CÁC NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO

CÁC NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO

30 Tháng Năm, 2021 admin Tin tức 0

BÀI GIẢNG CHẤN THƯƠNG TRONG THỂ THAO

Biên soạn: BS Thể Thao Đồng Xuân Lâm

Chương 1: Nguyên tắc phòng chống chấn thương

  1. Khái niệm về chấn thương trong thể thao:
  • Chấn thương trong thể thao là những tổn thương cơ thể mà do các hoạt động thể thao gây ra, dẫn đến hạng chế vận động của VĐV hoặc phải ngừng vận động hoàn toàn.
  • Những chấn thương này có thể là do những chấn thương đột ngột xảy ra hoặc là do những san chấn nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong 1 thời gian dài gây ra.
  • Những chấn thương thường gặp trong thể thao hay xảy ra ở hệ vận động cơ học nhưng chấn thương :

                        CT: Cơ                        CT: Dây chằng          CT: Xương

                        CT: Khớp                   CT: Gân

  • Ngoài ra còn có thể gặp một số chấn thương ngoài hệ cơ học như chấn thương: Nội tạng…
  • Quan điểm tích cực phòng chống chấn thương phải được quan tâm hang đầu vì những lí do sau đây.
  • Chấn thương sẽ làm ảnh hưởng xấu đến phong độ của VĐV thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sựu nghiệp của VĐV.
  • Làm ảnh hưởng xấu đến đội hình thi đấu cũng như luyện tập.
  • Muốn phòng chống chấn thương có hiệu  quả thì phải có chiến lược đề phòng chấn thương ngắn hạn cũng như dài hạn đồng thời phải có phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, VĐV và HLV.
  • Phân loại chấn thương:
  1. Chấn thương cấp là những chấn thương đột ngột xảy ra ở các mức độ nặng nhe khác nhau cũng có thể là những chấn thương tái phát từ những chấn thương cũ.
  2. Chấn thương mạn: là những chấn thương xảy ra từ từ do tích lũy những vi san chấn lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 thời gian dài hoặc do dị tật bẩm sinh như: chân vòng kiềng, bàn chân lõm, bàn chân bẹp, chân dài chân ngắn, dị tật cột sống,….
  • Nguyên nhân chấn thương:
  1. Nguyên nhân bên trong:
  2. Tính trạng thể lực không sung mãn( Nguyên nhân hang đầu do chấn thương)
  3. Sự mệt mỏi quá sức hồi phục chậm
  4. Thực hiện sai động tác kỹ thuật
  5. Dị tật bẩm sinh ở hệ vận động
  6. Trạng thái tâm lí ức chế không tập trung…
  • Nguyên nhân bên ngoài:
  • Va chạm với đô thủ hoặc dụng cụ tập luyện
  • Sân bãi và thiết bị tập luyện không đảm bào chất lượng
  • Thiếu ánh sáng nơi tập luyện
  • Thời tiết xấu: quá nóng hoặc quá lạnh
  • Nguyên nhân chính:
  • Chuẩn bị thể lực không tốt
  • Cơ địa kém thích nghi thể thao đỉnh cao
  • Sự bất thường ở bộ máy vận động.

* Nhấn mạnh: Trình độ thể lực xung mãn và trình độ chuyên môn tốt( sự điêu luyện) là chìa khóa để đề phòng chấn thương.

  • Những nguyên tố liên quan làm tăng nguy cơ chấn thương trong thể thao:
  • Phương pháp huấn luyện không phù hợp( Quá lượng vận động sinh lí)
  • Thời gian nghĩ hồi phục không đủ
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu năng lượng và không cân bằng
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Thức khuya, thường xuyên dung bia, rượu, thuốc lá
  • Mắc bệnh mãn tính( dạ dày, đại tràng, răng, lợi, viêm gan,…..)
  • Sử dụng doping
  • Sau chấn thương VĐV tập lại quá sớm và quá nhiều do nóng vội trở lại.
  • Phòng ngừa chấn thương:

Nguyên tắc chung:

  • Khởi động đúng phương pháp đủ thời gian.
  • Phải tập đúng kỹ thuật
  • Phải tập theo lượng vận động sinh lí ( tức là phải tập theo hệ chuyển hóa năng lượng)
  • Tập luyện phải phù hợp với độ tuổi giới tính cũng như tình trạng sức khỏe
  • Thi đấu với tính thần fairplay( tôn trọng đối thủ và đồng đội)
  • Trọng tài phải nghiêm khắc, khách quan trong điều khiển trận đấu.
  • Đánh giá lại sự sung sức sau mỗi lần nâng cao lượng vận động
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các loại bệnh lí
  • Tập phải đủ ánh sáng 150- 300 lux
  • Nếu có thể được thì nên tập nơi tránh gió lùa, mưa lạnh…
  • Phải có người bảo hiểm trong khi tập động tác khó như nhào lộn
  • Đảm bảo tốt công tác sơ cấp cứu

Chương 2: Biện pháp phòng ngừa cụ thể

  1. Phòng chấn thương: các yếu tố tốt tâm lí:
  2. Tạo cho VĐV hiểu được yêu cầu bài tập là không vượt quá khả năng về thể lực cũng như năng khiếu của họ, để VĐV tự tin và đủ bản lĩnh tâm lí để thực hiện bài tập từ đó sẽ hạn chế nhữn chấn thương do thiếu tự tin gây ra
  3. VĐV phải thoải mái với nghề nghiệp của chính mình để tránh sự ức chế tâm lí có thể dẫn đến những chấn thương
  4. Loại bỏ tâm lí chủ quan coi thường những chấn thương mà VĐV tưởng là nhẹ không đi khám bác sĩ
  5. Không được cố gắng quá mức khi tình trạng thể lực  hay tình trạng chấn thương khộng cho phép vận động kể cả trong tập luyện cũng như trong thi đấu  để tránh chấn thương hoặc làm chấn thương nặng them
  6. Hạn chế tiêm thuốc phóng bế giảm đau để tiếp tục thi đấy, trừ khi có sự đánh ggia1 kĩ lưỡng của bác sĩ để tránh rủi ro gặp phải chấn thương phức tạp
  7. Trong trường hợp sốt, mệt mỏi, quẫn trí, stress cũng góp phần làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc tai nạn vì vậy cần giảm bớt tránh stress để tránh nguy cơ chấn thương

Sự lớn lên của cơ thể là 1 stress đối với hệ xương cơ. Bởi vì đa số thanh niên đều tham gia thể thao nên các stress của một hệ thống tăng trưởng lên cơ, dây chằng, gân và xương cần phải được tính đến

Phòng ngừa chấn thương: các yếu tố toàn thân

Sung sức

Sung sức toàn thân có ý nghĩa dự phòng với chấn thương( Jesse, 1977). Khả năng chịu đựng của hệ tim mạch có tầm quan trọng cơ bản với sự sung sức. Chỉ số đơn giản nhất về sự sung sức củ tim mạch là VO2max, là một chỉ dẫn xem các mô sử dụng được oxygen hấp thu hiệu quả ra sao. Vì mối liên quan giữa VO2max và môn chạy cự li( Cooper, 1968), các nghiệm pháp đơn giản như chạy 12 phút có thể dùng để tính lượng oxygen tối đa hấp thu. Kulund(1982) cho biết việc thăm khám sang lọc về tim mạch trước mùa thi đấu thường tìm ra nhiều tình trạng bệnh lí nghiêm trọng. Tuy nhiên một bảng câu hỏi do thầy thuốc nêu lên các yếu tố gây nguy cơ trước tiên phải xác định được những cái không được sảng lọc( Schife, 1982)

Chết đột ngột là tai biến có thể có khi tập luyện, song hút chết thì còn có hậu quả rất nghiêm trọng gây stress quá mức cho cơ thể. Đã thấy người chạy marathon,kyacker cao tuổi và nhiều vận động viên khác bị vỡ mô do hoạt động quá mức, đến lượt sự hoạt động quá mức này lại thúc đẩy các đáp ứng tự miễn dịch kể cả đau khớp, sưng sốt, mồ hôi trộm và nhược sức kéo dài mấy tuần lễ. Sự sung sức về tim mạch là  điều quan trọng và người ta không nên vượt qua quá mức sung sức của mình.

Arnot đã tóm tắt các hiệu ứng do tập luyện có được đối với tim, đã nói rằng với người lớn bắt đầu tập luyện có thể phát triển hệ tim với tiềm lực đầy đủ của nó trong 3 năm, trong khi người trẻ hơn thì tới 8 năm. Luyện tậ nặng sẽ làm tăng độ dày thành tâm thất trái trong khi luyện tập bền bỉ thì tăng thể tích tâm trương- tận, khối lượng tâm thất trái và có thể cả sự co bóp, song các biến đổi về kích thước động mạch vành thì chưa khẳng định. Về ngoại vi thì có giảm tính bền vững đối với dòng máu, điều này liên quan đến sự co các động mạch và cũng tăng trong mạng lưới mao mạch( Anot, 1981). Các bảng đối chiếu theo tuổi, như các bảng do Hội Tim học Hoa Kỳ xuất bản đã khuyến nghị các mức độ tập luyện an toàn với tim, nên được theo đúng.

Tình trạng dinh dưỡng

Có nhiều tư liệu về chế độ ăn uống và thành tích thi đấu kể cả việc thảo luận về các vitamin, các chất phụ gia, các hyđrat carbon và các protein. Phòng ngừa chấn thương trong thể thao có nghĩa là chú ý đến tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Chán ăn hoặc nhịn ăn gây teo và yếu các cơ bắp gần, rối loạn các khớp hang và khớp vai nếu người này tham gia các thể thao mạnh.

Thiếu vitamin ở tập thểbình thường không thành vấn đề vì vitamin không phải là các vật liệu xây dựng cơ thể và vì các chế độ ăn uống cân bằng nói chung đều cung cấp được vitamin cần thiết. Tuy vậy, vitamin C có thể thiếu đối với phụ nữ có thai, người nghiện ma túy nặng, những người làm việc nặng chịu nhiều stress và những người có chế độ ăn nhiều cholesterol( Kavanagh,1976). Trong các trường hợp này, nghĩ rằng nên bồi phụ vitamin C.

Việc cung cấp nước là thiết yếu đối với cân bằng nội môi của cơ thể. Vận động viên có thể mất đi 1-1,8kg trong một cuộc thi đấu và nên khuyên dùng chất lỏng trước khi thi đấu. Cà phê, chè, cola hoặc coca thì không nên dùng vì tăng bài tiết nước tiểu (Kavanagh, 1976).

Béo phì là tỉ lệ mỡ quá 20% ở đàn ông và quá 30% ở đàn bà( Wickiser và Kelly, 1975), là điều kiện bất lợi đối với vận động viên vì quá nặng (Ryan và Allman, 1974). Tỉ lệ mỡ dưới 5% được coi là ít quá và không đủ sức khỏe. Mỡ của cơ thể có thể xác định bằng cách cân dưới nước hoặc bằng một công thức đơn giản hơn liên đến bề dày nếp da ở bụng, ở cánh tay trên và ở háng( Jette và CS, 1979)

Các yếu tố đặc hiệu mô liên quan đến việc phòng ngừa chấn thương

Các chấn thương trong thể thao là đặc hiệu đối với thể thao( Muckle, 1978) song do mọi chấn thương đều liên quan đến cùng những mô ấy, mức độ dễ tỏn thương của mô, sự đánh giá và luyện tập liên quan đến xương, sụn, dây chằng, gân cơ sẽ lần lượt được bàn luận. Cơ xương thu hút nhiều chú ý nhất trong việc phục hồi bởi vì đã biết nhiều về các cơ chế bắp thịt và những thay đổi có thể xảy ra khi tập luyện( Hình 3.1). Hơn nữa, sự toàn vẹn của các mô liên kết( xương, dây chằng và sụn) là rất quan trọng để tránh tổn thương và sẽ được bàn đến. cuối cùng các hoạt động và các phản ứng thần kinh cảm giác sẽ được nói đến do vai trò quan trọng của chúng để có thành tích an toàn.

Xương

Mặc dù chúng ta không làm thử nghiệm thông thường về mật độ xương hoặc tập luyện mô xương một cách có ý thức, xương là một mô năng động đáp ứng việc luyện tập. Geusens và Dequeker(1991) kết luận rằng trong cả nam giới lẫn nữ giới và cả người trẻ lẫn người già, tập luyện trong ít nhất 14 tuần lễ mà sức tải tác dụng lên xương một cách tích cực sẽ có ảnh hưởng đến mật độ xương. Các trường hợp gẫy xương được biết do sức nén hay gặp hơn ở người trẻ đã trưởng thành, phản ánh sự đòi hỏi đang tăng lên hiện nay ở các vận động viên trẻ. Cần nghiên cứu nhiều hơn thông tin này nhằm xác định hiệu lực của các bài tập đặc biệt để làm tăng mật độ xương, đề phòng giãn xương do sức nén ở vận động viên và có thể giảm được tỉ lệ mắc xốp xương trong các năm về sau( Dalsky, 1989).

Sụn

Là một mô không được tưới máu, hoạt động của nó cần thiết để duy trì tình trạng dinh dưỡng và sự toàn vẹn về chức năng của sụn trong suốt nối liền mọi bề mặt thể gây hao mòn liên tục, làm mềm và cuối cùng thoái hóa sụn. Chẳng hạn mang các túi qua nặng hoặc các vật quá dài có thể làm vỡ sụn trong suốt nối liền các tấm tận cùng của các cơ có xương sống và làm gãy sụn xơ ở vòng xơ của các đĩa liên đốt sống. Phòng ngừa các chấn thương bên trong này là việc cần phải hiểu biết rõ và đáp ừng thích hợp trong quá trình huấn luyện.

Gân và dây chằng

Gân và dây chằng quanh khớp bào vệ chống chấn thương và không dựa vào hoạt động hoặc sự kiểm soát có ý thức. Khi và nếu hoạt động của cơ bắp không đủ để chống lại các lực đối kháng  thì độ căng của bao khớp kìm hãm các phân đoạn cơ thể, giống như sợi dây xích kìm hãm sự chuyển động quá mức của cột buồm một chiếc thuyền. Hoạt động bảo vệ như vậy yêu cầu các cấu trúc mô liên kết này vừa phải mạnh để đủ chống đỡ với mức lớn và tốc độ các lực đối kháng, vừa phải đàn hồi để phục hồi được trạng thái cũ của chúng trước khi bị kéo căng.

Gân có chức năng gấp bắp thịt và xương. Đó là những cấu trúc thụ động tích trữ năng lượng và đóng góp tới 50% toàn bộ năng lượng để chạy( Cavagna và Kaneko, 1977). Giống như dây chằng, gân có thể trở nên chặt căng khi dùng quá mức, bị kéo quá căng và đứt. Trong vòng tuổi ngoài 30, đặc biệt người ở tuổi trung niên và tuổi già, gân không được cấp máu và đứt khi ép nén đột ngột. Các vận động viên trẻ hơn thì sức ép nén đột ngột thường hay nhổ giật, lúc đó đơn vị cơ gân bị đứt đoạn và gân bị tách lìa khỏi xương( Riegger, 1985).

Tiêu chuẩn đánh giá sự toàn vẹn về dây chằng trong cơ thể người ta bao gồm độ  linh hoạt( chiều dài lúc có một vật tải đặc biệt) và độ cứng rắn( sự thay đổi chiều dài lúc có thay đổi đặc biệt ở lực tải). Trang bị được nhắm vào để đánh giá độ linh hoạt của đầu gối có nhiều mức độ tin cậy và nhiều mặt bằng vận động khác nhau( Hanten và Pace, 1987). Đo tình cứng rắn yêu cầu các mức cao về lực mà nhiều trang bị( hoặc qia định chủ quan) không đạt được. Còn nói chung độ linh hoạt thì đều đo được. Các dây chằng chặt quá thì phá hoại tình trạng cơ học sinh học bình thường và có thể thúc đẩy sinh ra các tổn thương bên trong liên quan đến sự sắp xếp không chỉnh( Beynnon, 1991). Tính linh hoạt của khớp tăng lên liên quan đến sự bât ổn và sự có thể của chấn thương. Weisman đã chứng minh rằng độ linh hoạt của khớp tăng lên sau khi mang tải chu kỳ và đã phỏng đoán rằng chấn thương đầu gối khi trượt băng thường  xảy ra ở cuối ngày vì mô liên kết đã mệt mỏi do co kéo lặp đi lặp lại sau cả một ngày trượt băng( Weisman va CS, 1980).

Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác định cách nào tốt nhất để phát triển các cấu trúc khớp bảo vệ chống chấn thương. Tuy nhiên một điều chắc chắn là bắp thịt không thể tập luyện để đáp ứng nhanh chóng và đủ mạnh để tránh được nhiều kiểu thương tích cho gân và dây chằng.

Sức kéo căng dây chằng của người có thể mạnh hơn hay không nếu không cần đến phẫu thuật vẫn là điều còn bàn. Các công trình nghiên cứu trên súc vật cho ta nghĩ rằng các dây chằng đáp lại việc luyện tập động bền bỉ bằng cách gia tăng lượng collagen và phát triển sức kéo căng tăng hơn( Tipton và CS,1978). Sức kéo căng  được đánh giá bằng lực tác động để gây đứt. Những công trình nghiên cứu tương tự như vậy chưa được thực hiện in vivo và người ta chưa biết rõ liệu bài tập tăng dần dần ở người có làm tăng sức kéo căng của dây chằng ở người cho rằng cần phải huấn luyện tối thiểu 12 tuần.

Cơ bắp

Có thể thấy các vết rách bằng kính hiển vi ở tế bào cơ hoặc bằng mắt thường ở các chỗ nối cơ gân. Trong mọi trườn hợp, biến cố thúc đẩy dường như là sự co cơ lệch tâm mạch. Dưới đây nói đến một số nội dung mạo riêng biệt của việc thử nghiệm và thành tích của cơ bắp.

SỨC MẠNH CỦA CƠ BẮP

Sức mạnh này là ngẫu lực xoắn tĩnh hoặc động mà một bắp thịt có thể sinh ra ở một tư thế đặc biệt và vận tốc đặc biệt của chi, và là chức năng của nhiều cắt chéo của cơ bắp, số lượng các thớ cơ được hoạt hóa, góc cân xương và mức độ thu nạp các đơn vị vận động. Sự cố gắng có chủ định phải tối đa, ngẫu lực xoắn của động tác co lệch tâm bình thường, thường lớn hơn 1,5 lần so với sự đồng tâm ở tốc độ thấp khi thử nghiệm thì sai khác ở ngẫu lực trở nên lớn hơn. Đó là vì ngẫu lực xoắn đồng tâm giảm đi khi tăng tốc độ vận động, trong khi mà ngẫu lực xoắn lệch tâm vẫn duy trì như vậy hoặc tăng ít nhiều( Hortobagyi, 1989).

Độ dài của bắp thịt có liên quan đến sức mạnh của cơ bắp và một bắp thịt bị kéo căng quá mức không đủ ngẫu lực ở điểm cần thiết đạt mức độ vận động. Chẳng hạn một cơ gluteus medium không thể sinh ra đủ ngẫu lực để duy trí một level pelvis khi chạy, ngay cả khi bắp thịt có thể đạt tới mức ngẫu lực đích ở tư thế rút ngắn lại nhiều hơn trong tầm mức khi thử nghiệm cơ bắp. Tư thế mà khi thử nghiệm bắp thịt và dò dự kiến có hoạt động là tư thế tới hạn để đánh giá một cách logic sức mạnh khi tuyển chọn trước mùa thi đấu.

Sức mạnh của cơ bắp giữa các nhóm cơ đối lập có thể rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương trong các cuộc thi đấu thể thao( Burkett, 1970). Mặc dù là ngẫu nhiên, chưa thấy các công trình nghiên cứu trước đây khẳng định ý kiến này, thông tin hoàn chỉnh hơn về sức mạnh của cơ bắp cuối cùng có thể chứng minh sự cân bằng cơ bắp tối ưu quanh nhiều khớp nối khác nhau đối với các môn thể thao đặc biệt.

Một khả năng khác về sức mạnh cơ bắp của chân tay là mức ngẫu lực xoắn bên phải và bên trái, bên nọ sẽ là 10 và 15% bên kia. Các cơ bắp xa phù hợp với công trình này, với chi thuận thể hiện mức ngẫu lực xoắn cao hơn. Càng gần, mức độ ngẫu lực xoắn có khuynh hướng càng giống nhau. Chưa có giải pháp thích đáng là ngẫu lực xoắn tuyệt đối bao nhiêu là “ bình thường”. Ngẫu lực tối đa tương đối tính theo phần trăm trọng lượng cơ thể không phải là một chỉ số thích hợp ( Delitto và CS, 1989). Việc tính toán các đòi hỏi về ngẫu lực xoắn riêng biệt đối với các tốc độ nhằm đạt thành tích cao sẽ phải tiến hành đầy đủ hơn, song việc nghiên cứu hiện vẫn còn là sơ khai. Vì hiểu biết của chúng ta về huấn luyện chính xác các môn thể thao theo chuyên nghiệp cón rất sơ sài. Zohar(1973) khuyên nên tập luyện vượt mức yêu cầu ở một chừng mực thích đáng đối với một hoạt động dự định.

TỐC ĐỘ CO

Trong nhiều môn thể thao, tốc độ là tiêu chuẩn. Chẳng hạn tốc độ chạy phụ thuộc và sự ức chế tất cả loại trừ hoạt động ly tâm tối thiểu cần thiết của cơ duỗi háng( gân kheo và gluteus maximus) để có thể tăng gia tốc chi trước( Hagood và CS, 1990). Cân bằng giữa hoạt động lệch tâm tối thiểu đó đủ để bảo vệ đầu gối cũng như xương chày tiến lên nhanh, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến tốc độ mong muốn là một thể cân bằng mỏng manh. Sự tập luyện quá nhanh chóng hoặc sự chờ đợi những điều thần kỳ ở các cá nhân mà không có khả năng thẩn kinh vận động như vậy dễ dẫn đến chấn thương.

Mức dộ tối đa của cơ bắp có một giới hạn trên về sinh lí, phụ thuộc vào độ dài của những sợi bắp thịt dó. Vượt quá tốc độ nói trên có nghĩa là không tạo được sức mạnh cơ bắp để bảo vệ, phó mặc những cấu trúc thụ động như một cơ chế bảo vệ cuối cùng. Hơn nữa, phát động sự co cơ( thời gian phản ứng) mặc dù đáp ứng được sự tập luyện, cũng vẫn có một giới hạn trên, nên người ta không thể đoán chắc được một người sung sức và được huấn luyện lại có thể miễn dịch được với chấn thương. Hiểu biết những yêu cầu của một môn thể thao và những năng lực của một cơ thể thì có thể tương hợp được giữa nhưng yêu cầu của một nhiệm vụ vả việc hoàn thành trách nhiệm tồn tại, nó có thể làm giảm nhẹ tỉ lệ mắc phải chấn thương.

Có thể thực hiện dễ dàng việc sàng lọc đối với ngẫu lực xoắn của cơ dụng một lực kế cầm tay và cân bằng tay, hoặc bằng thiết bị đẳng lực và điện cơ ký. Sanders và Eggart( 1985) đã miêu tả nhiều phát đồ thử và các bảng ghi kèm theo.

Nếu xác định được những thiếu xót trong việc sinh ra ngẫu nhiên xoắn của cơ, trong tốc độ hay thời gian phản ứng, thì phải tập luyện một chương trình luyện tập. Pearl và Moran( trong số nhiều tác giả khác) đã công bố những chương trình chi tiết có minh họa rõ rang cho hang loạt các chương trình tăng cường. (Pearl và Moran, 1986; American Academy of Orthopedic Surgeons, 1991).

TÍNH MỀM DẺO

Một cơ bắp chặt có chiều dài không đầy đủ là phát sinh vấn đề. Trong môn vượt chướng ngại vật, gân kheo chặt bó khít sự gấp háng và sự duỗi đầu gối, gây rách thường xuyên ở các chỗ nối gân cơ trong các cuộc thi vượt chướng ngại vật. Kém quyết liệt, nhưng cũng làm mất sức là đau phần dưới lưng, một di chứng viết trước được do gân kheo chặt ở nam giới( Biering- Sorensen, 1984).

Tính mềm dẻo là tổng hợp các cấu trúc gân, dây chằng và cơ bắp. Davies(1985) tin rằng mức vận động khớp( joint range of montion- ROM) vận động viên có thể thực hiện một cách chủ động, chứ không phải một cách thụ động do người giám sát, bởi vì các mức độ chủ động có tính hợp chức năng nhiều hơn. Drovak đã chứng minh rằng thử nghiệm ROM chủ động mô tả tốt hơn sự thiếu linh động, nhưng thử nghiệm thụ động lại tỏ rõ sự tăng linh động( Drovak và CS,1988). Vì thế cả thử nghiệm ROM chủ động và thụ động đều cần được thực hiện. Clarkson và Gilewich( 1989) đã mộ tả chi tiết các số đo ROM khớp với nhiều ảnh minh họa.

Các chương trình huấn luyện tăng sự mềm dẻo phải đặc hiệu đối với mô được xác định là có giới hạn. Bắp thịt đáp ứng lại với sự kéo căng chậm và tăng dần dần trong khi các dây chằng thì đòi hỏi thao tác ngang sâu và các bao khớp thì đòi hỏi các quy trình vận động như Palmer và Epler đã miêu tả( 1990). Anderson và Andeson (1980) đã miêu tả và minh họa các chương trình kéo căng hữu hiệu cho vận động viên.

SỨC BỀN CỦA CƠ

Sự cố gắng lặp đi lặp lại hoặc sự co rút kéo dài trong bất kì thời gian dài như thế nào cũng đòi hỏi những cơ chế ái khí vận dụng chu trình Kred. Khi không có số lượng đầy đủ oxy cung cấp cho mô nữa thì độ dẫn truyền của các thớ cơ chậm lại( Stulen và Deluca, 1981) và sức căng cơ hữu hiệu giảm đi, dù cho huy động them nhiều đơn vị vận động. Những thay đổi như thế có thể đánh giá bằng thử nghiệm chuỗi lực hoặc đo bằng sự luân phiên chu kì trung  tâm của một điện cơ đồ bề mặt. Sự suy giảm sức mạnh sau các lần co cơ lệch tâm gây mệt mỏi là đáng ghi nhận hơn sau khi co cơ đồng tâm gây mệt mỏi, và người ta tin rằng đó là vì các tồn thương rách cơ vi thể ở các dải Z do sự co dài của các sarcoma kéo dài. Sức bền của cơ thể có thể tăng lên nhờ luyện tập song hiệu quả tương đối là đặc hiệu. Chẳng hạn những người trượt băng đường trường có thể có VO2max cao khi chỉ trượt bằng chân, song trị số đó sụt giảm nếu có them hoạt động của tay  bởi vì sức cản ngoại vi  tăng lên của các chi trước ít được tập luyện hơn và nhu cầu của cơ thể cần tạo thăng bằng huyết áp( Arnot, 1981).

CÁC YẾU TỐ CẢM GIÁC THẦN KINH

Sẽ không hoàn chỉnh phần bàn luận này về cơ bắp nếu không nói đến vai trò hệ thần kinh trung ương và ngoại vi chỉ huy việc kiểm soát vận động và do đó ngăn ngừa chấn thương. Ta biết rằng trong các gắng sức đồng tâm tự giác, các đơn vị vận động nhỏ (loại I)( chủ yếu cung cấp các sợi cơ giật chậm) được huy động đầu tiên. Tuy nhiên, trong các gắng sức lệch tâm( Nardone và Schieppati, 1988) hoặc trong khi co rút không tự giác, như là khi có kích thích bằng điện( Sinacone và CS, 1990) thì mô hình này chưa được thể hiện và các đơn vị vận động loại II lớn hơn( cung cấp các sợi giật nhanh), được huy động đầu tiên. Nếu không có mô hình sinh lí bình thường, thì các phản xạ xảy ra để chống lại sự ngã đổ có thể là không đầy đủ.

Hệ thần kinh rất quan trọng để xác định thời gian hoạt động cơ, kiểm soát mức độ lực, và phối hợp các bắp thịt hợp đồng hay đối kháng. Một vài trong số các hoạt động đó có thể cải thiện được nhờ luyện tập, song các tiêu chuẩn thành tích vận động của các thể thao đặc biệt cần được xác định sao cho mỗi cá nhân có ý thức tập luyện với những mục tiêu đặc biệt. Ngay một tác động vô thưởng vô phạt như phát một trái bong tennis  cũng có thể dẫn tới chấn thương nếu thân mình của người phát bóng không nghiêng về bên trong khi quay người đánh. Không phải mọi vận động viên giỏi đều chăm sóc đến các vận động sinh lí của các bè mặt khớp với các đốt sống lưng, cũng không “cảm thấy” rằng cột xương sống lưng cần phải nghiêng về bên phải khi  thân người xoay về bên trái. Không phối hợp được các động tác đó tốt nhất thì lỗi xấu nhất là chấn thương. Một số vận động viên hiểu được phải vận động như thế nào hoặc quan sát kỹ những vận động viên giỏi để bắt chước những động tác cơ bản, song một số người phải học những động tác rất cơ bản để phòng ngừa chấn thương. Các đáp ứng phản xạ không chủ ý phụ thuộc và kích thích đến từ ngoài da, từ thụ thể khớp hoặc thụ thể cơ bắp.

Mức độ cảm giác, nhận thức và phối hợp được thể hiện trong nhiều dạng sàng lọc trước mùa thi đấu và cần phải đánh giá cẩn thận.

Da

Là bộ phận rộng nhất cơ thể và bộ phận có tầm quan trọng sống còn để kiểm soát cân bẳng nhiệt và cân bẳng thể dịch. Chú ý bảo vệ và chăm sóc da là điều rất quan trọng để đề phòng chấn thương. Đối với trẻ nhỏ, vì da bao phủ một bề mặt tương đối rộng nên trẻ em mất nhiệt nhanh hơn và có khuynh hướng rét run nhiều hơn. Hứng chịu tia tử ngoại thì da dễ bị carcinoma và cần được bảo vệ nhất là khi cường độ hứng chịu tăng cao vì nước, băng giá hay tuyết, thiếu ozon và khi lên độ cao. Cần đeo kính lọc để ào vệ mắt chống tia mặt trời, nước và băng.

Tư thế

Tư thế tĩnh và động phản ánh tình trạng toàn vẹn của các hệ cơ xương. Tư thế được đánh giá khi chọn vận động viên vì chắc chắn rằng sự bất đối xứng hoặc xắp sếp sai lệch là báo trước chấn thương Bach và cộng sự( 1985) gợi ý rằng tình trạng chặt của cơ có thể là nguyên nhân chấn thương trong môn chạy. Tư thế( trong nhiều điều khác) phải đối xứng, với một trò cố ưỡn lưng “bình thường”( tầm động tác trong vòng 20-600). Ngón chân phải hướng ra ngoài 60 và mỏm đầu gối phải chỉ thẳng ra phía trước. Sheehan(1992) cho rằng nếu không đạt được tư thế lí tưởng, nhất là đối với đôi chân, thì sẽ gây chấn thương- hoặc kiểu chấn thương do quá mức hoặc chấn thương rách hoặc mòn, do cử động lệch lạc lặp đi lặp lại. Ngoài các báo cáo mô tả và nhận xét, việc nghiên cứu các điều thừa nhận đó còn rất ít, các vận động viên chạy chân quay sấp đều nói là đầu gối đau, và trong nhiều trường hợp dùng miếng đệm chỉnh hình khỏi được các triệu chứng đó. Jess(1977) cho rằng ngón chân quá chõe là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề của chân và xương chày sau bị cưỡng bức kéo ra khỏi vị trí ngay ngắn khi chạy, hoạt động gấp gan bàn chân nối tắt với cơ mác nên nó không thể thay đổi thế quay sấp của bàn chân khi chạy. Có nhiều công trỉnh nghiên cứu có vẻ hợp logic song khi kiểm tra lại một cách ngẫu nhiên thì lại không đúng.

Một vấn đề nghiên cứu khác nữa là tỉ lệ giữa các bộ phận trong cơ thể trong việc phòng chấn thương thể thao. Khi trẻ em lớn lên thì tương quan giữa chiều dải của chân, của thân mình và cánh tay đều thay đổi. Ở trẻ nhỏ việc chạm ngón chân thực hiện dễ dàng song phần lớn thiếu niên thì không thực hiện được vì chân đã dài ra trong tỉ lệ so với tay và thân mình. Cố ép chạm ngón chân để kéo căng gân kheo thì là kéo phần lưng trên quá mức gây ra gù lồng ngực.

Tư thế và sự sắp xếp đúng đắn các bộ phận được đánh giá và ghi lại trên nhiều dạng, trong số đó có cách mà Kendall và cộng sự miêu tả( 1977). Các bài tập chỉnh thể đều có ích miễn là người tập kiên trì và miêu tả vấn đề không phải là ở chỗ không cải thiện cấu trúc cơ thể được bằng luyện tập.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •