơi một cách hiệu quả và các biểu hiện ấn tượng nhất. Phần lớn các sự điều chỉnh vấn đề có thể về kích thước của khu vực chơi hoặc với các hạn chế được đặt ra với các cầu thủ (ví dụ, một hoặc hai chạm). Các mối quan tâm về trách nhiệm pháp lí và sự an toàn đều được giải quyết khi có thời điểm thích hợp.

2. Các bước bắt đầu dùng phương pháp trò chơi dạy bóng đá cho trẻ nhỏ.

Đầu tiên bạn lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích huấn luyện của bạn. Ví dụ, nếu chủ đề trung tâm của một buổi tập luyện đó là cải thiện kỹ năng chuyền và nhận bóng, thì những trò chơi được chọn cho các bài tập cụ thể nên phù hợp với tiêu chuẩn đó.

Sau đó bạn có thể bắt đầu áp dụng phương pháp trò chơi theo các bước dưới đây:

  • Áp đặt sự giới hạn lên các cầu thủ; ví dụ như, yêu cầu những đường chuyền chỉ trong một hoặc hai chạm, hoặc chỉ định chỉ sử dụng một chạm
  • Tận dụng kích thước của khung sân tập luyện ( giảm diện tích sẽ làm tăng độ khó lên vì những cầu thủ sẽ phải thể hiện những kĩ năng giống nhau với thời gian ít hơn và không gian nhỏ hơn)
  •  Làm tăng những đòi hỏi về thể chất của chơi bằng cách yêu cầu các cầu thủ chạy và di chuyển  nhiều hơn.
  • Kết hợp những kĩ năng một cách chặt chẽ và các khía cạnh chiến thuật thành các bài tập; ví dụ như là yêu cầu các cầu thủ chọn ra lựa chọn tốt nhất trong nhiều lựa chọn khi quyết định và khi nào, ở đâu để chuyền bóng
  • Thử thách cuối cùng – áp lực từ quyết tâm của đối để đoạt bóng

Với cương vị là một huấn luyện viên thì bạn là người có trách nhiệm cuối cùng cho việc tạo ra một môi trường tập luyện đày sự hứng khởi cho các cầu thủ của bạn. Những trò chơi đấy sẽ hỗ trợ bạn đạt được rất nhiều mục tiêu. Mỗi trò chơi có thể biến đổi một cách tinh tế, được định hình để phù hợp với tinh thần và thể chất của các cầu thủ dưới sự quan sát của bạn. Những cầu thủ của bạn sẽ được thử thách để cải thiện các kĩ năng của họ và sẽ có một quá trình đầy thú vị, và bạn cũng vậy.

Trên đây là bài viết giới thiệu về ý nghĩa tầm quan trọng của trò chơi, và phương pháp cách thức áp dụng phương pháp trò chơi để dạy bóng đá cho trẻ em.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •