Cách biên soạn trò chơi dạy bóng đá cho trẻ em

Hướng dẫn cách biên soạn trò chơi dạy bóng đá cho trẻ em.

I. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM

Trò chơi vận động phát triển thể chất, trò chơi dân gian phát triển tâm hồn

Trò chơi là một hoạt động riêng có ý nhĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn trong cuộc sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa to lớn hơn cả ở lứa tuổi trẻ em. Trò chơi đó là một hình thức hoạt động duy nhất phù hợp với trẻ em và đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực của chúng. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời biểu hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là có gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki).

Hoạt động trò chơi của trẻ em thúc đẩy:

-Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi lấy từ cuộc sống, trẻ em luôn luôn chơi một cái gì đó do chính mình nhìn thấy)

-Hình thành những hình thức nhất định về hành vi là những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

-Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của quy luật xã hội (tất cả những cái điều đó đều phản ánh vào trong nội dung trò chơi).

-Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quyen đạo đức (bởi vì trong lúc chơi các em buộc phải tán thành người này và khiển trách người khác).

-Phát triển trí tuệ và ý chí.

Cấu trúc tâm lý của trò chơi trẻ em được thể hiện tiêu biểu bởi một số các đặc điểm:

Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “trò chơi là trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em K.Đ.Usinxki”.

-Tính chất tích cực của hoạt động. Trò chơi không bao giờ có thể bao gồm những sự lặp lại máy móc các động tác nào đó. “Trong mỗi một trò chơi tốt trước hết phải có sự nổ lực hoạt động của ý nghĩa” (A.X.Macarenco). Vì vấy sẽ sai lầm nếu cho trò chơi là sự thực hiện máy móc, không được quan tâm làm cho các thao tác chơi cứng nhắc, lấy từ bên ngoài ghép vào.

-Tràn đầy cảm xúc. Hoạt động trò chơi luôn luôn gần với cảm giác thỏa mản rõ nét. Trong trò chơi trẻ em rung động với những cảm xúc rất đa dạng: thỏa mản, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình được thỏa mản. Các trò chơi trẻ em không thể tránh khỏi kèm theo các cảm giác xã hội – tình hửu nghị, tình đồng chí, sự giúp đở lẫn nhau, các cảm giác thẩm mỹ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến các yếu tố sáng tạo nghệ thuật (thí dụ, trò chơi có hát, đóng kịch).

Sự thỏa mản trong trò chơi luôn luôn gắn với kết quả chơi, bởi vì trò chơi, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, là một quá trình kết thúc bằng sự đạt một mục đích nhất định.

Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi trẻ em.

Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.

Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.

A.X. Macarenco đã chia ra 3 giai đoạn trong quá trình ham mê trò chơi:

Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến 5 – 6 tuổi. Về cơ bản đây là thời gian chơi trong nhà và chơi với các đồ chơi. Ở giai đoạn này trò chơi tác động đến sự hình thành và phát triển ban đầu tất cả các quá trình tâm lý của trẻ em, nhưng chủ yếu còn mang tính chất cá biệt, còn chưa hợp nhất một cách hửu cơ tất cả các em vào một hành động chung nhất.

Giai đoạn thứ hai thông thường kéo dài từ 7 – 12 tuổi. Ở thời kỳ này các trò chơi của trẻ em mang tính chất tập thể, trong khi chơi các em thể hiện như những thành viên của một tập thể, một xã hội, một xã hội tạm thời là của trẻ nhỏ, trong đó chưa hình thành kỹ luật nghiêm túc, cũng như chưa hình thành sự kiểm tra về mặt xã hội. Cả kỹ luật nghiêm minh, cả sự kiểm tra của xã hội chỉ được tạo nên từ từ trong quá trình hoạt động và giáo dục ở trường phổ thông.

Giai đoạn thứ ba từ 13 – 16 tuổi, mỗi học sinh là một thành viên của một tập thể đã hình thành, “ không chỉ là tập thể chơi, mà là tập thể làm việc, học tập”. Điều đó không thể không để lại dấu vết cho tính chất của trò chơi là cái mà ở giai đoạn này đã có nhưng hình thức tập thể chặt chẽ hơn và dần dần trở nên những trò chơi thể thao (như các môn bóng N.D), Tức là những trò chơi đó gắn với các mục đích thể dục thể thao nhất định và các luật lệ của nó, và điều chủ yếu nhất là gắn với các khái niệm về lợi ích tập thể và kỹ luật tập thể. Ở giai đoạn này cần phải bằng trò chơi mà giáo dục sự tưởng tưởng và tầm suy nghĩ, dủng cảm khắc phục khó khăn, cố gắng đạt được sự thỏa mản có giá trị hơn so với sự thỏa mản giản đơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo lao động.

Khi hiểu được được toàn bộ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, các nhà sư phạm phải lãnh đạo không chỉ quá trình chơi mà cả những quan hệ đã hình thành giữa các học sinh và tập thể, đồng thời giáo dục cho các em “không chỉ biết chơi mà còn biết quan hệ đúng đắn với mọi người”.

II. CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY TRẺ EM ĐÁ BÓNG

TRUNG TÂM BÓNG ĐÁ NAM VIỆT SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY BÓNG ĐÁ CHO HỌC VIÊN

III. CÁCH BIÊN SOẠN MỘT TRÒ CHƠI DẠY BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM

Để soạn được một trò chơi dạy bóng đá chung ta cần có rất nhiều yếu tố chuyên môn và yếu tố khoa hoc. Đồng thời khi các bạn soạn một trò chơi phải đầy đủ các mục sau.

  1. TÊN TRÒ CHƠI.
  2. ĐỐI TƯỢNG CHƠI
  3. MỤC ĐÍCH CHƠI
  4. THỜI GIAN CHƠI
  5. CÁCH CHƠI
  6. LUẬT CHƠI
  7. DIỄN TIẾN CỦA CUỘC CHƠI
  8. TỔ CHỨC HAY CHUẨN BỊ – SÂN BẢI, DỤNG CỤ, NGƯỜI CHƠI
  9. NGƯỜI BIÊN SOẠN
  10. ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

IV. TRÒ CHƠI MẪU

Qua bài viết trung tâm dạy bóng đá cho trẻ em, người lớn nam việt hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho mọi người tham khảo. Để soạn một trò chơi dạy bóng đá cho trẻ em.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •