Chương trình huấn luyện thủ môn bóng đá mới và đầy đủ nhất
Nhằm góp phần nâng cao công tác tuyển chọn và đào tạo thủ môn bóng đá cho nước nha. Trung tâm dạy thủ môn bóng đá Nam Việt xin đưa raChương trình huấn luyện thủ môn bóng đá mới và đầy đủ nhất, các lứa tuổi cho mọi người tham khảo.
A. Nhưng yêu cầu về thể chất tinh thần cần có của một thủ môn giỏi.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THÁI THỂ LỰC TÂM LÝ CỦA THỦ MÔN
B. Các kỹ thuật của thủ môn cần có.
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA THỦ MÔN
I. Các kỹ thuật phòng thủ không bóng
- Kỹ thuật đi bộ của thủ môn
- Tư thế cơ bản (tư thế đứng )
- Hoạt động duy trì vị trí của thủ môn và cách di chuyển chọn vi trí
- Kỹ thuật chạy của thủ môn
- Kỹ thuật bật nhẩy của thủ môn
- Động tác giả của thủ môn
II. Các kỹ thuật phòng thủ có bóng của thủ môn
1. Các Kỹ thuật bắt bóng cơ bản
- Kỹ thuật bắt bóng lăn xệt (chính diện ,cạnh người và xa người )
- Kỹ thuật quỳ gối bắt bóng lăn xệt
- Kỹ thuật đè khi bắt bóng lăn xệt
- Kỹ thuật bắt bóng tầm trung (chính diện ,cạnh người và xa người )
- Kỹ thuật bắt bóng cao trước mặt (chính diện ,cạnh người và xa người )
2. Các kỹ thuật đổ thân bắt bóng
- Kỹ thuật đặt chân trụ
- Kỹ thuật đổ thân (động tác không bóng )
- Kỹ thuật đổ thân bắt bóng thấp (bóng cạnh người và bóng xa người, phương pháp thực hiện với bóng tĩnh trước và bóng động sau
- Kỹ thuật đổ thân bắt bóng tầm trung (cạnh người và xa người )
- Kỹ thuật bay người bắt bóng .
3. Các kỹ thuật đấm bóng và đẩy bóng
- Kỹ thuật đấm bóng một tay
- Kỹ thuật đấm bóng hai tay
- Kỹ thuật đẩy bóng bằng trụ bàn tay
- Kỹ thuật đẩy bóng bằng các đầu ngón tay
III . Các kỹ thuât hỗ trợ tấn công
- Kỹ thuật ném bóng thấp tay
- Kỹ thuật ném bóng cao tay
- Kỹ thuật ném bóng ngang tay
- Kỹ thuật đá phát bóng của thủ môn
- Kỹ thuật phát bóng cố định
- Kỹ thuật phát bóng nửa nẩy
- Kỹ thuật phát bóng chém (phản công )
- Các kỹ thuật nhận, dẫn, di chuyển, đá bóng, đánh đầu, động tác giã khác đầy đủ như một cầu thủ bóng đá
C. Chiến thuật của thủ môn bóng đá.
CHIẾN THUẬT CỦA THỦ MÔN BÓNG ĐÁ
Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ khung thành, không để bóng lọt lưới thủ môn còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nữa là tham gia cùng đồng đội tổ chức tấn công.
Trong hoạt động phòng thủ để bảo vệ vững chắc khung thành thủ môn có hai nhiệm vụ cơ bản là bắt bóng ( để giành lại kiểm soát bóng ) hoặc chống đỡ ( để đẩy bóng ra xa ) và chỉ đạo phòng thủ ( tổ chức ,phối hợp …) để chống đỡ có hiệu quả trước các đợt tấn công của đối phương .
I. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHIẾN THUẬT CỦA THỦ MÔN BÓNG ĐÁ
Cũng giống như ở các vị trí khác hoạt động chiến thuật của thủ môn phải tuân theo những nguyên lý cơ bản để từ đó xây dựng cho mình những phương thức hoạt động tối ưu .Thủ môn cần phải đặc biệt lưu ý tới bốn nguyên lý chiến thuật cơ bản sau.
- Nguyên lý về mối quan hệ giữa quan hệ giữa chiến thuật và kỹ thuật
- Nguyên lý về mối quan hệ giữ chiên thuật và các yếu tố ngoại cảnh
- Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và luật thi đấu
- Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và chống chiến thuật
- Nguyên lý về mối liên hệ giữa chiến thuật và thể lực
1. Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và kỹ thuật
Khác với kỹ thuật có thể tồn tại độc lập, chiến thuật chỉ tồn tại thông qua các kỹ thuật. Vì vậy có thể nói rằng mức độ phát triển chiến thuật của thủ môn sẽ phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật của họ. Bên cạnh đó hoạt động chiến thuật của thủ môn còn phu thuộc vào trình độ kỹ thuật của đối phương ( các cầu thủ tham gia phòng thủ ). Điều này có thể rõ ở chiến thuật rời khung gỗ của thủ môn: nếu hang tấn công của đối phương có kỹ thuật đánh đầu tốt hơn khả năng phá bóng bổng của hàng phòng thủ đội nhà thủ môn cần phải thường xuyên rời khung thành để chống đỡ các đường bóng cao .Tuy nhiên nếu ở trường hợp này mà thủ môn lại yếu về khả năng chơi bóng bổng, thì tất nhiên là anh ta lại rất hạn chế việc rời khung thanh. Cũng tượng tự như vậy .Thủ môn phải luôn săn sàng bám cầu môn nếu đối phương có khả năng sút xa tốt ở cự ly 20m – 30m. Trong trường hợp này nếu kỹ thuật bắt bóng của thủ môn lại không được chắc chắn lắm thì anh ta phải lựa chọn chiến thuật phòng thủ bằng các kỹ thuật đấm , đẩy bóng …và như vậy chiến thuật phòng thủ của đội sẽ phải có những thay đổi sẽ phải có những thay đổi cho phù hợp .
Như vậy, để có được một chiến thuật hợp lý thủ môn phải căn cứ vào trình độ kỹ thuật của bản thân cũng như khả năng phòng thủ của đội nhà và trình độ kỹ thuật của các cầu thủ đối phương. Muốn có được sự phong phú trong hành động chiến thuật để nâng cao hiệu suất thi đấu thì thủ môn trước hết phải thuần thục và hoàn thiện kỹ thuật vì đây là nền tảng của chiến thuật bảo vệ khung thành
2. Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và các yếu tố ngoại cảnh
Bóng đá là môn thể thao chủ yếu hoạt động ngoài trời nên sẽ chiu ảnh hưởng rất lớn của môi trường thi đấu và vì vậy hoạt động của thủ môn cũng sẽ bị các điều kiện ngoại cảnh chi phối khá mạnh . Ví dụ khi thi đấu trên mặt sân trơn ,ướt ,hoặt trời mưa thì các cầu thủ sẽ bị hạn chế rất nhiều trong sử dụng kỹ thuật nhưng các tiền đạo thì dường như lại có được lợi thế khi sút bóng . Điều này trái lại là bất lợi cho các thủ môn và họ xẽ sử dụng các kỹ thuật đấm , đẩy bóng đi cho chắc chăn ,không nên cố bắt. Bên cạnh đó thủ môn còn phải hết sức thận trọng di chuyển nhanh để tránh bị trượt ngã …Những tác động khác của điều kiện ngoai cảnh như gió ( xuôi gió hoặc ngược gió ) chói mặt trời …cũng phải có sự tính toán để đưa ra chiến thuật hợp lý ( lựa chọn cách xử lý với các đường bóng cao bổng khi xuôi gió và ngược gió .) Một số yếu tố khách quan khác cũng cần được thủ môn chú ý tới khi lựa chọn hình thức chiến thuật và khán giả sự quen ,lạ với sân thi đấu ( thi đấu trên sân nhà hoặc sân trên sân đối phương )…
3. Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và luật thi đấu
Nếu thủ môn am hiểu sâu sắc về các điều luật thi đấu, đặc biệt là những điều luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động của mình thì sẽ rất có lợi vì nó làm tăng rất nhiều hiệu quả hoạt động trong thi đấu .
Điều đầu tiên mà thủ môn cần phải ghi nhớ là phải phải phòng thủ cho tới khi có tiếng cói của trọng tài mới dừng . Luật lợi thế là quyền áp dụng của trọng tài, không được đòi hỏi và chờ đợi nó . Tiếp đó thủ môn phải nắm rõ các điều luật như :
– Đá phát bóng : Do đối phướng có thể thực hiện nhanh mà không cần đợi còi của trọng tài ,nên đối với các quả phạt ở gần cầu môn ,thủ môn cần phải ổn định vị trí phòng thủ thật nhanh để tránh bị bất ngờ
-Luật bảo vệ thủ môn trong khu 5m50 sẽ giúp họ tự tin và mạnh dạn hơn trong hoạt động chống đỡ với các đường bóng cao ,đồng thời họ cũng cần phải thận trọng hơn khống chế được bóng . Thủ môn tuyệt đối không được dùng tay chơi bóng khi bóng đã ở ngoài khu cấm địa vì nếu không họ lập tức sẽ bị truất quyền thi đấu .
-Các quy định về việt vị : Thủ môn sẽ phải đặc biệt chú ý tới các cầu thủ đối phương trong hoạt động tấn công áp sát ở các trường hợp như đá phát góc ,ném biên và tung bóng của trong tái ở gần cầu môn ,vì ở các trường hợp này không có việt vị
4. Nguyên lý về mối quan hệ giữa chiến thuật và chống chiến thuật
Thi đầu là hoạt động đối kháng giữa hai bên trong đó mỗi bên đều có sự chuẩn bị về ý đồ chiến thuật để chống lại đối phương thông qua việc cố gắng hạn chế tới mức tối đa lợi thế của đối phương và phát huy tối đa lợi thê của mình
Khi thủ môn áp dụng chiến thuật của mình nhằm bảo vệ cầu môn một cách có hiêu quả nhất thì đối phương cũng xẽ cố gắng làm sao để đưa thủ môn vào thế bất lợi ,mắc sai sót để lợi dụng ghi bàn .Hàng tấn công của đối phướng sẽ tận dụng các điều kiện như xuôi gió ,sân ướt , bóng trơn .. để sút xa ,đá bóng xoáy . Đối với các tiền đạo ưa va chạm thì thủ môn không chỉ cần phải chuẩn bị tốt về thể lực ,sự khóe léo để chống lại ,mà còn phải chuẩn bị cả về tinh thần để chấp nhận ,bởi vì mất bình tĩnh hay nóng nẩy vào lúc này đều có thể dẫn tới những hậu quả rất xấu .Thủ môn cần hiều rõ sở trường của các cầu thủ tấn công đối phương như khả năng chơi bóng bổng ,xút xa hoặc đột phá … để có chiến thuật ra vào hợp lý và nhanh chóng lựa chọn kỹ thuật thực hiện ( bắt bóng hay đấm bóng …) Khi đối phương thực hiện chiến thuật “ phòng thủ chặt ,phản công nhanh” thì thủ môn cần phải đặc biệt lưu ý tới tiền đạo treo hay còn gọi là tiền đạo cắm của họ để khi cần có thể nhanh chóng rời cầu môn ra cản phá kịp thời .
Ngày nay trong thi đấu đỉnh cao hoạt động chiến thuật ( hay cách chơi ) có thể được biến đổi đa dạng tùy thuộc vào diễn biến thi đấu .Vì vậy khi thay đổi cách chơi thì thủ môn lập tức cũng phải thay đổi chiến thuật để thích ứng ( vì xét trên tổng thể thì hoạt động phòng thủ luôn mang tính thụ động ) .Như vậy để hoàn thành nhiệm vụ của mình thủ môn cần phải có được sự đa dạng ,phong phú về giải pháp chiến thuật để có thể nhanh chóng ứng dụng và thực hiện có hiệu quả trong các tình huống và đối tượng khác nhau .
II. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU CỦA THỦ MÔN BÓNG ĐÁ
- Chiến thuật phòng thủ của thủ môn
Trong suốt thời gian của trận đấu phòng thủ là hoạt động chủ yếu và chiếm nhiều thời gian nhất của thủ môn .Tùy thuộc diễn biến của trận đấu thủ môn có thể ít có những hoạt động phòng thủ trực tiếp như bắt ,phá bóng …nhưng lại sẽ có nhiều các hoạt động khác như chỉ đạo các hang phòng ngự di chuyển chiếm vị trí … tất cả những hoạt động này được gọi là chiến thuật phòng thủ của thủ môn và nó có thể được gọi là chiến thuật cá nhân và chiến thuật phối hợp.
- Chiến thuật cá nhân.
Hoạt động chiến thuật cá nhân của thủ môn bao gồm các hình thức sau :
_ Chiến thuật chiếm vị trí của thủ môn :
Mục đích của hoạt động này là nhằm tạo điều kiện thuật lợi cho việc phòng thủ để chống đỡ một cách có hiệu quả các đường bóng tấn công cầu môn của đối phương .Chiếm vị chí đúng tức là nơi đứng đón bóng của thủ môn phải nằm trên đường phân giác của góc sút ( góc được tạo bởi vị trí bóng và hai cột dọc cầu môn. Về nguyên tắc khi thủ môn càng tiến sát tới bóng thì càng hạn chế được góc sút của đối phương và như vậy khả năng thành công trong việc bảo vệ khung thành xẽ càng lớn hơn .
Tuy nhiên nguyên tắc này cũng không thể áp dụng trong mọi trường hợp ,đặc biệt là khi bóng ở xa ,hay trước mặt thủ môn có các cầu thủ khác che khuất tầm nhìn .Việc băng ra khép góc của thủ môn chỉ tỏ rõ hiệu quả khi chống đỡ các đường bóng gần hoặc khi phải đối mặt( một đấu một ) với tiền đạo đối phương. Nếu băng ra khép góc không hợp lý thủ môn dễ bị đối phương tầng bóng qua đầu hoặc bất ngờ đổi hướng sút để ghi bàn thắng .Trong thi đấu chiến thuật chiếm vị trí của thủ môn thường được áp dụng triệt để trong phòng thủ chống đá phạt ở cự ly gần ( khi đó hang rào sẽ chắn một phần, còn thủ môn sẽ bịt một phần của góc sút )
_ Chiến thuật bắt bóng :
Bắt bóng là biện pháp an toàn và chắc chắn nhất trong các hoạt động phòng thủ của thủ môn Để bắt được bóng chính xác thủ môn cần phải có kỹ thuật bắt bóng tốt ,có vị trí bắt bóng thuận lợi và đồng thời phải có một sự bình tĩnh cần thiết. Chính sự bình tĩnh này ngoài việc giúp cho thủ môn có thể thực hiện được kỹ thuật một cách chính xác còn gây tác động tâm lý tới đối phương và bản thân .
Khi bắt bóng thủ môn phải lấy mục đích chắc chăn an toàn làm chính còn sự đẹp mắt _ phô diễn chỉ là thứ yếu và tuyệt đối không bao giờ được lạm dụng điều này thủ môn phải luôn luôn lấy thân mình để che chắn bóng. Trong mọi trường hợp khi đã bắt được bóng thủ môn cần phải nhanh chóng đưa bóng về tư thế ôm. Tuy nhiên thủ môn cũng không được phép khống chế hay giữ bóng qua lâu vì như vậy trọng tài có thể cho đó là hành động câu giờ cố tình kéo dài thời gian làm gián đoạn trận đấu .
Sau khi bắt được bóng về nguyên tắc thủ môn càng sớm đưa bóng vào cuộc để phát động tấn công thì càng có lợi bởi vì khi đó đối phương chưa kịp chuyển từ thế tấn công về phòng thủ và chưa sẵn sàng để chống đỡ với các đợt phản công nhanh .
_ Chiến thuật đấm – đẩy bóng :
Khi cho rằng việc bắt bóng sẽ không an toàn thuận lợi thì thủ môn sẽ quyết định đấm – đẩy bóng đi và kỹ thuật này phải được thực hiện một cách nhanh chóng dứt khoát và mạnh mẽ. Mục đích của kỹ thuật này là nhằm đưa bóng đi xa khung thành để giải tỏa áp lực tấn công của đối phương và khi cần cũng có thể đưa bóng ra khỏi sân để chấp nhận một quả phạt góc hay quả ném biên .Tuy nhiên trong trường hợp có thể thủ môn phải – đấm đẩy bóng cho đồng đội để nhanh chóng tổ chức các đợt phản công
Do đấm và đẩy bóng được sử dụng với mục đích chủ yếu là phá bóng , cho nên hướng phá tốt nhất là ra phía hai biên dọc vì nếu đưa bóng ra hướng giữ sân thì bóng sẽ rễ rơi vào chân đối phương do đó mật độ tập trung của cầu thủ đối phương cao .Nếu bóng không được phá đi xa thì cầu thủ đối phương sẽ có nhiều cơ hội để đá thẳng vào cầu môn trong khi thủ môn chưa kịp chuẩn bị trở về vị trí phòng thủ (do phải mất đà ,hoặc phải ra xa đấm bóng _ đẩy bóng )
_ Chiến thuật đổ thân bắt bóng ( hay còn gọi là kỹ thuật ngã )
Khi không thể bắt hoặc phá bóng từ tư thế cơ bản thì thủ môn sẽ phải sử dụng các kỹ thuật như đổ thân – xoạc , bay ..để bắt hoặc phá các đường bóng tấn công của đối phương. Đây là những kỹ thuật khó nhưng lại rất đẹp mắt và hấp dẫn .Tuy nhiên thủ môn cũng không vì thế mà làm dụng để phô diễn ,bởi vì khi thực hiện những kỹ thuật này rất rễ để bóng tuột khỏi tay trong khu vực nguy hiểm và vì vậy mức độ chắc chắn an toàn không cao .
Thủ môn chỉ nên sử dụng các kỹ thuật này không còn cách nào khác và cần phải đảm bảo được hai yêu cầu co bản và tính chắc chắn ( không để hụt và tuột bóng ) và tính an toàn ( không để chấn thương đau đớn ). Sau khi đổ thân để chống đỡ các đường bóng tấn công thủ môn sẽ phải nằm lại trên sân trong thời gian nhất định vì vậy nếu không bắt được bóng hoặc để bóng bật ra hay đấm _ đẩy được bóng đi xa thì xẽ là điều rât bất lợi vì lúc này thủ môn sẽ không kịp thời chống đỡ được các đường bóng tiếp theo nếu bóng vẫn thuộc quyền khống chế của đối phương .Vì vậy một yêu cầu rất quan trọng khi thực hiện kỹ thuật này là thủ môn phải có khả năng đứng dây nhanh sau khi đổ thân ( ngã )
_ Chiến thuật rời khung thành lao ra cản phá
Trong khi bảo vệ khung thành ,nhiều lúc thủ môn phải rời vùng hoạt động quen thuộc của mình để ra xa cản phá bóng ngoai khu 16m50
Thủ môn trước hết phải xác định nhanh chóng và chính xác khả năng cản phá bóng của hộ vệ cuối cùng . Nếu thấy đồng đội không thể cản phá được ( hoặc bị đối phương dùng tốc độ ,đẩy bóng dài …để vượt qua ) thì thủ môn phải nhanh chóng rời khung thành lao ra với nỗ lực cao nhất để tới bóng trước đối phương. Khi lao ra cản phá bóng thủ môn có thể sử dụng các kỹ thuật như bắt – đấm , đẩy, hoặc đá, xoạc – phá bóng …và hướng cản phá là cố gắng đưa bóng ra biên. Nếu cản phá bóng không thành công ,thủ môn phải nỗ lực trở về khung thành trong thời gian ngắn nhất. Khi dùng thân cản phá bóng trong trường hợp ( một đấu một) thủ môn cần phải lao người theo hướng chếch vào đối phương để đảm bảo che chắn được tối đa và hạn chế góc sút của họ. Thời điểm để lao vào tốt nhất là ở khoảng khắc khi đối phương vừa đẩy bóng đi hoặc chuyển trọng tâm sang chân gần bóng .Khi đã ra khỏi khu 16m50 thủ môn không được cố ý dùng tay chơi bóng vì như vậy có thể bị trọng tài truất quyền thi đấu .Khi đội nhà đang tấn công áp sát cầu thủ đối phương ,thì thủ môn có thể đứng sát đường 16m50 để quan sát và có thể sẵn sàng cản phá các đường bóng dài ,hoặc phản công nhanh của đối phương.
_ Chiến thuật động tác giả của thủ môn
Để tăng cường hiệu quả của phòng thủ, thủ môn cũng cần phải thực hiện các động tác giả trong các pha bóng trực tiếp tham gia như:
_ Khi phòng thủ chống lại các quả phạt 11m, thủ môn có thể dùng tay ,thân , đầu và cả chân ( nhưng không di chuyển bước ra khỏi đường cầu môn ) để thực hiện các động tác giả nhằm đánh lừa đối phương, thí dụ thủ môn có thể lắc thân như thể là sẽ bay về một hướng vào đúng thời điểm chọn hướng đa của đối phương rồi bất ngờ bay về hướng ngược lại ( nếu thực hiện tốt điều này thì khả năng cản phá thành công các quả đá phạt 11m và một đấu một là rất lớn ).Thủ môn cũng có thể đánh tay lên xuống kết hợp với lắc thân …vào đúng lúc người đá đang chạy đà khiến đối phương phân vân và dẫn đến sai sót trong kỹ thuật.
_ Đối với các quả đá phạt trực tiếp ở cự ly gần ( thủ môn cũng có thể đánh lừa đối phương bằng cách đứng ( hơi lệch về một phía của mình để dụ đối phương đá về hướng lựa chọn
_ Khi rời cầu môn băng ra cản phá trong tình huống ( một đấu một ) động tác giả cũng có tác dụng rất lớn khiến đối phương sử lý đường bóng theo hướng có lợi cho hoạt động phòng thủ của thủ môn và nhờ đó khả năng thành công trong cản phá sẽ rất lớn .
Như vậy có thể thấy rẳng động tác giả tuy không phải là hoạt động cơ bản của thủ môn nhưng nếu biết vận dụng tốt thì nó sẽ giúp thủ môn nâng cao hiệu quả thi đấu .
- Chiến thuật phối hợp:
Hoạt động chỉ đạo của thủ môn:
So với các cầu thủ khác ,thủ môn luôn được có vị trí thuận lợi hơn để quan sát diễn biến của trận đấu ,đặc biệt là ở khu vực trước cầu môn. Có thể coi đây là một lợi thế đối với nhiệm vụ chỉ đạo phòng thủ và vì vậy thủ môn phải tận dụng triệt để lợi thế này.
Muốn chỉ đạo phòng thủ đạt hiệu quả cao, trước hết thủ môn cần được trang bị đầy đủ về kiến thức cơ bản và hiểu rõ về những bài bản của đội hình mình. Sự am hiểu sâu sắc về chuyên môn cộng với sự chủ động ( sẵn sàng thường xuyên quan sát các tình huống, mạnh rạn sử dụng các hiệu lệnh và thường xuyên tập luyện với toàn đội ) sẽ giúp thủ môn phát huy có hiệu quả vai trò chỉ đạo của mình. Khi chỉ đạo hàng phòng thủ , thủ môn cũng phải cần lưu ý là khẩu lệnh phát ra phải ngắn gọn rõ ràng và rễ hiểu
_ Chiến thuật phòng thủ trước các quả đá phạt
Thủ môn cần phải hiểu rõ các ký hiệu của trọng tài đối với các quả đá phạt trực tiếp và gián tiếp để có sự chuẩn bị ứng phó hợp lý trong hành động
Do khi đá phạt trực tiếp ở cự ly gần ( khoang 20 – 25m ) đối phương thường hay đá thẳng vào cầu môn để ghi bàn (bóng căng hoặc xoáy ) cho nên việc lập hàng rào là điều rất cần thiết. Thủ môn chỉ đạo đồng đội lập hàng rào nhanh và chính xác để chánh bị đối phương thưc hiện các quả đá phạt bất ngờ . Hàng rào thường được sử dụng để che phía góc gần ,còn thủ môn bảo vệ góc xa .Tuy nhiên thủ môn cũng cần phải ghi nhớ là khi đối phương có kỹ năng đá phạt tốt thì hang rào cũng không thể bảo vệ chắc chắn được cho cầu môn và vì vậy ngoài bảo vệ chắc chắn được cho cầu môn cũng cần phải sẵn sàng chống đỡ các đường bóng phía bên hàng rào
_ Đá phạt gián tiếp cũng có thể xẩy ra ở rất gần cầu môn ( gần nhất là ỏ trên vạch 5m50 )trong các trường họp này cũng cần phải lập hàng rào nhưng khác với ở đá phat trực tiếp là hàng rào ở đây chủ yếu là đối phó với người đá thứ 2 .Việc sớm tìm ra người đá thú 2 là rất quan trọng và nó xẽ giúp cho thủ môn có thời gian để điều chỉnh hàng phòng thủ cũng như đề ra biện pháp ứng phó kịp thời ,hợp lý.
_ Chiến thuật phòng thủ trước các quả đá phạt góc
Khi phòng thủ chống lại các quả đá phạt góc ,thủ môn thường đứng ở góc xa, cách cột cầu môn 0,5 đến 1m. Một đồng đội có khả năng đánh đầu tốt sẽ đứng bịt ở phía góc gần còn lại tất cả các cầu thủ khác phai theo sự chỉ đạo của thủ môn để đeo bám đối phương theo nguyên tắc: không để cầu thủ đối phương nào ở gần cầu môn mà không bị kèm chặt .Thủ môn cần phải quan sát nhanh hướng băng ra và khi thấy có thể ra được thì không được do dự .Cần nhớ rằng thủ môn luôn luôn có lợi thế bằng đôi tay nên vấn đề chỉ còn là khả năng xác định chính xác thời điểm băng ra cũng như đường bay và điểm rơi của bóng .Nếu không thể bắt được bóng thì thủ môn phải cố gắng đấm bóng đi xa ( trước hết là xa ,rồi sau đó mới là hướng phá bóng ) khi thủ môn băng ra để cản phá bóng , cần có ít nhất hai cầu thủ về lót trong khung thành để đề phòng thủ môn cản phá bóng không thành công ( không chạm được vào bóng , đẩy bóng vào chân đối phương , bị ngã ..)
_ Chiến thuật phòng thủ đối với các quả ném biên gần, thả bóng của trọng tài và đá bóng về
+ Khi được ném biên ở gần cầu môn cầu thủ có sức mạnh của đối phướng có thể ném được bóng đi xa tới 30m và có độ chính xác cao không kém gì một quả đá phạt gọc vì vậy hoạt động phòng thủ trong trường hợp này cũng được thực hiện tương tự như ở quả đá phạt góc
+ Ở quả thả bóng của trọng tài trong khu vực sát gần cầu môn .Thủ môn cần “huy động “ hai – ba cầu thủ đứng chắn phía cầu môn ( thường là tiền vệ hoặc tiền đạo lùi về ) để đề phòng đối phương sút cầu môn trực tiếp .Việc kèm người lỏng hay chặt phụ thuộc vào vị trí tung bóng của trọng tài .
+ Trong thi đấu và đặc biệt là trong các trường hợp cấp bách ,cầu thủ có thể chuyền bóng về cho thủ môn đội nhà để giữ an toàn, hoặc phát động tổ chức tấn công theo hướng khác .
Khi đá bóng về cho thủ môn cho dù bắt buộc hay cố ý thì cầu thủ cũng đều không được chuyền thăng về hướng cầu môn mà phải đưa bóng sang hai bên .Thủ môn phải cố gắng xuất phát ra đón bóng sau khi đã xác định chắc chắn được hướng đến .Sự phối hợp này cần được thực hiện ăn ý qua quá trình tập luyện thường xuyên .
2. Chiên thuật tấn công của thủ môn
So với hoạt động phòng thủ hoạt động tấn công của thủ môn ít nặng nề hơn nhưng nó cũng là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả thi đấu của thủ môn cũng như toàn độ.
Về nguyên tắc thủ môn cần đưa bóng lên nhanh ,chính xác và đúng lúc nhưng nhiều khi do qua vôi vã ném hoặc lăn bóng lên cho đồng đội mà chưa kịp quan sát nên thủ môn không thấy được đối phương ( do bị đồng đội che khuất ) Điều này là rất nguy hiểm cho bên phòng thủ vì đối phương sẽ rất rễ bị đối phương sẽ rất dễ bị đoạt được bóng sau lần chạm bóng thứ nhất của đồng đội .Bên cạnh đó do bên phòng thủ hầu như không có sự chuẩn bị đối phó nào là đối phương lại giành được bóng ở ngay gần cầu môn cho nên sự uy hiếp trực tiếp khung thành sẽ rất lớn .
Sau khi bắt được bóng thủ môn cần đưa bóng lên nhanh cho đồng đội càng nhanh càng tốt vì đây là lúc đối phương – sau khi rồn lên tấn công – đang tổ chức lại hang phòng thủ và vì vậy khả năng phòng thủ chưa cao ,sự phản công nhanh sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên viêc đưa bóng lên nhanh cũng không phải là điều đơn giản mà nó đòi hỏi thủ môn phải có khả năng quan sát nhanh ,đánh giá tình huống chính xác đồng thời phải biết lựa chọn và có khả năng thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật ( ném ,lăn bóng …) .Trong tình huống đòi hỏi đưa bóng chính xác là yêu cầu hang đầu thì thủ môn cần ném hoặc lăn bóng lên cho đồng đội ( dùng tay điều khiển bóng sẽ chính xác hơn ) và nên đưa cho người nào không có đối phương ở gần. Thông thường thủ môn không nên đưa bóng về hướng đối phương vừa tấn công vì nơi đó thường có nhiều cầu thủ đối phương
Khi cần nhanh chóng đưa bóng tới gần cầu môn đối phương thì đá bóng đi xa là hợp lý nhất . Thủ môn cần phải có kỹ thuật đá bóng tốt ( bóng tung từ tay ra để đá đi ) và có khả năng đá bóng tới gần được khu câm địa của đối phương ( xa tới 50m hoặc hơn ) kỹ thuật nay cũng thường hay được sử dụng khi mặt sân trơn ướt ….và hướng đá bóng lên thường lệch sang hai biên. Ngày nay trong tổ chức tấn công thủ môn thường có sử hướng sử dụng đều cả chân và tay nhưng do tính hiệu quả cho nên phát bóng bằng tay có vẻ vẫn chiếm phần nhiều hơn .
Trong những trường hợp đặc biệt thủ môn cũng cần phải ra khỏi khu cấm địa và hoạt động như là các cầu thủ khác. Thông thường sau khi đã giành được bóng thủ môn sẽ chuyền cho một đồng đội ở gần và chạy về cầu môn, nhưng cũng có trường hợp đòi hỏi thủ môn phải biết kiến thiết các đường chuyền dài để chuyển cánh tấn công , hoặc chuyền cho tiền đạo cắm đang ở vị trí thuật lợi …Vì vậy ngoài khả năng chuyên môn thủ môn cũng còn phải có khả năng đá bóng xa và chính xác như một hậu vê. Tuy nhiên khi cũng cần thực hiện các kỹ thuật cá nhân như lừa bóng qua người …nhưng do tính mạo hiểm cao nên không khuyến khích thủ môn thực hiện việc dẫn, lừa bóng …như là một tiền đạo.
D. Huấn luyện thể lực cho thủ môn bóng đá các lứa tuổi 8-18 tuổi.
-Nâng cao thể lực chung.
-Phát triển thể lực chuyên môn.
H. Kế hoạch huấn luyện thủ môn các lứa tuổi.
Tuổi | Phát triển kỹ thuật | Phát triển chiến thuật | Phát triển thể chất | Mức độ |
8 – 10 | Bắt bóng đơn giản | Một số điều luật cơ bản liên quan đến thủ môn | Tăng cường khả năng khéo leo | Nâng cao đồng đều về thể chất |
10 – 11 | Các tư thế bắt bóng cơ bản | Vai trò và vị trí của thủ môn trong bóng đá | Tăng cường sự khéo léo và sức bật | Phát triển thể chất thông qua các bài tập với bóng |
11 – 12 | Chạy di chuyển vị trí các tư thế lăn cuộn thân cơ bản (ngã ) | Chạy chiếm vị trí trong cầu môn (cách đứng vị chí ) | Phát triển sức nhanh và sức bật | Phát triển các tố chất chuyên môn |
12 – 13 | Các kỹ thuật đổ thân kết hợp lăn,lộn | Những quan điểm chiến thuật trong thi đấu (bảo vệ chắc chắn – an toàn | Phát triển sức bật ,năng lực khéo léo chuyên môn | Phối hợp các bài tập kỹ thuật với phát triển các tố chất |
13 – 14 | Các kiểu chạy nhẩy – xoac trược – ngã | Hoạt động của thủ môn trong phòng thủ | Phát triển năng lực khéo léo chuyên môn và sức mạnh cơ bản | Phát triển nang lực chuyên môn bằng các bài tập kỹ thuật |
14 – 15 | Các kỹ thuật đấm bóng , các hoạt động đổi hướng | Chiến thuật theo các tình huống khác nhau | Phát triển sức nhanh chuyên môn ,sức mạnh co bản | Đặt co sở chuyên môn hóa |
15 – 16 | Chạy băng lên chặn phá bóng .Ném lăn bóng lên | Chiến thuật rời cầu môn tiến ra phá bóng | Tăng cường sức bật chuyên môn và sức mạnh chuyên môn | Sử dụng kỹ thuật trong các nhiệm vụ khó |
16 – 17 | Đẩy trượt bóng về sau ,các kiểu ném bóng | Chiến thuật tấn công của thủ môn | Nâng cao sức nhanh phản xạ và sức bền | ứng dụng kỹ ,chiến thuật vào thi đấu theo các vị trí trên sân |
17 – 18 | Các kỹ thuật bắt bóng ở các tư thế bắt buộc ,có va chạm .đá phát bóng | Chiến thuật phối hợp giữa thủ môn và toàn đội | Nâng cao sức bền chuyên môn và sức nhanh phản xạ chuyên môn | Các phương pháp huấn luyên và tự tập luyện của thủ môn |
Trên đây là toàn bộ chương trình huấn luyện một thủ môn bóng đá. Trung tâm dạy thủ môn bóng đá Nam Việt hi vọng sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho công tác huấn luyện thủ môn bóng đá nước nhà.
Bài viết có sự hổ trợ của HLV thủ môn: Chữ Văn Sơn, và nhiều HLV khác.