>>
Home > Giới thiệu > Sứ mệnh

BÁC HỒ – NGƯỜI KHAI SINH NỀN THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM

LỜI KÊU GỌI ĐẦY SỨC SỐNG XUYÊN THỜI GIAN.

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.

Mỗi một ngươi dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khõe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vânên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.

Việc đó không tốn kếm, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vật thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.

Tự tôi ngày nào cũng tập.

                                                                                                                                        Tháng 3 năm 1946

                                                      HỒ CHÍ MINH

BÁC HỒ VỚI GIÁO DỤC THỂ CHẤT THẾ HỆ TRẺ.

Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển thể dục thể thao vì sức khõe nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Đối với thế hệ trẻ, Bác Hồ quan tâm sâu sắc đến việc bồi dưỡng và phát triển về mọi mặt, trong đó có mặt sức khõe. Thế hệ trè nếu được giáo dục và chăm sóc chu đáo cả thể chất và tinh thần, thì họ sẽ phát triển lành mạnh, hoàn thiện, trở thành những người năng động xây dựng xã hội mới, kế tục thành công sự nghiệp cách mạng của cha anh.

Khi còn là thầy giáo, Người đã quan tâm bồi dưỡng cho học sinh tuổi thiêu niên, nhi đồng lòng yêu nước thương dân, kiến thúc địa lý, lịch sủ dân tộc, hăng say lao động và trực tiếp giáo dục thể chất cho họ. Trong buổi lễ khai giảng Trương ĐH Nhân Dân Việt Nam ngày 19-1 – 1959, Bác căn dặn các sinh viên rằng: “Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa  – thể dục có tính chất tập thể và quần chúng ” như vậy các em mới phát triển toàn diện được.

LÀM THEO ĐIỀU NGƯỜI MONG ƯỚC.

Bước sang thế kỷ 21 trong xu thế hội nhập và phát triển chung của nền kinh tế xã hội, giáo dục ĐH Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mới cùng những thách thức mới, để tự khẳng định mình và cũng là để phát triển chính mình trong tình hình mới.

Hơn lúc nào hết đòi hỏi mỗi trường phải có những đổi mới một cách toàn diện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của từng trường, trong đó Trường ĐH TDTT 2 Tp.HCM cũng không đi ngoài quy luật ấy. Là một Trường ĐH lớn, đào tạo ra cán bộ TDTT cho cả nước, đứng trước xu thế phát triển của xã hội nói chung, cũng như ngành TDTT nói riêng thì hơn lúc nào hết nhà trường cần phải đổi mới về mọi mặt, từ tuyển sinh “đầu vào” đến “đổi mới” nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện giảng dạy cũng như mở rộng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thúc chuyên môn cho các thầy cô giáo…v.v. Kể cả chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chỉ sang đào tạo tín chỉ.

Bộ môn Bóng Đá là một trong những bộ phận cấu thành của nhà trường, được thành lập ngay từ khi thành lập trường 1976. Trải qua hơn 40 năm Bộ Môn Bóng Đá dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu Trường ĐH TDTT 2 Tp.HCM đã góp phần đào tạo ra hàng trăm sinh viên chuyên ngành bóng đá ra trường hiện nay họ đang tham gia vào công tác xây dựng, quản lý TDTT, giảng dạy, huấn luyện, thi đấu, giám sát cho các đội tuyển tỉnh, Quốc gia.

Theo ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, về đổi mới một cách toàn diện, theo kịp xu thế phát triển tất yếu của nhà trường. Đặc biệt là đào tạo theo nhu cầu xã hội, kéo thực tiễn về với lý luận. Bộ môn Bóng đá đã xây dựng kế hoạch đổi mới toàn diện, luôn đảm bảo tốt công tác giảng dạy, quản lý sinh viên trong nhà trương, bên cạnh đó cũng thường xuyên cử các giảng viên, sinh viên ưu tú tham gia, hổ trợ phát triển phong trào bóng đá các Cơ quan như (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất), Xí Nghiệp, Địa phương (Kim toàn đà nẵng), Trường học (ĐH Tôn Đức Thắng), Liên Đoàn Bóng Đa Việt Nam (football and futsal ), Học viên Bóng Đá HAGL JMJ (Lớp 2), Trung tâm bóng đá Nam Việt (Cơ sở một tại 117 Hồng Hà, Quận Tân Bình; Cơ sở hai tại số 2 Phan Thúc Duyện, Quận Tân Bình, TPHCM; Cơ sở ba số 131 Phan Chu Trinh, Quận Bình Thạnh, Cơ sỏ 4 số 6 Huyền Trân Công Chúa, Quận 1)

SỨ MỆNH CỦA TRUNG TÂM DẠY BÓNG ĐÁ NAM VIỆT


“Làm theo lời người mong ước: giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ , vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước”.

-Các bậc phu huynh và các em học sinh thân mến như chúng ta thấy hiện nay, các điều kiên sống hiện đại, đô thị hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, giao thông, đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn sức lực trong lao động cho con người. Chính vì điều đó chúng ta tiêu hao rất ít năng lượng. (dẫn đến béo phì, dư thừa cân)

-Về chương trình học tập, cho thấy nhiều bất cập, quá tải, không giáo dục toàn diện đặc biệt chương trình học chưa thực sự khoa hoc, học thuộc lòng, học tái tạo, vì vậy mất rất nhiều thời gian, học không có thời gian nghỉ ngơi, không có thời gian vui chơi, giải trí, vận động rèn luyện sức khỏe: điều này dẫn đến quá tải vơi tư chất học sinh. Sự chú ý của các em học sinh nhỏ lớp 1, 2 là sự chú ý không có ý thức , khó tập trung chú ý nghe giảng giải, sức chịu đựng sự chú ý của các em không dài, ở lứa tuổi 6 -7 thì khả năng chú ý không quá 20 phút, lứa tuổi 8 – 9 không quá 30 phút, và lứa tuổi 10 – 12 thì không quá 40 phút. Hỏi làm sao ???????? các e không bị cận thị khi tiết học quá dài 45 phút trở lên chưa kể các buổi học thêm như Ngoại ngữ, văn hóa thường kéo dài 1h30 phút, rồi về nhà tiếp tục học, chưa kể các ngày nghỉ các em thường chơi điện tử, xem hoạt hình quá nhiều…. (Dẫn đến cận ,viễn, loạn thị )

-Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này hệ thống các cơ còn yếu, đặc biệt là cơ lưng yếu nên không thể giữ lâu dài thân thể ở tư thế đúng. Các xương trong toàn bộ xương, đặc biệt là xương cột sống, ở lứa tuổi này cũng yếu, chúng dễ bị tác động từ bên ngoài. Vì vậy, do ngồi học lâu với tư thế không đúng kéo dài, cột sống của các em học sinh có thể bị cong vẹo, sự cong vẹo đó sẽ làm kìm hảm sự phát triển lồng ngực, sẽ làm rối loạn đáng kể hoạt động của tim và phổi làm giảm phế sút dung lượng, vì vậy, đối với học sinh lứa tuổi này điều rất quan trọng và rất cần thiết là thường xuyên hang ngày tập luyện thể thao, trò chơi linh hoạt ngoài trời để tăng cường sức mạnh của cơ thể, bảy yếu tố phát triển thể chất thì sấu yếu tố hập thụ từ ánh nắng mặt trời.

-Theo Tài Liệu “Nhân Tài Học Thể Thao” GS-TS Lê Nguyệt Nga: Chế độ dinh dưỡng giàu protid động vật có chất lượng cao, muối khoáng, vi lượng và vitamin là không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao, nhưng cần một điều kiện tất yếu nữa cho sự phát triển chiều cao là phổ cập phong trào thể dục thể thao, Cô cho rằng ăn uốngluyện tập thể thao là 2 bánh xe của sự phát triển cơ thể, chúng cần phối hợp nhịp nhàng với nhau mới thúc đẩy cơ thể phát dục lành mạnh. (Phát triển thể chất không cân đối)

-Yếu tố xã hội, ngày nay mỗi gia đình Việt Nam chúng ta thường sinh một đến hai con nên mọi thứ đều dồn hết cho con cái, bố mẹ dành cho những gì thuận lợi và tốt đẹp nhất cho con. Làm cho các con có tính ích kỉ,luôn cho mình là nhất ( Ý chí kém, tính kỹ luật không cao)

-Với một xã hội bằng cấp, các em được gia đình đầu tư hầu như tròn vẹn cho việc học văn hóa để đạt được bằng cấp vì thế các chương trình rèn luyện kỹ năng sống, các hoạt động vui chơi, giải trí để giáo dục toàn diện thì rất xa lạ với các em (Thiếu kỹ năng sống).

Để đạt được sứ mệnh trên, Trung tâm bóng đá Nam Việt (www.bongdanamviet.com). Căn cứ vào các mặt trên đã biên soạn chương trình giáo dục cho các em với 6 mục đích sau:

  1. Tạo sân chơi lành mạnh sau những giờ học căng thẳng.
  2. Phát triển hài hòa thể chất và tinh thần.
  3. Trẻ em không béo phì, không cận thị.
  4. Có kỹ năng sống.
  5. Tính kỹ luật và ý chí cao.
  6. Lễ phép.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Top