Các trò chơi dạy bóng đá cho trẻ em cộng đồng mới dễ áp dụng

Các trò chơi dạy bóng đá cho trẻ em cộng đồng mới dễ áp dụng

TRÒ CHƠI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NÓ.

Trò chơi là một hoạt động riêng có ý nhĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn trong cuộc sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa to lớn hơn cả ở lứa tuổi trẻ em. Trò chơi đó là một hình thức hoạt động duy nhất phù hợp với trẻ em và đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực của chúng. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời biểu hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là có gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki). Trò chơi vận động phát triển thể chất, trò chơi dân gian phát triển tâm hồn (Trịnh Đình Dương).

Video các em học viên bóng đá nam việt đang chơi dẫn bóng đuổi bắt

1. Hoạt động trò chơi của trẻ em thúc đẩy:

-Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi lấy từ cuộc sống, trẻ em luôn luôn chơi một cái gì đó do chính mình nhìn thấy)

-Hình thành những hình thức nhất định về hành vi là những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

-Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của quy luật xã hội (tất cả những cái điều đó đều phản ánh vào trong nội dung trò chơi).

Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quyen đạo đức (bởi vì trong lúc chơi các em buộc phải tán thành người này và khiển trách người khác).

-Phát triển trí tuệ và ý chí.

Video học bóng đá bằng trò chơi

2. Cấu trúc tâm lý của trò chơi trẻ em được thể hiện tiêu biểu bởi một số các đặc điểm:

Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “trò chơi là trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em K.Đ.Usinxki”.

-Tính chất tích cực của hoạt động. Trò chơi không bao giờ có thể bao gồm những sự lặp lại máy móc các động tác nào đó. “Trong mỗi một trò chơi tốt trước hết phải có sự nổ lực hoạt động của ý nghĩa” (A.X.Macarenco). Vì vấy sẽ sai lầm nếu cho trò chơi là sự thực hiện máy móc, không được quan tâm làm cho các thao tác chơi cứng nhắc, lấy từ bên ngoài ghép vào.

-Tràn đầy cảm xúc. Hoạt động trò chơi luôn luôn gần với cảm giác thỏa mản rõ nét. Trong trò chơi trẻ em rung động với những cảm xúc rất đa dạng: thỏa mản, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình được thỏa mản. Các trò chơi trẻ em không thể tránh khỏi kèm theo các cảm giác xã hội – tình hửu nghị, tình đồng chí, sự giúp đở lẫn nhau, các cảm giác thẩm mỹ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến các yếu tố sáng tạo nghệ thuật (thí dụ, trò chơi có hát, đóng kịch).

Sự thỏa mản trong trò chơi luôn luôn gắn với kết quả chơi, bởi vì trò chơi, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, là một quá trình kết thúc bằng sự đạt một mục đích nhất định.

3. Các loại trò chơi:

Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng bởi vì chúng gắn với các hình thức hoạt động rất khác nhau.

-Trò chơi xây dựng (với cát, các mẩu hình khối). Đây là những trò chơi tiêu biểu nhất đối với lứa tuổi nhỏ trước khi đi học.

-Trò chơi có chủ đề (đến đường tàu, đến trường, xếp chử, xếp hình). Các trò chơi có chủ đề gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cá nhân trẻ em, đến sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỷ của chúng.

-Trò chơi linh hoạt rất hấp dẫn va luôn đòi hỏi vận động. Trẻ em rất thích loại trò chơi này và ngay lứa tuổi nhỏ củng đã thích thú tham gia những trò chơi đơn giản nhất. Các trò chơi linh hoạt có nội dung trí tuệ phong phú, đồng thời đòi hỏi người chơi sự chú ý, tính nhanh trí, biết hoạt động ý chí có ý thức. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi linh hoạt rất lớn và rất đa dạng. Do gắn với các động tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, các trò chơi loại này gây ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em.

-Các trò chơi giáo dục, về nội dung, quy tắc và phương pháp tiến hành, là những yếu tố giáo dục đã được nghiên cứu đề ra chuyên đề giải quyết mục đích giáo dục. Bởi vì tất cả các điều kiện của trò chơi giáo dục được người hướng dẫn xác định nên các trò chơi này không còn là kết quả sáng tạo tự do của trẻ em nữa.

-Các trò chơi trí tuệ về cấu trúc tâm lý là giống các trò chơi giáo dục, nhưng khác với các trò chơi giáo dục, các trò chơi loại này hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo và sáng kiến của trẻ em.

4. Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi trẻ em.

Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.

Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.

5. Có 3 giai đoạn trong quá trình ham mê trò chơi (A.X. Macarenco ):

Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến 5 – 6 tuổi. Về cơ bản đây là thời gian chơi trong nhà và chơi với các đồ chơi. Ở giai đoạn này trò chơi tác động đến sự hình thành và phát triển ban đầu tất cả các quá trình tâm lý của trẻ em, nhưng chủ yếu còn mang tính chất cá biệt, còn chưa hợp nhất một cách hửu cơ tất cả các em vào một hành động chung nhất.

Giai đoạn thứ hai thông thường kéo dài từ 7 – 12 tuổi. Ở thời kỳ này các trò chơi của trẻ em mang tính chất tập thể, trong khi chơi các em thể hiện như những thành viên của một tập thể, một xã hội, một xã hội tạm thời là của trẻ nhỏ, trong đó chưa hình thành kỹ luật nghiêm túc, cũng như chưa hình thành sự kiểm tra về mặt xã hội. Cả kỹ luật nghiêm minh, cả sự kiểm tra của xã hội chỉ được tạo nên từ từ trong quá trình hoạt động và giáo dục ở trường phổ thông.

Giai đoạn thứ ba từ 13 – 16 tuổi, mỗi học sinh là một thành viên của một tập thể đã hình thành, “ không chỉ là tập thể chơi, mà là tập thể làm việc, học tập”. Điều đó không thể không để lại dấu vết cho tính chất của trò chơi là cái mà ở giai đoạn này đã có nhưng hình thức tập thể chặt chẽ hơn và dần dần trở nên những trò chơi thể thao (như các môn bóng N.D), Tức là những trò chơi đó gắn với các mục đích thể dục thể thao nhất định và các luật lệ của nó, và điều chủ yếu nhất là gắn với các khái niệm về lợi ích tập thể và kỹ luật tập thể. Ở giai đoạn này cần phải bằng trò chơi mà giáo dục sự tưởng tưởng và tầm suy nghĩ, dủng cảm khắc phục khó khăn, cố gắng đạt được sự thỏa mản có giá trị hơn so với sự thỏa mản giản đơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo lao động.

Có thể nói: vui chơi là sự sống của trẻ em, vui chơi mà học, không cho trẻ em chơi thứ này thì trẻ em sẽ chơi những thứ khác. Học tập kết hợp với vui chơi hợp lý sẽ mới giúp các em phát triển toàn diện.

Khi hiểu được được toàn bộ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, các nhà sư phạm phải lãnh đạo không chỉ quá trình chơi mà cả những quan hệ đã hình thành giữa các học sinh và tập thể, đồng thời giáo dục cho các em “không chỉ biết chơi mà còn biết quan hệ đúng đắn với mọi người”.

Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt chỉ là một sân chơi lành mạnh sau những giờ học căng thẳng của các em học sinh, sinh viên, người lao động, thông qua các hoạt động thể thao thiết thục, có chọn lọc nhằm gây thói quyen yêu thích tập luyện Thể Dục Thể Thao Cho Mọi Người.

Video học viên trung tâm bóng đá nam việt

CHƯƠNG 1 : CÁC TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN THỂ LỰC

  1. : TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG

Bài 1 : Trò chơi lưới  cá băng đảng

  1. Lưới cá băng đảng
  2. Mục đích:

_ Phát triển sức bền chung

_ Cải thiện thông tin trên sân

_ Cải thiện tính cơ động

  • Đối tượng : không giới hạn độ tuổi và số lượng
  • Thời gian : 10 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Người chơi :  6 người thành  1 lưới , 2 người chạy tự do

_ Cách thực hiện : 6 người làm lưới nắm tay nhau vây bắt 2 người chạy trong ô vuông

_ Diễn tiến :

+ Số lần chạm người chạy tự do

+ Người nào bị chạm là phải đứng lại

+ Được quyền cứu ( người còn lại cố chạm vào người đứng để có thể tiếp tục chạy )

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Quyết  định đến sự tiến bộ của các cầu thủ

+ Nâng cao tốc độ

+ Giúp cơ thể mềm dẻo , linh hoạt , tránh các chấn thương đáng tiếc.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM

Bài 2 : Trò chơi cá mập tấn công

  1. Cá mập tấn công
  2. Mục đích :

_ Cải thiện kiểm soát bóng

_ Tạo khả năng quan sát

_ Duy trì tính linh hoạt

  • Đối tượng : giới hạn độ tuổi và số lượng ( độ tuổi từ 6 tuổi trở lên , số lượng chỉ 4 người trong đó 2 đuổi theo , 2 dẫn bóng )
  • Thời gian : 5 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Người chơi : 2 người đuổi theo , 2 người dẫn bóng

_ Cách thực hiện : 2 người nắm tay nhau không bóng chạy đuổi  theo tranh cướp bóng với 2 người nắm tay dẫn bóng

_ Diễn tiến :

+ Đầu tiên 2 người có bóng dẫn 1 người dẫn hết sân cũng được

+ Thứ hai 2 người đều phải chạm bóng không được 1 người nữa

_ Tầm ảnh hưởng  :

+ Giúp kiểm soát bóng tự tin, nhanh nhẹn

+ Không rườm rà trong cách xử lý bóng

+ Khả năng bức tốc cao

+ Trao đổi bóng với đồng đội linh hoạt .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM

Bài 3 :  Trò chơi điều hành căn cứ

  1. Điều hành căn cứ
  2. Mục đích :

_ Cải thiện kiểm soát bóng

_ Biết cách chọn vị trí di chuyển

_ Quan sát cự ly của đồng đội mình

  • Đối tượng : giới hạn độ tuổi và số lượng người chơi ( từ 6 tuổi trở lên và 14 người chơi )
  • Thời gian : 5 – 10 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Người chơi : 14 người tất cả trong đó 12 người chia làm 4 nhóm chia làm 4 góc của sân, mỗi nhóm 4 người,

_ Cách thực hiện : lấy mắc cơ để ở 4 góc sân , mỗi góc 4 mắc cơ, chia làm 4 nhóm mỗi nhóm 4 người , các người chơi trong mắc cơ dẫn bóng làm sao phải lâu lâu dẫn bóng ra ngoài mắc cơ , 2 người ở ngoài chạy  canh nhóm nào có người dẫn bóng tranh cướp bóng hoặc chạm ngay để thay thế, nhóm nào không dẫn bóng ra ngoài liên tục sẽ bị xử phạt

_ Diễn tiến :

+ Đầu tiên  2 người chạy ngoài canh ai dẫn bóng ra nhanh chóng di chuyển chạm bóng

+ Thứ hai 2 người chạy ngoài nhanh canh ai dẫn bóng ra chóng tranh cướp bóng

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Quan sát tốt

+ Khả năng thông tin

+ Chiếm lấy khoảng không tốt.

CHƯƠNG II : CÁC TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT

  1. : TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT CHUNG

Bài 1 : Trò chơi tiếp quản cạnh tranh

  1. Tiếp quản cạnh tranh
  2. Mục đích :

+ Cải thiện kĩ thuật qua người

+ Quan sát tốt

+ Xoay xờ linh hoạt

  • Đối tượng: không giới hạn
  • Thời gian : 5 – 10 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Nguời chơi : 2 người

_ Cách thực hiện : 1 người kèm 1 người dung kĩ thuật qua người , người này qua người rồi thì tiếp tục qua người tiếp , nếu bị chặn lại thì đổi kĩ thuật cho nhau

_ Diễn tiến :

+ Người kèm người dẫn được ngưng  nghỉ trong quá trình trao đổi kĩ thuật với nhau

+ Người kèm người dẫn không được ngưng nghỉ phải làm liên tục

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Kĩ thuật qua người tốt

+ Quan sát nhạy bén, linh hoạt.

Bài 2 : Trò chơi dẫn bóng tiếp sức

  1. Dẫn bóng tiếp sức
  2. Mục đích :

+  Nâng cao kĩ thuật dẫn bóng

+  Cải thiện tốc độ

+ Tạo tính linh hoạt

  • Đối tượng: không giới hạn
  • Thời gian: 10 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Người chơi : tối thiểu 10 người

_ Cách thực hiện : chia làm 2 đội đều nhau, từng người chơi dẫn bóng nhanh nhất có thể để về giao bóng cho đồng đội mình người cuối cùng nhanh nhất dần bóng về là người giành chiến thắng

_ Diễn tiến :

+ Đầu tiên 1 người dẫn

+ Thứ hai 2 người nắm tay nhau  dẫn

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Trong quá trình thi đấu dẫn bóng sẽ tốt hơn không lượm cượm

+ Khả năng bức tốc phạm vi hẹp cao

Bài 3 : Trò chơi tâng bóng  tiếp xức

  1. Tâng bóng tiếp xúc
  2. Mục đích :

+ Cải thiện tốc độ

+ Khả năng quan sát

  • Đối tượng : người chơi phải biết tâng bóng bằng 2 chân
  • Thời gian : 15 phút
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân 30 x 30

_ Người chơi : tối thiểu 10 người

_ Cách  thực hiện : chia làm 2 đội đều nhau từng người chơi tang bóng  nhanh nhất có thể để về giao bóng cho đồng đội mình, người cuối cùng nhanh nhất tâng bóng về là người giành chiến thắng

_ Diễn tiến :

+ Đầu tiên tâng bóng 1 người

+ Thứ hai 2 người vừa tang vừa chuyền nhau

+ Thứ ba 2 người vừa tâng vừa chuyền đến nơi vẫn phải chuyền bổng cho đồng đội mình tang tiếp không để rơi bóng.

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Nâng cao kĩ thuật tâng bóng.

+ Tốc độ cao.

BÀI 4: TRÒ CHƠI LOẠI ĐỐI THỦ

  1. Loại đối thủ.
  2. Mục đích:

+ Phát triển khả năng vận động nhanh nhẹn.

+ Tốc dộ di chuyển linh hoạt.

+ Biết cách chọn vị trí.

  • Đối tượng: không giới hạn.
  • Thời gian: 10p.
  • Tổ chức thực hiện: Gồm :

_ Sân 30 x 30.

_ Người chơi : tối thiểu 4 người .

_ Cách thực hiện: mỗi người chơi có 4 quả bóng, có 3 Mắc cơ, nghe hiệu lệnh thổi còi, từng người chơi dẫn bóng quanh 3 mắc cơ, nghe hồi còi tiếp theo lập tức dẫn bóng nhanh vào Mắc cơ đứng, người còn lại chưa vào mắc cơ được sẽ bị loại và cứ thế cho đến khi người còn lại không bị loại sẽ là người giành chiến thắng.

_ Diễn Tiến:

+ Đầu  tiên nhiều Mắc cơ.

+ Thứ 2: giảm dần Mắc cơ.

_ Tầm ảnh hưởng:

+ Nâng cao khả năng dẫn bóng.

+ Biết cách chọn vị trí thích hợp.

+ Cải thiện tốc độ.

CHƯƠNG 3: CÁC TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TƯ DUY

  1. TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TƯ DUY

BÀI 1: TRÒ CHƠI TÌM CÁCH LUỒNG LÁCH

  1. Tìm cách luồng lách.
  2. Mục đích:

+ Nhạy bén trong lối chơi.

+ Biết cách chọn vị trí

+ Nâng cao tốc

  • Đối tượng không giới hạn
  • Thời gian 20p.
  • Tổ chức thực hiện gồm:

_ Sân 30 x 30

_ Người chơi: tối thiểu 10 người

_ Cách thực hiện:

+ 10 người thay đổi luân phiên,8 người vây quanh  2 ngời tìm cách bắt 2 người đó phải nằm xuống, đồng thời 2 người bị bắt phải tìm cách luồng lách thoát khỏi 8 người đó.

_ Diễn tiến:
+ 2 người bắt 2 người.

+  Nhiều người bắt 2 người.

_ Tầm ảnh hưởng :

+  Biết cách di chuyển

+ Tạo khoảng không cho đồng đội

BÀI 2: TRÒ CHƠI TẤN CÔNG ĐƯỜNG CUỐI 2 VS 1

  1. Tấn công đường cuối
  2. Mục đích :

+ Tạo sự di chuyển linh hoạt

+ Khả năng quan sát tốt

+ Biết cách thông tin

  • Đối tượng : 3 người chơi
  • Thời gian : 10p
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_  Sân 30 x 30

_  Người chơi  : 3 người

_ Cách thực hiện : chia làm 4 hàng mỗi hàng 3 người chơi, 2 người  đầu hàng chạy nhanh lên lấy quả bóng về làm sao khi 2 người chạy lên lấy quả bóng phải luôn trên tư thế nhảy lò cò 1 chân chạm tay trên vai của đồng đội mình khi đi về cũng thế, khi về đưa bóng cho người cuối cùng làm sao không đưa bằng tay mà miễn đưa tất cả bộ phận trên cơ thể là được đội làm nhanh nhất là đội giành chiến thắng.

_ Diễn tiến :

+ Đầu tiên 1 người đi

+ Lần hai 2 người đi

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Không thông tin sẽ không biết cách giữ bóng và chuyền bóng cho người cuối cùng

+ Không có tốc độ khó có thể di chuyển trong bóng đá.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI 3 : QUẢ BÓNG TRÊN VAI

  1. Qủa bóng trên vai
  2. Mục đích :

+ Giữ thăng bằng cơ thể tốt

+ Tạo sự cơ động

+ Tạo sự khéo léo

  •  Đối tượng: 2 người chơi
  • Thời gian : 10p
  • Tổ chức thực hiện : Gồm :

_ Sân : 30 x 30

_ Người chơi : 2 người , 5 đội chơi

_ Cách thực hiện :  chia làm 5 đội mỗi đội 2 người  kẹp quả bóng làm sao ở giữa vai 2 người giữ tới đích đặt bóng xuống nhanh nhất có thể là đội giành chiến thắng

_ Diễn tiến :

+  Đầu tiên 2 người

+ Thứ hai 3 người

_ Tầm ảnh hưởng :

+ Không giữ thăng bằng khó có thể tranh chấp bóng

+  Không có tính nhịp nhàng sẽ làm rớt bóng .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 4 : CÁC TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN CHIẾN THUẬT

BÀI 1: TRÒ CHƠI BẬT TƯỜNG BẤM BÓNG

  1. Bật tường bấm bóng.
  2. Mục đích:

+ Chuyền bóng chuẩn xác

+ Khả năng đập nhã linh hoạt

  • Đối tượng: 3 người chơi
  • Thời gian: 10p
  • Tổ chức thực hiện:

 _ Sân: 30 x 30

_ Người chơi: 3 người chia thành 3 đội

_Cách thực hiện: 3 người chơi đứng thành một đường thẳng, người đầu chuyền người thứ 2 bóng xà ( bóng sệt ), người thứ 2 tiếp tục chuyền lại cho người thứ nhất, người thứ nhất lập tức bấm bóng qua đầu người thứ 2 đến vị trí người thứ 3, người thứ 3 chụp bóng đem lại cho người thứ nhất nhanh nhất có thể, đội về nhanh nhất là đôi chiến thắng.

_Diễn tiến:

+ Đầu tiên là 3 người chơi

+ Thứ 2 là 4 người chơi

_Tầm ảnh hưởng:

+ Không chuyền bóng chuẩn xác đồng đội khó có thể ghi bàn

+ Không có tốc độ khó có thể bức phá những pha nguy hiểm

BÀI 2: TRÒ CHƠI CHỚP THỜI CƠ

  1. Chớp thời cơ.
  2. Mục đích:

+ Nâng cao tốc độ.

+ Tư duy linh hoạt.

  • Đối tượng: tối thiểu 5 người.
  • Thời gian: 10 phút.
  • Tổ chức thực hiện:

_ Sân: 30 x 30

_ Người chơi: Riêng lẻ.

_ Cách thực hiện:

+ Đặt một trái bóng ở tâm hình tròn giữa sân, những người xung quanh nhanh chóng nghe hiệu lệnh còi của huấn luyện viên chạm tay vào bóng, ai chạm tay vào bóng trước là người giành chiến thắng.

_ Diễn tiến:

+Đầu tiên 5 nguồi tranh nhau chạm một quả bóng

+ Lần 2 nhiều người tranh nhau nhiều quả bóng

_ Tầm ảnh hưởng:

+ Không có tốc độ sẽ không tăng tốc được trong các tình huống nguy hiểm

+ Không quan sát nhanh khó có thể tận dụng cơ hội tốt .

Qua bài viết tại sao nên dạy trẻ em đá bóng bằng trò chơi, chúng tôi hy vọng giưới thiệu cho mọi người biết về tác dụng vô cùng to lớn của trò chơi đối với sự phát triển của các em.

Trên đây là tác dụng và các loại trò chơi vận dụng vào việc tập luyện bóng đá cho trẻ, HLV, giáo viên tham khảo nhé.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •