CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ CỘNG ĐỒNG NAM VIỆT SÀI GÒN LỨA TUỔI 4 – 18. BONGDANAMVIET.VN

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ CỘNG ĐỒNG NAM VIỆTSÀI GÒN LỨA TUỔI 4 – 18. BONGDANAMVIET.VN

Thạc sĩ: Giảng viên – HLV B/AFC Trịnh Đình Dương ĐH TDTT Tp.HCM – 0902002728

LỜI NÓI ĐẦU

          Nhà trường và các tổ chức giáo dục khác thường phải tiến hành các hoạt động giáo dục trong những không gian, thời gian nhất định, tạo nên một quá trình giáo dục (có mở đầu, diển biến và kết thúc với những kết quả nhất định). Trong quá trình giáo dục nhất thiết phải có sự tác động qua lại giữa nhà giáo dục với tập thể và các cá nhân trẻ em. Chưa bao giờ như thời kỳ hiện nay, công tác giáo dục thế hệ trẻ trên toàn thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển như nước ta lại phải đương đầu với nhiều thách thức lớn lao như vậy. Hơn lúc nào hết đòi hỏi các nhà trường và các tổ chức giáo dục khác phải có những  đổi mới một cách toàn diện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó Trường ĐH TDTT Tp.HCM cũng không đi ngoài quy luật ấy. Là một trường đại học lớn, đào tạo ra cán bộ TDTT cho các tĩnh phía nam, đứng trước xu thế phát triển của xã hội nói chung, cũng như nghành TDTT nói riêng thì hơn lúc nào hết nhà trường càng phải đổi mới về mọi mặt, từ tuyển sinh đầu vào đến đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện giảng dạy cũng như mở rộng các chuyên nghành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngủ giảng viên. Bộ môn bóng đá là một trong những bộ phận cấu thành nhà trường, được thành lập ngay từ ngày đầu thành lập trường năm 1976.

Trải qua hơn 40 năm bộ môn bóng đá dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu Trường ĐH TDTT Tp.HCM đa góp phần đào tạo ra hang trăm sinh viên chuyên nghành ra trường hiện nay họ đang tham gia vào công tác xây dựng, quản lý TDTT, huấn luyện, trọng tài, giám sát, đặc biệt là Trường ĐH TDTT duy nhất trên cả nước đào tạo ra sinh viên thi đấu cho 5 đội tuyển bóng đá Quốc Gia sân lớn 11 người Cầu thủ Nguyễn Hải Anh, Thùy Trang, đội tuyển Quốc Gia futsal Phạm Đức Hòa, Khổng  Đình Hùng, Vũ Quốc Hưng, Thanh Hằng, …Cũng chừng ấy năm, các thế hệ cán bộ giảng viên giảng dạy của bộ môn đã nghiên cứu, biên soạn rất nhiều giáo trình, chuyên khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên Trường ĐH TDTT. Tuy nhiên những giáo trình này cần phải điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với xu thế phát triển thời đại, nhất là lĩnh vực đào tạo và huấn luyện bóng đá trẻ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong công tác giảng dạy chuyên môn với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của bộ môn bóng đá. Chính vì vậy tôi và một số đồng nghiệp trong bộ môn bóng đá Trường ĐH TDTT Tp.HCM đã quyết tâm biên soạn: CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ CỘNG ĐỒNG NAM VIỆT SÀI GÒN LỨA TUỔI 4-18. – BONGDANAMVIET.VN

CHƯƠNG I: CƠ SỞ BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH BÓNG ĐÁ TRẺ NAM VIỆT SÀI GÒN LỨA TUỔI 4-18. (BONGDANAMVIET.VN)

  1. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRƯỞNG THÀNH:

Thể hình và dáng vóc của người trưởng thành , nhất là chiều cao, được quyết định bởi đặc điểm sinh trưởng của kiểu hình cơ thể, tốc độ và thời gian duy trì sinh trưởng, thời điểm phát dục sớm hay muộn, thời gian phát dục dài hay ngắn và mức độ phát dục sung mãn, hoàn thiện hay có khiếm khuyết.

Các nhân tố chủ yếu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục trẻ em là: Đặc điểm di truyền cá thể và chủng tộc, chế độ cung cấp dinh dưỡng, hoàn cảnh môi trườngđiều kiện sống. Tất cả các yếu tố này đều có tác động lên quá trình trao đổi chất trong cơ thể, lên các tế bào và cơ quan hiệu ứng Ceffecttor, liên hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, qua đó chúng gây ảnh hưởng và chi phối quá trình trưởng thành, phát dục của trẻ em.

1.1. Yếu tố di truyền:

Những đặc tính di truyền do chủng tộc và gia tộc truyền lại cho thế hệ sau là những yếu tố có tính bẩm sinh thường có tác dụng trực tiếp quyết định đến hình thức và tính chất của qúa trình trao đổi chất trong cơ thể, tiềm năng sinh trưởng của các tế bào và cơ quan hiệu ứng, đến năng lực điều tiết của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, là những yếu tố có vai trò quyết định đến sự hình thành và thể chất của các thế hệ con cháu, những biến đổi bệnh lý về kiểu gien (genotipe) của bộ nhiểm sắc thể chắc chắn sẽ biểu hiện ra kiểu hình di tật về thể hình. Di truyền quyết định khả năng phát dục của cơ thể, còn điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường thì ảnh hưởng tới tốc độ phát dục và mức độ đạt đến cuối cùng. Không có hoàn cảnh bên ngoài duy trì sự tồn tại của cơ thể thì cơ thể cũng khó tồn tại.

1.2. Nhân tố môi trường:

Nhân tố môi trường bao gồm: điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, dinh dưỡng, huấn luyện thể thao vv…Nói chung, thiếu niên nhi đồng mà sinh sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tương đối cao và vùng ôn đới, tuổi dây thì xuất hiện tương đối sớm, trình độ phát dục của cơ thể thấp hơn một chút. Thiếu niên – nhi đồng ở vùng có nhiệt độ tương đối thấp và vùng hàn đới, tuổi dậy thì muộn hơn một chút, trình độ phát dục của cơ thể cao hơn một chút. Sự khác biệt về khí hậu hai mền Nam – Bắc  của Trung Quốc khá lớn, về mặt phát triển của cơ thể có sự khác biệt theo vùng. Căn cứ kết quả điều tra diện rộng trên toàn khắp đất nước Trung Quốc cho thấy: Chiều cao nam 17 tuổi tại Bắc Kinh là 1m68, Vủ Hán là 1m67, Quảng Châu là 1m64. Hầu như có xu hướng phía Bắc cao hơn phía Nam.

1.3. Dinh dưỡng:

Thiêu niên – nhi đồng trong giai đoạn phát dục trưởng thành nhanh chóng, dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm (đạm động vật và đạm thực vật) và các chất khoáng là cơ sở vật chất của sự phát dục và trưởng thành. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng  và cân bằng cơ thể xúc tiến sự phát dục trưởng thành của thiêu niên – nhi đồng. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng kém không những ảnh hưởng tới sự phát dục mà còn sinh bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực vận động. Nếu dinh dưỡng không đủ trong một thời gian kéo dài, hoặc trong dinh dưỡng thiếu chất đạm và các nguyên tố vi lượng, Canxi, Sắt ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của xương, độ phát triển chin muồi của xương. Do đó khi xương đã cốt hóa vẫn chưa đạt tới độ dài đáng có và tạo thành thể hình thấp, nhỏ. Ngoài ra dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới đại nảo và sự phát triển trí lực. Dinh dưỡng không đủ trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về số lượng và chất lượng của tế bào nảo, làm giảm trí lực của thiếu niên – nhi đồng, chức năng suy thoái.

1.4. Tập luyện và huấn luyện TDTT:

Thể thao là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ xúc tiến sự phát triển của cơ thể và tăng cường thể chất. Khi con người tập luyện, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng cường rõ rệt, từ đó xúc tiến sự phát triển các bộ phận của cơ thể. Thí dụ: Xúc tiến sự can xi hóa của xương, tăng cường khả năng cơ học của xương, thúc đẩy sự tăng trương của cơ, năng cao tố chất sức mạnh. Ngoài ra, lợi dụng các nhân tố tự nhiên (khí hậu, ánh nắng mặt trời) tiến hành tập luyện TDTT có thể tăng cường khả năng thích nghi của thiếu niên – nhi đồng đối với môi trường bên ngoài, tăng cường khả năng đề kháng bệnh tật của cơ thể. Giảm tần số mắc bệnh từ đó nâng cao trình độ phát triển của cơ thể.

1.5. Các công trình nghiên cứu khoa học về sự phát triển thể chất trên toàn thế giới:

– Nghiên cứu của GS-TS Kawabata Aigushi (Nhật Bản): Có phải cha mẹ đều thấp chỉ có thể sinh ra những đứa con thấp bé không? Câu trả lời là không! Chiều cao con người không chỉ do di truyền, mà ảnh hưởng các yếu tố hậu thiên (môi trường, hoàn cảnh, điều kiện sống và lối sống.vv…) có vai trò quyết định rất lớn. Tiến sỹ Kawa bata được giao nhiệm vụ và cấp kinh phí dung phương pháp phân tích điện não để nghiên cứu làm rõ nguyên nhân chủ yếu về hiệu suất tăng trưởng chiều cao của học sinh từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của bậc trung học phổ thông ở Tokyo. Kết quả phân tích điện nảo đã cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển chiều cao là chế độ dinh dưỡng, chiếm 31%, tiếp đến là di truyền chiếm 23%, ảnh hưởng của luyện tập thể thao là 20% và cuối cùng là các yếu tố môi trường, tâm lý chiếm 26%.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy yếu tố di truyền chỉ chiếm 23%, trong đó các yếu tố khác có ảnh hưởng chiếm tơi 77%, điều này đã chứng tỏ cha mẹ thấp, con cái không nhất thiết sẽ thấp, chỉ cần có điều kiện sống và môi trường thích hợp, hoàn toàn có thể cao như những người khác, bản thân Kawabata là một chứng cứ cụ thể nhất chứng minh cho kết luận trên, ông sinh ra trong gia đình ông bố chỉ cao 1m52, mẹ cao1m47, nhờ những nổ lực của bản thân ông cao 1m66. Do sự chăm sóc một cách khoa học con trai của ông cao 1m73, thực tế này chứng tỏ thay đổi lối sống, mức sống và cải thiện môi trường sống có thể phát huy tối đa tiềm năng sinh trưởng tiềm ẩn của di truyền để phát triển chiều cao của trẻ em hiện nay và cho thế hệ tương lai.

-Nghiên cứu khoa học của Irogai Kuriyoshi: Quan điểm chiều cao cơ thể do di truyền quyết định, cho tới nay vẫn còn là một định kiến chi phối tư tưởng một số người. Sau chiến tranh, thanh niên Nhật Bản phát triển tăng tốc về chiều cao là nhờ chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống đã được cải thiện nhiều, cũng có thể nói quyết định sự phát triển của chiều cao là dinh dương, luyện tập thể thao và điều kiện sống thay đổi. Tuy vậy người Nhật sống trong nước vẫn không cao bằng con cháu những người Nhật sống ở Mỹ và Hawai, điều này càng chứng tỏ mạnh mẽ ảnh hưởng quan trọng của điều kiện sống đối với sự phát triển chiều cao. Thực tế đó đưa tác giã đi đến kết luận cho rằng 77% chiều cao do dinh dưỡng, môi trường và điều kiện sống quyết định. Di truyền quyết định chiều cao là quan niệm củ kỹ cần vứt bỏ.

-Theo Tài Liệu “Nhân Tài Học Thể Thao” GS-TS Lê Nguyệt Nga: Chế độ dinh dưỡng giàu protid động vật có chất lượng cao (Đủ 8 loại acid amin không thể thay thế), muối khoáng, vi lượng và vitamin là không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao, nhưng cần một điều kiện tất yếu nữa cho sự phát triển chiều cao là phổ cập phong trào thể dục thể thao, Cô cho rằng ăn uống và luyện tập thể thao là 2 bánh xe của sự phát dục cơ thể, chúng cần phối hợp nhịp nhàng với nhau mới thúc đẩy cơ thể phát dục lành mạnh.

  1. QUY LUẬT PHÁT DỤC TRƯỞNG THÀNH CỦA THIẾU NIÊN – NHI ĐỒNG.

Quy luật phát dục trưởng thành là chỉ hiện tượng chung sẵn có trong quá trình phát dục trưởng thành của quần thể thiếu niên – nhi đồng. Tuy nhiên trong quá trình phát dục của thiếu niên – nhi đồng, do các nhân tố về sinh hoạt, môi trường, dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, di truyền…. nên xuất hiện sự khác biệt nhiều mặt, nhưng vẫn có quy luật chung của nó.

2.1. Sự phát dục trưởng thành thiếu niên – nhi đồng.

Là quá trình từ lượng biến tới chất. Sự phát dục sinh trưởng của nhi đồng – thiếu niên cũng như vậy, từ nhi đồng thiếu niên tới trưởng thành là một quá trình phức tạp từ biến đổi âượng nhỏ, không lộ rõ, tới biến đổi về chất căn bản – đột ngột. Xương của nhi đồng, thiếu niên từ sụn mềm biến thành xương cứng, tinh hoàn và noản sáo từ chưa hình thành tới hình thành, đều là biến đổi về lượng nhỏ tới biến đổi về chất một cách cơ bản, đột ngột. Ngoài ra, biến đổi về lượng và biến đổi về chất được tiến hành đồng thời. Thí dụ đại nảo trong quá trình to ra và nặng lên các chức năng ghi nhớ, tư duy, phân tích cũng đuợc phát triển không ngừng. Ngoài ra sau khi thể tích, trọng lượng tăng lên, chức năng của nó được phát triển không ngừng.

Cơ thể nhi đồng không chỉ là cơ thể nhỏ hơn so với người trưởng thành, mà còn là những cơ thể tương đối đơn giản, tuyệt đối không phải sự thu nhỏ của người lớn.

2.2. Tính liên tục và tính giai đoạn.

Sự phát dục trưởng thành có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm độc lập của nó khác với các giai đoạn khác. Ngoài ra, mỗi giai đoạn trước và giai đoạn sau có sự kế thừa. Giai đoạn đặt cơ sở tất yếu cho sự phát dục của giai đoạn sau. Bất kỳ sự phát triển của giai đoạn nào bị trở ngại đều có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của giai đoạn sau. Thí dụ: Trọng lượng của quả tim nhi đồng – thiếu niên được tăng lên liên tục, nhưng cũng có sự tăng trưởng theo giai đoạn rõ rệt, cùng với sự tăng lên của lứa tuổi. Quả tim to dần lên, khi 9 tuổi trọng lượng của tim gấp 6 lần lúc mới sinh (20-25gam), sau thời kỳ thanh xuân (thời kỳ dậy thì) gấp 12 -14 lần, đạt tới mức cuả người trưởng thành.

Quy luật phát triển trưởng thành có tính liên tục và tính giai đoạn cho ta biết, khi tiến hành tuyển chọn khoa học, đặc biệt khi tyển chọn vận động viên. Cần tính đến đặc điểm lứa tuổi của sự phát dục, trưởng thành chú ý tính giai đoạn cuả các chỉ tiêu tuyển chọn, đánh giá hợp lý trình độ phát dục, trưởng thành của nhi đông – thiếu niên. Đồng thời trong huấn luyện thể thao cũng phải bố trí một cách khoa học cường độ và hướng vận động để tránh việc vì lượng vận động quá lớn mà ảnh hưởng tới sự phát dục và trưởng thành của nhi đồng – thiếu niên.

2.3. Tốc độ phát dục theo làn song.

Sự phát dục trưởng thành của con người không phải theo đường thẳng mà được tiến hành theo hình sóng  với tốc độ không đều, có lúc nhanh, có lúc chậm hoặc xen kẽ nhanh – chậm. Thí dụ: Chiều cao, cân nặng, tới lúc trưởng thành có hai giai đoạn tăng đột ngột. Lần tăng đột ngột thứ  nhất bắt đầu trong thời kỳ thai nhi, lần tăng thứ hai bắt đầu từ 10 – 12 tuổi. Nếu lấy ngày sinh làm giới hạn cũng có thể nói trong thời kỳ thai nhi, tốc độ phát triển của chiều cao và cân nặng đạt đến đỉnh cao thứ nhất, sau khi ra đời tốc độ giảm thấp cho tới khi bắt đầu lần tăng đột ngột thứ hai.

Trong lần tăng đột ngột thứ nhất, chiều cao trong bào thai (tháng thứ 4 – 6) tăng rất nhanh, 3 tháng tăng ước chừng 27cm, chiếm ½ độ tăng chiều cao của cả thời kỳ thai nhi, đây là thời kỳ tăng Chiều cao nhanh nhất trong cả cuộc đời. Cân nặng tăng nhanh nhất vào cuối kỳ mang thai (tháng thứ 7 – 9) trong 3 tháng tăng khoảng 3200gam, chiếm 2/3 độ tăng cân nặng của thời kỳ thai nhi. Đây cũng là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của cuộc đời. Sau khi ra đời tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm chậm nhưng trong năm thứ nhất chiều cao tăng 20 – 25cm bằng 50% khi mới sinh, căn nặng tăng 6-7kg tăng 2 lần khi mới sinh. Năm thứ hai chiều cao tăng 10cm, cân nặng tăng 2,5-3,5kg sau đó tốc độ tăng trưởng giảm một cách ổn định và giử mức đó cho tới lần tăng đột biến lần hai. Lúc này chiều cao tăng 7-8cm, nhất đạt tới 10-12cm, cân nặng mỗi năm tăng 5-6kg có lúc đạt tới 8-10kg. Sau đó tốc độ tăng bắt đầu giảm dần cho tới lúc phát triển hoàn thiện. Sau khi hoàn toàn cốt hóa các xương, chiều cao tới giai đoạn dừng phát triển.

2.4. Tính không đồng đều và tính thống nhất.

Có cơ quan hệ thống phát triển nhanh, có cơ quan hệ thống phát triển chậm nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau và có tính thống nhất. Thí du: Sự phát triển của hệ thần kinh sớm và nhanh hơn so với sự phát triển của các hệ thống khác.

Đại nảo là cơ quan quan trọng điều khiển toàn thân được phát triển trước và nhanh. Khi còn phôi thai, hệ thần kinh được hình thành đầu tiên đây cũng là nguyên nhân của việc trong giai đoạn đầu của thai nhi, đầu chiếm ½ toàn thân sau đó đầu luôn luôn được ưu tiên phát triển ưu tiên. Trọng lượng não của đứa trẻ mới sinh ra đã đạt tơi 25% trọng lượng não của người trưởng thành, cùng lúc đó cân nặng chỉ bằng 5% cân nặng của người trưởng thành. Sự phát triển của nảo bộ của trẻ ở tuổi thứ nhất vẫn nhanh có thể đạt 50% mức phát triển cần thiết. Năm thứ hai tăng lên thêm 20% tới lúc 6 tuổi sự phát triển của não đạt tới 90% trọng lượng não bộ của người trưởng thành. Do đó, nhi đồng 6-7 tuổi chu vi đầu là một chỉ tiêu tương đối quan trọng. Ngược vơi hệ thần kinh, sự phát triển của hệ thống sinh dục lại muộn và kéo dài, trong 10 năm đầu của cuộc đời hệ thống sinh dục hầu như chưa phát triển bao nhiêu, mà phải sau khi bắt đầu sự tăng đột ngột phát dục lần thứ hai của toàn thân, hệ thống sinh dục mới phát triển nhanh.

Ngoài ra cùng một hệ thống, trình độ phát triển ở các bộ phận khác nhau cũng khác nhau. Thí dụ: Sự phát triển của hệ cơ, sự phát triển của cơ lớn nhanh hơn các cơ bé, cơ lưng phát triển sớm hơn cơ tứ chi, cơ co phát triển nhanh hơn cơ duổi, cơ chi trên phát triển nhanh hơn cơ chi dưới. Tuy rằng tốc độ và thời gian phát triển của các hệ thống của cơ thể không giống nhau, nhưng cơ thể là một thể thống nhất, sự phát triển của các hệ thống có sự quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Sự phát triển của cơ quan nội tạng (hô hấp, tiêu hóa, tim, huyết quản, thận…) trong tình trạng bình thường, phù hợp với sự phát triển chiều cao, cân nặng có tính thống nhất.

Các điểm trên đay là quy luật chung của sự phát dục trưởng thành của nhi đồng – thiếu niên. Nhưng mỗi em nhi đồng có tốc độ và đặc điểm phát dục riêng, không những biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau, cuối cùng khi đạt tới sự phát triển hoàn thiện cũng khác nhau, cho nên khi đánh giá trình độ phát dục trưởng thành của nhi đồng thiếu niên vừa phải suy nghĩ tới quy luật chung của sự phát dục trưởng thành, vừa phải chú ý tới đặc điểm riêng của các em. Chỉ có như vậy mới đánh giá chính xác trình độ phát dục của các em, mới tuyển chọn được những vận động viên có trình độ phát dục cao, tiềm năng, khả năng vận động cao có tiền đồ phát triển.

  1. QUY LUẬT THỨ TỰ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ PHẬN CỦA LOÀI NGƯỜI.

3.1. Đặc điểm của quy luật đầu phát triển trước, chân phát triển sau.

Thai 2 tháng:                  Đầu   =       1/2 chiều cao

Thân =       3/8 chiều cao

Chân =       1/8 chiều cao

Trẻ mới sinh:                  Chu vi đầu  34,3cm        =       62,1% lúc 17-18 tuổi.

Vòng ngực   32,8cm        =       40,6%         //

Cao đứng    50,6cm        =       30,2%         //

Cao ngồi     33,7cm        =       37,3%         //

Chân           16,9cm        =       21,8%         //

Đảm bảo sự chi phối đối với toàn thân, nảo phát triển trước, có đầu rất lớn, lưng tương đối dài, chân ngắn và nhỏ. Từ đó có quy luật đầu phát triển trước, chân phát triển sau.

Quy luật đầu trước, đuôi sau, thứ tự phát dục của động tác cũng vậy: Ngẩng đầu, quay đầu – phát triển đến dùng tay lấy đồ vật – tiến hơn một bước nữa là hoạt động của lưng (lật, lẩy, ngồi thẳng), cuối cùng phát triển tới hoạt động của chi dưới và động tác phối hợp với các bộ phận khác như bò, đứng, đi.

3.2. Đặc điểm của quy luật hướng tâm.

Sau khi ra đời từ ấu nhi tới người trưởng thành, tỷ lệ sinh trưởng phát dục các bộ phận tuân theo quy luật hướng tâm. Đặc điểm của quy luật hướng tâm tuy rằng sau khi ra đời đã bắt đầu. Nhưng ở cao trào sinh trưởng thì phát dục lần 2 được biểu hiện rõ rệt. Tay chân được phát triển nhanh chóng, sau đó là lưng, còn sự thay đổi của đầu thì không rõ. Cuối cùng tỷ lệ của đầu tương đối nhỏ: (chiếm 1/8 chiều cao đứng), thân tương đối ngắn (khoảng 3/8 chiều cao đứng), chân tương đối dài (chiếm ½ chiều cao đứng người trưởng thành). Trong quá trình từ ấu nhi đến trưởng thành, đầu tăng gấp đôi, thân tăng 3, tay tăng 4, chân tăng 5.

  1. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI CỦA SỰ PHÁT DỤC TRƯỞNG THÀNH CỦA NHI ĐỒNG THIẾU NIÊN.

Sự phát dục trưởng thành của nhi đồng thiêu niên có quan hệ mật thiết tới lứa tuổi, lứa tuổi khác nhau, đặc điểm của sự phát dục trưởng thành, tốc độ phát triển nhanh chậm đều không giống nhau. Đặc điểm sự phát dục trưởng thành của nhi đồng thiếu niên ở các lứa tuổi khác nhau. Không những là nội dung cơ bản của sự phát dục trưởng thành mà còn là một trong những căn cứ lý luận của việc tuyển chọn vđv một cách khoa học.

4.1. Đặc điểm lứa tuổi của hình thái cơ thể.

Số lượng lớn các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã cho thấy, thành tích Quốc tế xuất sắc có quan hệ mật thiết với đặc điểm thể hình của vđv. Đặc biệt một số chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, nó không những phản ánh tính phát dục cơ thể vđv  nhi đồng thiếu niên, mà còn thống nhất với sự phát dục các cơ quan tổ chức của cơ thể. Thí du: Sự tăng trưởng các cơ bắp, sự lớn nhỏ của trái tim, sự lớn nhỏ của dung tích sống trong trạng thái bình thường đều tăng theo sự phát triển của chiều cao, cân nặng. Do đó ở mức độ nhất định chiều cao và cân nặng có tính đại diện phản ánh sự phát dục trưởng thành của nhi đồng thiếu niên.

Tài liệu điều tra thể chất của các nước trên thế giới cho biết các nhi đồng- thiếu niên nam từ 7-17 tuổi, chiều cao và cân nặng tăng trưởng theo lứa tuổi. Từ 7-10 tuổi chiều cao mỗi năm tăng 4-5cm (trung bình mỗi năm tăng khoảng 4,68cm), từ 11-14 tuổi chiều cao tăng gia tốc mỗi năm tăng từ 5-7cm (trung bình mỗi năm tăng khoảng 5,98cm). Từ 15 tuổi trở lên tốc độ tăng có giảm đi. Độ tăng trưởng lớn nhất vào năm 12 tuổi là 6,6cm. Cân nặng từ 7-10 tuổi mỗi năm tăng 1-3kg (trung bình mỗi năm tăng 2,3kg). Năm 11-14 tuổi cân nặng tăng theo gia tốc mỗi năm tăng 3-6kg (trung bình mỗi năm tăng khoảng 4,63kg) sau 15 tuổi tốc độ tăng giảm đi, độ tăng trưởng lớn nhất lúc 13 tuổi là 5,5kg.

Các em nhi đồng-thiếu niên nữ, chiều cao và cân nặng cũng tăng theo lứa tuổi 7-9 tuổi, chiều cao mỗi năm tăng từ 4-6cm (trung bình mỗi năm tăng khoảng 5,07cm). 10-12 tuổi là thời kỳ phát triển gia tốc, trung bình mỗi năm cao khoảng 5,33cm. Sau 13 tuổi tốc độ tăng giảm đi, độ tăng trưởng lớn nhất vào năm11 tuổi là 5,9cm. Cân nặng từ 7-9 tuổi mỗi năm tăng từ 1-3kg (trung bình mỗi năm tăng 2,4kg). Trong giai đoạn phát triển nhanh từ 10-12 tuổi, mỗi năm tăng từ 3-5kg (trung bình mỗi năm tăng khoảng 3,97kg). 13 tuổi duy trì 1-2 năm tốc độ phát triển tương đối nhanh, sau đó tốc độ giảm rõ rệt. Độ tăng trưởng lớn nhất vào năm 11 tuổi là 4,4kg.

Các số liệu trên cho thấy khoảng từ 11 tuổi, tốc độ phát dục trưởng thành bắt đầu tăng, thời kỳ dậy thì phát dục mạnh mẽ. Trong thời kỳ dậy thì tốc độ tăng trưởng của chiều cao, cân nặng của nử 11 tuổi và nam 12-13 tuổi đạt tới đỉnh cao. Sau khi đạt tới đỉnh cao, hai chỉ tiêu trên còn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao khoảng 1-2 năm sau,  sau đó giảm dần với tốc độ nhanh.

Ngoài ra xem xét về lượng của sự biến đổi trong thời kỳ phát triển với tốc độ nhanh, lượng tăng lên lớn. Thí dụ: chiều cao của nam 11-14 tuổi, trong 4 năm, tăng 23,9cm trung bình mỗi năm 5,98cm. Còn từ 15-21 tuổi trong 7 năm chỉ tăng 7cm, mỗi năm trung bình chỉ tăng 1cm. Chiều cao tăng của 4 năm trước gấp 3,7 lần so với 7 năm sau. Tốc độ tăng trưởng trung bình của 4 năm trước gấp 6 lần so với 7 năm sau.

Các em nử, trong 4 năm từ 11-14 tuổi, chiều cao tăng 15,6cm, trung bình mỗi năm là 3,9cm. Từ 15-17 tuổi, trong 7 năm chỉ tăng 2,6cm, trung bình mỗi năm 0,37cm. Chiều cao tăng trưởng của 4 năm trước gấp 6 lần của 7 năm sau. Tốc độ tăng trung bình hang năm của 4 năm trước gấp 10,5 lần so với 7 năm sau. Ta thấy, 11-14 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của con người. Tốc độ phát triển giai đoạn này nhanh, chậm, phát triển tốt, xấu trực tiếp ảnh hưởng tới sự lớn nhỏ của cơ thể và hình dạng cơ thể.

4.2. Đặc điểm lứa tuổi của chức năng cơ thể.

Trong huấn luyện thể thao, chức năng của tim – huyết quản và phổi là nhân tố sinh lý quan trọng. Mà mạch đập, huyết áp và dung tich sống là chỉ tiêu sinh lý thường dung để tìm hiểu công năng tim phổi. Thời kỳ nhi đồng – thiếu niên cùng với lớn lên về tuổi, các quy luật và đặc điểm thể hiện rõ trong quá trình phát dục và sinh trưởng của cá thể.

Tần số tim và mạch đập là thống nhất trong tình trạng bình thường. Vì quá trình trao đổi chất của nhi đồng rất thịnh vượng. Sự phát triển của tim chưa hoàn toàn, chỉ có cách tăng tần số mạch đập mới có thể mới có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động cuả tổ chức. Do đó, mạch đập mỗi phút khi yên tĩnh của nhi đồng thiếu niên sẽ dần giảm đi theo sự tăng lên của lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ tần số tim mạch đập càng cao. Khi 1-2 tuổi, mạch đập 100-120l/p, khi 2-6 tuổi mạch đập 90-110l/p. Nam 7 tuổi trung binh 88,1l/p. Tới 17 tuổi giảm đi còn 80,4l/p. Mỗi năm giảm trung bình 0,8l/p. Người nam trưởng thành mạch đập trung bình là 75,7 +-4l/p. Người nử trươngr thành mạch đập trung bình là 77,5 +-8,9l/p.

Hoạt động của tim chịu sự điều tiết của hệ thần kinh. Nơ ron thần kinh chi phối sự hoạt động của tim tới khoảng 10 tuổi mới phát triển hoàn toàn. Do đó mạch đập không ổn định, tiết tấu mạch đập chưa có quy luật nhất định, Sau mười tuổi mạch đập mới ổn định.

4.3. Đặc điểm lứa tuổi của tố chất thể lực của cơ thể.

Tố chất nói chung chia làm 5 loại: Súc mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẽo, khả năng phối hợp vận động. Sự thay đổi của tố chất cơ thể trên cơ sở của sự phát triển hình thái, cơ năng. Nó thay đổi không ngừng theo lứa tuổi và có tính làn sóng, tính giai đoạn:

Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương-cơ, sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, nó còn được quyết định bởi năng lực khống chế, điều hòa của cơ. Sợi cơ của nhi đồng tương đối mạnh, hàm lượng các chất đạm của cơ còn ít, lượng dự trử các nguồn năng lượng ít, sự điều tiết của hệ thần kinh đối với cơ chưa hoàn thiện, hoạt động các cơ chưa nhịp nhàng, do đó sức mạnh cơ còn yếu. Nhưng cùng với sự tăng trưởng của lứa tuổi, sức mạnh cơ cũng được tăng lên. Theo tài liệu của Liên Xô, lúc 5-6 tuổi sức mạnh của cơ co cổ tay là 5,22kg, cơ duổi cổ tay là 4,61kg, cơ co lưng là 8,17kg, co duổi lưng là 14,65kg. Sức mạnh cơ duổi lưng lúc 11 tuổi là 72,0kg, tới 14 tuổi tăng tới 90,8kg. Từ 14-17 tuổi tăng tới 144kg – Theo tài liệu của Trung quốc, từ 10-13 tuổi, sức bật tăng rõ, lực bóp tay từ 14-16 tuổi tăng tương đối nhiều.

Tố chất tốc độ của nhi đồng-thiếu niên: tăng tự nhiên theo lứa tuổi, được phát triển sớm hơn các tố chất khác. Kết quả nghiên cứu của Liên xô cho thấy: Tố chất tốc độ phát triển nhanh nhất vào lúc 10-13 tuổi. Sau 14 tuổi tương đối chậm, sau 16-18 thay đổi không rõ rang, vào giai đoạn ổn định. Tố chất tốc độ của nhi đồng-thiếu niên Trung quốc phát triển nhanh nhất: Đối với nam từ 7-14 tuổi, nử 7-12 tuổi. Thành tích tố chất tốc độ đạt tới đỉnh cao nam lúc 19 tuổi, nử vào lúc 20 tuổi.

Sự phát triển của sức bền: Được chia làm 2 loại: Sức bền ưa khí, và sức bền yếm khi. Tố chất sức bền có liên quan đến độ tăng tiến của lứa tuổi cả nam và nử. Nhưng sức bền yếm khí phát triển sớm hơn sức bền ưa khí. Tài liệu nghiên cứu của trung quốc cho thấy, giai đoạn tăng nhanh tốc độ 400m ở nam 7-14 tuổi, ở nử 7-11 tuổi. Thành tích đạt tới đỉnh cao nam lúc 19 tuổi, nử vào lúc 20 tuổi. sự phát triển của sức bền chung lại tương đối muộn thường tới 30 tuổi hoặc muộn hơn.

Khả năng phối hợp vận động: là một tố chất tổng hợp nó liên quan đến khả năng định vị trong không gian và cảm giác về thời gian. Nhi đồng 4-6 tuổi, tính chính xác của định vị tương đối kém, từ 7-10 tuổi phát triển tương đối nhanh, sau 10-12 tuổi trên cơ bản ổn định. Philin chỉ ra, cùng với sự phát dục, trưởng thành, năng lực nhận biết, tần số động tác cũng thay đổi: Lúc 7-8 tuổi động tác đạp xe đạp có sai số tương đối lớn so với tần số quy định. Cùng với sự tăng lên của lứa tuổi 13-14, năng lực tái hiện tần số động tác quy định được nâng cao, trên cơ bản gần như người lớn.

Mềm dẻo: Độ lớn của mềm dẽo được quyết định bởi tính linh hoạt của các khớp, tính đàn hồi của cơ và dây chằng và tác dụng của hệ thần kinh trung ương. Độ mèm dẻo không phát triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của độ duổi cột sống ở nam lứa tuổi 7-14 tuổi, nử 7-12 tuổi được nâng cao rõ rệt. Khi tuổi lớn lên, sự phát triển chậm lại. Chỉ số lớn nhất của độ mềm dẻo của nam lúc 15 tuổi, của nử lúc 14 tuổi. Độ linh hoạt co duổi vai được nâng cao tới 12-13 tuổi, biên độ khớp hông lớn nhất lúc 7-10 tuổi sau đó độ mềm dẻo phát triển chậm, tới 13-14 tuổi tiếp cận chỉ số của người trưởng thành.

4.4. Đặc điểm lứa tuổi của tố chất tâm lý.

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của nhi đồng-thiếu niên là những đặc điểm chung, những đặc điểm đặc trưng hoặc đặc điểm bản chất được hình thành trong các đặc điểm lứa tuổi. Vì đặc điểm tâm lý lứa tuổi chịu sự chi phối  của rất nhiều nhân tố tương đối ổn định (như cấu tạo và chức năng) của nảo thiếu niên-nhi đồng lại chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và điều kiện giáo dục. Do đó tâm lý của thiếu niên-nhi đồng là tương đối ổn định. Nhưng cũng thay đổi ở chừng mực nhất định dưới sự biến đổi của cuộc sống xã hội và điều kiện giáo dục. Trong thời kỳ bào thai, hệ thống thần kinh phát triển không ngừng, các bộ phận cấp thấp của hệ thống thần kinh phát triển trước, sau đó hai bán cầu đại nảo được phát triển. Khi bào thai được 6,7 tháng, trên cơ bản đã có các rãnh, cá hố như người trưởng thành và cấu tạo sáu lớp của vỏ nảo. Nhưng đây chỉ là sự phát triển ban đầu của nạo bộ về hình thái, còn cấu tạo bên trong của tế bào não còn xa mới đạt tới trình độ phát triển chin mười. Do sự tăng lên của thể tích tế bào nảo và sợi thần kinh làm cho trọng lượng của nảo tăng lên không ngừng. Nảo của trẻ mới sinh nặng 390g tương đương 1/3 trọng lượng của nảo người lớn ( trọng lượng nảo người lớn bằng 1400g) chin tháng tăng tới 660g, lúc 2-3 tuổi là 900 tới 1011g tương 2/3 trọng lượng não người lớn. Lúc 7 tuổi đạt tới 1280g trên cơ bản gần bằng trọng lượng nảo người lớn, 9 tuổi là 1350g, 12 tuổi 1400g. Theo sự tăng trọng lượng của nảo, cấu tạo bên trong của bán cầu đại nảo, thể tích của tế bào tăng dần, phân hóa, sợi thần kinh dần dần tăng lên thần kinh. Từ đó chức năng bán cầu đại nảo ngày một phát triển-quá trình hưng phấn càng tập trung, đồng thời có lợi trong việc hình thành đường liên hệ tạm thời càng phức tạp càng nhiều.

Cùng với sự phát triển của đại nảo, chức năng, cấu trúc cơ thể và dưới ảnh hưởng của điều kiện xã hội và giáo dục, sự chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí, cảm giác và các đặc tính, cá tính khác của thiếu niên-nhi đồng cũng dần dần phát triển. Tuổi ấu niên sự chú ý vô định được phát triển, sự chú ý có ý thức mới mạnh nhất lúc 3-7 tuổi, sự chú ý không ý thức đạt tới sự phát triển cao độ, sự chú ý có ý thức đang dần dần hình thành. Lúc 7-10 tuổi, tính tập trung, tính ổn định phạm vi phân phối và năng lực chuyển dịch phát triển thêm một bước. Đồng thời sự ghi nhớ của nhi đồng cũng được phát triển thêm một bước. Từ sự ghi nhớ vô ý thức của tuổi ấu nhi đến sự ghi nhớ có ý thức 3-7 tuổi, tới sự ghi nhớ có lý giải, ý nghĩa lúc 7-10 tuổi, dần dần được phát triển theo hướng cấp cao.

Sự nhận thức của thiếu niên-nhi đồng cũng từ sơ cấp đến cao cấp, nhi đồng trước 3 tuổi, lúc đầu chỉ có cảm giác, sau mới có tri giác. Cùng với sự phát sinh, phát triển ngôn ngử, bắt đầu xuất hiện tư duy hành động trực giác, chủ yếu chịu sự chi phối của sự vật bên ngoài và bản thân hành động. Tới 7 tuổi tư duy hình tượng cụ thể chịu sự chi phối của biểu tượng chiếm vị trí quan trọng. nhưng trong mức độ nào đó, vẫn có quan hệ trực tiếp với kinh nghiệm, cảm tính, vẫn có tính hình tượng cụ thể. Đến thời thanh niên tư duy lozic trừu tượng mới được phát triển đúng mực.

Tình cảm, ý chí, ý thức và các đặc điểm cá tính của nhi đồng củng thay đổi cùng với sự tăng trưởng của lứa tuổi. Trong thời kỳ rất dài của lứa tuổi nhi đồng, nhận thức có ý thức tâm lý nhi đồng chỉ giới hạn ở nhận thức đối sự vật của thế giới bên ngoài. Do sự phát triển của ngôn ngử bên trong, mới dần dần phát triển tới nhận thức có ý thức và điều tiết hoạt động tâm lý bên trong của con người, từ đó hình thành ý thức chân chính. Cá tính của nhi đồng đầu tiên bị chi phối của sự vật bên ngoài, là nhu cầu sinh lý cá thể. Do đó hành động của các em chỉ có thể phục vụ nguyện vọng trực tiếp trước mắt. Trên cơ sở sự phát triển về cơ thể và tâm lý của thiếu niên-nhi đồng. Dưới sự ảnh hưởng của hoàn cảnh và giáo dục, thiếu niên nhi đồng dần dần hình thành các quan niêm đúng, sai, tư tưởng đạo đức, lòng tin và quan điểm.

Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của thiêu niên nhi đồng cũng giống như sự phát triển của tất cả các sự vật, có một quá trình nhất định, có quy luật nhất định, có đặc điểm lứa tuổi nhất định.

III. GIÁO DỤC NHÂN CÁCH.

 

                                                                              NHÂN CÁCH
Đạo đưc (phẩm chất) Tài năng – Năng lực
-Phẩm chất xã hội (hay đạo đức chính trị): Thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ tập luyện. Khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong tất các các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
-Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức tư cách): các nết, các thói, các thú (ham muốn). -Năng lực chủ thể hóa: Khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, bản lỉnh của cá nhân.
-Phẩm chất ý chí: Tính kỹ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê phán. -Năng lực hành động: Khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực và khả năng tự điều khiển bản thân.
-Cung cách ứng xử: Tác phong, lễ tiết, tính khí, thái độ đối với mọi người, với bản thân, với việc tập luyện, với các vấn đề của đất nước, của xã hội. -Năng lực giao lưu: Khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với người khác.

1.Các phẩm chất đạo đức của mỗi chúng ta thể hiện trong các mối quan hệ sau:

-Thái độ cá nhân đối vơi xã hội: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cụ thể là yêu quê hương, đất nước, tha thiết với lợi ích của tập thể và đất nước, lòng tự hào dân tộc, quý trọng quá khứ vẽ vang và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quan tâm và có thái độ đúng với các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.

-Thái độ cá nhân đối với lao động: Thái độ đúng đắn với lao động và người lao động, quý trọng các sản phẩm và thành quả lao động của mọi người, có ý thức thi đua. Thái độ và phẩm chất quý báu của người lao động được thức hiện trong thức tế học tập và rèn luyện cũng như trong tập luyện và thi đấu thể thao (cần cù chịu khó, trung thực, sáng tạo, dũng cảm, có trách nhiệm).

-Thái độ cá nhân đối vơi người khác: Yêu thương và quý trọng cha mẹ, ông bà, anh chị em, thầy cô giáo, huấn luyện viên, bạn bè, đối thủ, trọng tài, khan giã và rộng ra là nhân dân, thái độ quan tâm và thông cảm với người khác, thứa nhận và tôn trọng những quyền lợi tự do và phẩm giá của người khác, sẵn sàng giúp đở mọi người, có tinh thần tập thể, thái độ khoan dung và thiện chí, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, chống áp bức, bóc lột, bất công, hạ thấp hoặc làm nhục phẩm giá của con người.

-Thái độ cá nhân đối với bản thân: Sự khiêm tốn, tính kỹ luật, thật thà, dũng

cảm, tự trọng (giử dìn phẩm chất và danh dự), có ý chí vươn lên. Các phẩm chất đạo đức nêu trên luôn đan xen, gắn bó và quy định lãn nhau, chúng luôn tăng cường, hổ trợ và quy định lẫn nhau.

1.Hoạt động th thao vi s phát trin nhân cách: Ai cũng biết tập luyện thể

thao chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như các điều kiện của tự nhiên (khí hậu, thời tiết, độ cao…), điều kiện vật chất – kinh tế, dinh dưỡng, phương tiện kỹ thuật, điều kiện chính trị tư tưởng, phong tục tập quán, văn hóa, khoa học – kỹ thuật. Cùng với những đặc trưng chung đó, hoạt động thể thao cần có những điều kiện và yêu cầu mang tính đặc trưng về thể lực, kỹ thuật, tâm lý, đạo đưc, phẩm chất, ý chí, trí tuệ, kỹ luật trách nhiệm…khác với các hoạt động khác. Nó tạo ra một môi trường chuyên môn phong phú (có hệ tư tưởng, cơ sở tổ chức, các quan hệ nhiều mặt: đạo đức, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, khoa học kỹ thuật…), đảm bảo cho sự phát triển toàn diện các khả năng và nhu cầu của từng con người. Tất cả các điều trình bày trên cho thấy, hoạt động thể thao đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện, và chính trong nội dung hoạt động của mình, thể thao đã tạo ra đầy đủ các yếu tố cho sự phát triển toàn diên.

2.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG.

Lao động đó là điều kiện đầu tiên và cơ bản của sự tồn tại của con người. Lao động là một loại hình  hoạt động  nhờ đó con người tách ra khỏi thế giới động vật và trở thành con người. Ngoài sự căng thẳng của các cơ quan tiến hành lao động, trong suốt thời gian lao động cần phải có nổ lực ý chí hợp lý biểu hiện ở sự chú ý, hơn nữa, sự nổ lực ý chí đó cần thiết càng nhiều khi nội dung và phương thức tiến hành lao động hấp dẫn người lao động càng ít, vì thế, người lao động càng thấy ít hứng thú với lao động như trò chơi.

Như vậy lao động vừa là phương tiện sinh sống đối với con người, vừa là hoạt động hợp lý nhằm để nhận được từ thiên nhiên tất cả những gì bảo đảm thỏa mản những nhu cầu sinh sống của con người. Hoạt động đó mang tính chất có ý thức và được xác định bởi biểu tượng về mục đích hoạt động, nhờ đó kết quả của lao động là thu được sản phẩm mà lúc đầu được suy nghi trong ý thức.

Lao động có liên quan hửu cơ với ý chí và chú ý, kèm theo các cảm xúc khác nhau. (Tâm lý, Nguyễn Văn Hiếu, 132).

  1. TRÒ CHƠI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NÓ.

Trò chơi là một hoạt động riêng có ý nhĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn trong cuộc sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa to lớn hơn cả ở lứa tuổi trẻ em. Trò chơi đó là một hình thức hoạt động duy nhất phù hợp với trẻ em và đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực của chúng. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời biểu hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là có gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki).

Hoạt động trò chơi của trẻ em thúc đẩy:

-Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi lấy từ cuộc sống, trẻ em luôn luôn chơi một cái gì đó do chính mình nhìn thấy)

-Hình thành những hình thức nhất định về hành vi là những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

-Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của quy luật xã hội (tất cả những cái điều đó đều phản ánh vào trong nội dung trò chơi).

-Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quyen đạo đức (bởi vì trong lúc chơi các em buộc phải tán thành người này và khiển trách người khác).

-Phát triển trí tuệ và ý chí.

Cấu trúc tâm lý của trò chơi trẻ em được thể hiện tiêu biểu bởi một số các đặc điểm:

Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “trò chơi là trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em K.Đ.Usinxki”.

-Tính chất tích cực của hoạt động. Trò chơi không bao giờ có thể bao gồm những sự lặp lại máy móc các động tác nào đó. “Trong mỗi một trò chơi tốt trước hết phải có sự nổ lực hoạt động của ý nghĩa” (A.X.Macarenco). Vì vấy sẽ sai lầm nếu cho trò chơi là sự thực hiện máy móc, không được quan tâm làm cho các thao tác chơi cứng nhắc, lấy từ bên ngoài ghép vào.

-Tràn đầy cảm xúc. Hoạt động trò chơi luôn luôn gần với cảm giác thỏa mản rõ nét. Trong trò chơi trẻ em rung động với những cảm xúc rất đa dạng: thỏa mản, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình được thỏa mản. Các trò chơi trẻ em không thể tránh khỏi kèm theo các cảm giác xã hội – tình hửu nghị, tình đồng chí, sự giúp đở lẫn nhau, các cảm giác thẩm mỹ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến các yếu tố sáng tạo nghệ thuật (thí dụ, trò chơi có hát, đóng kịch).

Sự thỏa mản trong trò chơi luôn luôn gắn với kết quả chơi, bởi vì trò chơi, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, là một quá trình kết thúc bằng sự đạt một mục đích nhất định.

Các loại trò chơi:

Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng bởi vì chúng gắn với các hình thức hoạt động rất khác nhau.

-Trò chơi xây dựng (với cát, các mẩu hình khối). Đây là những trò chơi tiêu biểu nhất đối với lứa tuổi nhỏ trước khi đi học.

-Trò chơi có chủ đề (đến đường tàu, đến trường, xếp chử, xếp hình). Các trò chơi có chủ đề gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cá nhân trẻ em, đến sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỷ của chúng.

-Trò chơi linh hoạt rất hấp dẫn va luôn đòi hỏi vận động. Trẻ em rất thích loại trò chơi này và ngay lứa tuổi nhỏ củng đã thích thú tham gia những trò chơi đơn giản nhất. Các trò chơi linh hoạt có nội dung trí tuệ phong phú, đồng thời đòi hỏi người chơi sự chú ý, tính nhanh trí, biết hoạt động ý chí có ý thức. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi linh hoạt rất lớn và rất đa dạng. Do gắn với các động tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, các trò chơi loại này gây ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em.

-Các trò chơi giáo dục, về nội dung, quy tắc và phương pháp tiến hành, là những yếu tố giáo dục đã được nghiên cứu đề ra chuyên đề giải quyết mục đích giáo dục. Bởi vì tất cả các điều kiện của trò chơi giáo dục được người hướng dẫn xác định nên các trò chơi này không còn là kết quả sáng tạo tự do của trẻ em nữa.

-Các trò chơi trí tuệ về cấu trúc tâm lý là giống các trò chơi giáo dục, nhưng khác với các trò chơi giáo dục, các trò chơi loại này hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo và sáng kiến của trẻ em.

Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi trẻ em.

Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.

Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.

A.X. Macarenco đã chia ra 3 giai đoạn trong quá trình ham mê trò chơi:

Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến 5 – 6 tuổi. Về cơ bản đây là thời gian chơi trong nhà và chơi với các đồ chơi. Ở giai đoạn này trò chơi tác động đến sự hình thành và phát triển ban đầu tất cả các quá trình tâm lý của trẻ em, nhưng chủ yếu còn mang tính chất cá biệt, còn chưa hợp nhất một cách hửu cơ tất cả các em vào một hành động chung nhất.

Giai đoạn thứ hai thông thường kéo dài từ 7 – 12 tuổi. Ở thời kỳ này các trò chơi của trẻ em mang tính chất tập thể, trong khi chơi các em thể hiện như những thành viên của một tập thể, một xã hội, một xã hội tạm thời là của trẻ nhỏ, trong đó chưa hình thành kỹ luật nghiêm túc, cũng như chưa hình thành sự kiểm tra về mặt xã hội. Cả kỹ luật nghiêm minh, cả sự kiểm tra của xã hội chỉ được tạo nên từ từ trong quá trình hoạt động và giáo dục ở trường phổ thông.

Giai đoạn thứ ba từ 13 – 16 tuổi, mỗi học sinh là một thành viên của một tập thể đã hình thành, “ không chỉ là tập thể chơi, mà là tập thể làm việc, học tập”. Điều đó không thể không để lại dấu vết cho tính chất của trò chơi là cái mà ở giai đoạn này đã có nhưng hình thức tập thể chặt chẽ hơn và dần dần trở nên những trò chơi thể thao (như các môn bóng N.D), Tức là những trò chơi đó gắn với các mục đích thể dục thể thao nhất định và các luật lệ của nó, và điều chủ yếu nhất là gắn với các khái niệm về lợi ích tập thể và kỹ luật tập thể. Ở giai đoạn này cần phải bằng trò chơi mà giáo dục sự tưởng tưởng và tầm suy nghĩ, dủng cảm khắc phục khó khăn, cố gắng đạt được sự thỏa mản có giá trị hơn so với sự thỏa mản giản đơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo lao động.

Khi hiểu được được toàn bộ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, các nhà sư phạm phải lãnh đạo không chỉ quá trình chơi mà cả những quan hệ đã hình thành giữa các học sinh và tập thể, đồng thời giáo dục cho các em “không chỉ biết chơi mà còn biết quan hệ đúng đắn với mọi người”.

  1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA VIỆC HỌC TẬP.

Học tập là hoạt động nhằm tiếp thu những kiến thức và kỹ xão mà loài người đã tích lũy được. Kiến thức – đó là kết quả cuối cùng mà chúng ta hướng tới để đạt được trong quá trình học tập. Các đặc điểm của hoạt động học tập, cuối cùng được xác định bởi tính chất của các kiến thức, tức là của thứ kết quả mà con người cố gắng đạt tới trong hoạt động của mình.

Cấu trúc tâm lý của kiến thức: Vệc học tập bao gồm nhiều quá trình tâm lý (tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngử, v.v…) là những cái cần thiết để tiếp thu kiến thức.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •