CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRẬN ĐẤU BÓNG ĐÁ
Có nhiều HLV huấn luyện rất giỏi, nhưng khi dẫn đội thi đấu thì hầu như không có một chiến thắng nào, đó là do công tác chỉ đạo trận đấu bóng đá chưa tốt, chưa đúng. Các Thầy giáo, hlv thường chỉ đạo theo kinh nghiệm, cảm tính, thấy gì nói đó, không làm theo kế hoạch các bước một cách logic, nên khi thắng thì không biết vì sao thắng, khi thua không biết sao thua, thua do đâu để khắc phục. Chính vì tầm quan trọng của chỉ đạo trận đấu, nên Trung tâm dạy bóng đá nam việt ở TpHCM muốn giới thiệu các bước chuẩn bị để chị đạo một trận đấu bóng đá như sau:
PHẦN I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC THI ĐẤU
Làm tốt công tác chỉ đạo trận đấu thi đấu có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao trình độ thi đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ thi đấu. Trong những trận thi đấu quan trọng do nhiều nguyên nhân, huấn luyện viên nếu chỉ đạo đúng, tốt thì có thể thay đổi tình thế, từ yếu thế trở thành lợi thế, còn nếu sự chỉ đạo sai của huấn luyện viên thì hậu quả khôn lường.
Chính vì vậy, nếu làm công tác chuẩn bị trước trận đấu kỹ càng, chu đáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trận đấu sắp tới, đồng thời nó cũng là một khâu quan trọng trong công tác chỉ đạo thi đấu. Đó cũng là tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ thi đấu một cách thuận lợi. Vậy công tác chuẩn bị trước trận đấu bao gồm các nội dung và các mặt sau đây
1. tìm hiểu tình hình toàn diện, đặt phương án tác chiến chính xác
1.1. Tình hình đối phương : Trạng thái tâm lý của đối thủ, tác phong thi đấu, đặc điểm kỹ thuật, phương pháp chiến thuật, tình hình thể lực, vận động viên nòng cốt và những điểm mạnh của toàn đội đối phương.
1.2. Tình hình đội nhà : Trên cơ sở tìm hiểu một cách toàn diện hàng ngày, đặc biệt cần chú ý tìm hiểu tư tưởng, trạng thái thi đấu và tình hình thương tật của toàn đội.
1.3. Tìm hiểu hoàn cảnh khách quan của trận đấu : Như đặc điểm sân thi đấu, khí hậu, khán giả, công tác trọng tài…
1.4. Tình thế trận đấu : Sự thắng, thua của trận đấu và khả năng có lợi hay có hại liên quan đến việc phân tích tình thế trận đấu. Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những phần trên xong thông qua sự phân tích kỹ lưỡng thì có thể hoạch định ra một phương án tác chiến phù hợp với thực tế. Nội dung của nó bào gồm 5 mặt sau đây
– Động viên tinh thần vận động viên.
– Phân tích thực lực của hai đội.
– Mục tiêu thi đấu cần phải đạt.
– Đối sách chiến thuật sẽ vận dụng.
– Vận động viên ra sân thi đấu trận tới.
2. kịp thời tiến hành huấn luyện theo hướng đã định
Sau khi xác định xong phương án tác chiến, trong hoàn cảnh có thể , cần phải nắm chắc thời gian trước khi thi đấu tiến hành huấn luyện theo định hướng đã chọn, thông qua huấn luyện, có thể cải thiện được lối chơi cơ bản của đội nhà có phương án tác chiến mới đương đầu với đối thủ sẽ gặp, làm cho vận động viên nắm vững bản lĩnh chiến đấu ngoan cường để giành thắng lợi
– Động viên tinh thần vận động viên.
– Phân tích thực lực của hai đội.
– Mục tiêu thi đấu cần phải đạt.
– Đối sách chiến thuật sẽ vận dụng.
– Vận động viên ra sân thi đấu trận tới.
3. đảm bảo trạng thái thi đấu tốt, giảm số người chấn thương
Làm thế nào để cho vận động viên luôn ở trong trạng thái thi đấu tốt nhất để tham gia thi đấu là điều kiện quan trọng để giành thắng lợi. Ngoài việc động viên về tinh thần, vẫn còn phải chú ý bố trí lượng vận động hợp lý
Thông thường, trước một tuần từ thời kỳ quá độ đến thời kỳ thi đấu, lượng vận động giảm tương đối, nhưng trong tuần này, 3 hoặc 4 ngày trước khi vào thi đấu chính thức, nên tập một giáo án với cường độ huấn luyện tương đối lớn, nhằm đảm bảo duy trì thể lực, đáp ứng yêu cầu của việc thi đấu chính thức.
Ngoài ra, sử dụng một số biện pháp (như trong huấn luyện, lấy con người làm chính, quản lý nghiêm sinh hoạt của vận động viên, các bác sĩ, bộ phận chăm sóc sức khỏe làm việc toàn tâm toàn ý nhằm phục vụ cho vận động viên), cố gắng làm giảm số vận động viên bị chấn thương xuống mức thấp nhất, đảm bảo có đầy đủ các chiến sĩ tinh nhuệ để bước vào cuộc chiến đấu.
4. chuẩn bị tốt cuộc họp chuẩn bị trận đấu
Mục đích của cuộc họp chuẩn bị cho trận đấu là thống nhất nhận thức, xác định cách chơi, tràn đầy niềm tin, sẵn sàng tiếp đón trận đấu sắp xảy ra. Nội dung cuộc họp bào gồm 5 điểm sau :
- Động viên tư tưởng
- Phân tích lối chơi của đối phương
- Xác định lối đá
- Thay đổi đá phạt
- Bố trí đội hình
Để cuộc họp chuẩn bị trận đấu có kết quả, cần lưu ý mấy điểm sau đây
1. Trước khi họp chính thức nên trao đối trước với tổ kỹ thuật (là lực lượng hạt nhân của đội bóng) : Huấn luyện viên đưa ra dự kiến phương án sơ bộ của trận đấu, xin ý kiến các thành viên để làm cơ sở cho việc đưa ra phương án tác chiến chính thức
2. Phương án tác chiến dự án có thể đưa ra thực hiện trong các buổi tập trước trận đấu để làm quen trước. Việc làm này có lợi là có thể phát hiện những thiếu sót của phương án mà kịp thời sửa chữa bổ sung. Mặt lợi khác là khiến cho huấn luyện viên ở hội nghị chuẩn bị trận đấu có cơ sở để nhanh chóng lý giải ý đồ của mình.
3. Trên cuộc họp chuẩn bị trận đấu nên phát huy tính tích cực, tập trung vào vấn đề lớn, có thể sử dụng hai hình thức sau đây : Một là do huấn luyện viên trình bày, đề xuất mọi người thảo luận, sau khi thống nhất, nhận thức rồi quán triệt chấp hành. Loại thứ hai là huấn luyện viên nêu câu hỏi, mọi người thảo luận. Sau cùng, huấn luyện viên dung nạp ý kiến, bố trí thống nhất rồi mọi người chấp hành thực hiện.
4. Huấn luyện viên khi bố trí tổ chức cuộc họp chuẩn bị trận đấu nên lưu ý trọng điểm. Tốt nhất là dùng bảng để vẽ hoặc dùng sa bàn để nói rõ yêu cầu và sự phối hợp giữa công và thủ. Thời gian họp không nên kéo dài, tối đa 30 phút là hợp lý nhất.
5. Sau cuộc họp, huấn luyện viên tiếp xúc với các vận động viên chủ chốt từng tuyến, nhấn mạnh một số điểm cần thiết. Đối với đội trưởng trên sân hay người tổ chức chính trên sân, huấn luyện viên nên nhắc nhở khi cần thiết sẽ thay đổi một số phương án nhất thời cho phù hợp với trận đấu
5. bồi dưỡng năng lực chỉ đạo của đội trưởng trên sân
Quy định của luật bóng đá, trong thi đấu không cho phép huấn luyện viên chạy dọc theo sân la hét, chỉ đạo trận đấu, cho nên việc bồi dưỡng cho đội trưởng chỉ đạo trên sân là điều hết sức quan trọng. Cụ thể cần chú ý mấy điểm sau đây
1. Chọn đội trưởng trên sân
Nên chọn những vận động viên có uy tín cao, có trách nhiệm, điềm tĩnh, nhanh nhẹn, dám chỉ huy, có kinh nghiệm thi đấu phong phú, biết chuyển khó khăn thành thuận lợi, có ý thức chiến thuật tốt. Nói chung là một con người tương đối toàn diện
2. Giao rõ nhiệm vụ của đội trưởng trên sân
a. Trận đấu vừa bắt đầu là quan sát đội hình của đối phương ngay, xem bố trí người, ý thức công – thủ. Từ đó nhìn lại phương án tác chiến dự kiến của đội nhà có phù hợp không, và khi thực hiện có hiệu quả không. Nếu phát hiện thấy nó không thích hợp thì lập tức sửa đổi sao cho phù hợp
b. Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn cũng nên động viên khí thế của đồng đội.
c. khi phát hiện sự việc không tốt, không có lợi thì lập tức bài trừ và bỏ ngay.
d. Lợi dụng lúc thay người truyền đạt ý đồ chỉ đạo của huấn luyện viên vào cho đội trưởng trong sân nhằm quán triệt
e. Nếu gặp trường hợp chấn thương, thì vẫn kiên trì tiếp tục thi đấu, đồng thời báo huấn luyện viên thay người.
g. Nghỉ ngơi giữa hai hiệp, cần báo cho huấn luyện viên biết tình hình khó khăn của trận đấu và kiến nghị có biện pháp.
3. Trước mỗi trận thi đấu : Huấn luyện viên cần bố trí giao nhiệm vụ cho đội trưởng trên sân nhằm giúp anh ta phát huy tác dụng chỉ đạo trên sân.
6. làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt, bố trí cuộc sống ổn định
Trước khi tham gia trận đấu, cần phải kiểm tra vận động viên có đầy đủ phương tiện dụng cụ phục vụ cho thi đấu chưa, việc bố trí sinh hoạt trước trận đấu cũng nên lưu ý, đặc biệt là việc ăn, ngủ, vui chơi trước thi đấu một ngày phải hết sức lưu ý làm sao cho tinh thần sảng khoái, thể lực sức khỏe dồi dào chờ đón trận đấu sắp tới.
PHẦN II. QUAN SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ TRẬN ĐẤU
Thi đấu bóng đá là một hoạt động tranh tài giữa hai đội bóng, đối kháng trực tiếp với nhau, tranh giành ưu thế, tranh giành phần thắng lợi về cho đội mình. Thông qua thi đấu phản ánh một cách khách quan trình độ huấn luyện của một đội bóng đồng thời cũng là một thủ pháp quan trọng nhằm kiểm tra chất lượng của việc huấn luyện
Người huấn luyện viên vì muốn phản ánh một cách khách quan trong thi đấu về kỹ thuật – chiến thuật đã dự định nhằm phát huy trình độ thi đấu của các cầu thủ trong đội. Do đó, trước thi đấu cần chuẩn bị thật đầy đủ, trong đó việc đi xem và phân tích trận đấu là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ bao gồm
1. tìm hiểu đối thủ thu thập tình báo
Nội dung của quan sát, phân tích bao gồm : tìm hiểu lịch sử à hiện tại của đội bóng, đặc điểm lối đá trong các trận thi đấu gần đây, năng lực thi đấu, bố trí đội hình, đặc trưng sở trường từng cầu thủ, đặc điểm vềkt – chiến thuật, trạng thái thể lực,
2. quan sát – phân tích biểu hiện trong thi đấu của vận động viên
Quan sát vận động viên đội nhà biểu hiện trong thi đấu, tiến hành phân tích và nghiên cứu tỉ mỉ cũng là một căn cứ để cải tiến và hoàn thiện kế hoạch huấn luyện. Nhằm hoàn thành nghiên cứu này, nội dung quan sát phải theo yêu cầu của kế hoạch huấn luyện, phải tiến hành quan sát một cách toàn diện, phân tích tỉ mỉ về kỹ thuật – chiến thuật, về tố chất thể lực, tố chất tâm lý, năng lực thi đấu của toàn đội và của từng cá nhân.
2.1. Phân tích sự quan sát
Quan sát thi đấu thường chia ra làm hai loại : quan sát chung và quan sát chuyên môn. Bất luận là loại quan sát nào đều phải làm rõ mục đích và nghiên cứu của nó.
– Quan sát chung : Lấy phân tích khái quát làm gốc, nhưng phân tích lượng hoá cũng cần thiết. Ví dụ : có thể quan sát tình hình nâng cao khả năng thi đấu của cầu thủ đội nhà, hay quan sát tình hình kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và trạng thái tâm lý của cầu thủ đội bạn. Nâng cao lượng phân tích khi quan sát tại sân bãi, căn cứ tình hình cụ thể, có thể ghi chép một số vấn đề cần thiết
– Quan sát chuyên môn : Chỉ sự quan sát đặc biệt và nghiên cứu đối với sự quan sát chuyên môn. Trên cơ sở quan sát, tài liệu thu được phải tiến hành phân tích định lượng. Nếu như thu được một cách tỉ mỉ và phân tích cầu thủ đối phương nhằm kiểm nghiệm thành tựu huấn luyện của đội nhà hoặc về trạng thái chuẩn bị thi đấu, thì có thể tiến hành quan sát kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và năng lực thi đấu
2.2. Nội dung quan sát thi đấu
Sự quan sát thi đấu đối với môn bóng đá, do mục tiêu và nhiệm vụ quan sát không giống nhau nên nội dung của sự quan sát cũng khác nhau, như đo đạc về lượng. Nội dung chính bao gồm
Tâm lý là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đánh giá trình độ kỹ thuật của vận động viên có thể phát huy bình thường hay không. Trong thi đấu, sự biểu hiện năng lực tâm lý của vận động viên chủ yếu có
Phong cách tác phong : là linh hồn của một đội bóng, nó thúc đẩy sự phát triển của môn bóng đá, thi đấu tốt, thi đấu đảm bảo căn bản trình độ, đó cũng là sự phản ảnh cụ thể phẩm chất tâm lý về tính ổn định của tâm lý, về tính chủ động, sức mạnh ý chí. Tác phong tốt hay xấu chủ yếu thông qua hai sự quan sát sau
Phẩm chất đạo đức của vận động viên : như là tôn trọng lỷ luật và quy tắc trong thi đấu, tôn trọng đội bạn, tôn trọng trọng tài, tôn trọng khán giả.
Tác phong thi đấu : như dũng cảm, ngoan cường, thắng không kiêu bại không nản, sự chuyển đổi từ thắng đến thua hoặc ngược lại, phải khống chế tính ổn định tâm lý và sự giao động về tâm tư
2.2.2. Quan sát năng lực cơ thể
Trong 90 phút thi đấu, thành tích thi đấu có tốt hay không có sự liên hệ chặt chẽ với trình độ huấn luyện thể lực của vận động viên. Do đó, trình độ năng lực của cơ thể vận động viên cũng là một trong những nội dung quan trọng của quan sát thi đấu. Quan sát trình độ năng lực của cơ thể chủ yếu quan sát trên hai phương diện sau đây
a. Tính tích cực di chuyển : như cự ly chạy, cự ly chạy bứt phá và số lần tăng tốc, tổng thời gian chạy và sự biến đổi về cự ly hoạt động của vận động viên trong thi đấu.
b. Tinh hợp lý trong di chuyển : không chỉ yêu cầu di chuyển mà còn yêu cầu cao hơn thế, thể hiện ở thời điểm khởi chạy, kỹ xảo chạy, sự biến hoá tiết tấu của chạy có hợp lý hay không, và sự kết hợp với kỹ thuật động tác có nhịp nhàng hay không
2.2.3. Quan sát đội hình thi đấu :
Đội hình thi đấu phản ánh trình độ huấn luyện về kỹ thuật – chiến thuật. Do đó, khi quan sát trận đấu, cần tiến hành quan sát sự biến hoá của việc vận dụng đội hình thi đấu ra sao. Thông thường, người ta xem xét các mặt sau
a. Đội hình chính và phân bố vị trí, số áo của mỗi cầu thủ ở mỗi vị trí.
b. Vận dụng đội hình : như sự phân bổ lực lượng giữa tấn công và phòng thủ, đặc điểm thay đổi giữa công và thủ, chiến thuật cơ bản của đội và đặc trưng của sự biến đổi đội hình
2.2.4. Quan sát sự vận dụng chiến thuật:
Quan sát sự vận dụng chiến thuật thường phân làm hai phần : chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ
a. Quan sát chiến thuật phòng thủ:
– Tình hình quán triệt nguyên tắc phòng thủ.
– Vận dụng chiến thuật phòng thủ tổng thể.
– Vận dụng chiến thuật phòng thủ nhóm.
– Chiến thuật phòng thủ bóng cố định (như chiến thuật phòng thủ khi bị phạt góc, khi bị đá phạt gần khu vực phát bóng).
– Đặc điểm phòng thủ của thủ môn.
– Tình huống cơ bản khi điều động cầu thủ từ chỗ tấn công sang phòng thủ.
– Đặc điểm của cầu thủ nòng cốt khi phòng thủ.
– Ưu nhược điểm khi vận dụng chiến thuật phòng thủ.
b. Quan sát chiến thuật tấn công
– Tình hình quán triệt nguyên tắc tấn công, đặc điểm và phương pháp phối hợp chiến thuật tấn công nhóm.
– Vận dụng chiến thuật tấn công tổng thể.
– Thủ đoạn chủ yếu tuyến phòng thủ đột xuất.
– Đặc điểm của vận động viên uy hiếp sút cầu môn và vận động viên chủ chốt tổ chức tấn công.
– Chiến thuật tấn công bằng bóng cố định (đá phạt trên sân, đá phạt góc, ném biên).
– Tiết tấu của tấn công.
– Tình hình cơ bản điều động bố trí vận động viên chuyển từ phòng thủ sang tấn công.
– Tình hình cơ bản điều động bố trí vận động viên chuyển từ phòng thủ sang tấn công.
– Ưu, nhược điểm trong khi vận dụng chiến thuật tấn công.
2.2.5. Quan sát việc vận dụng kỹ thuật:
Quan sát tình hình kỹ thuật của vận động viên, người ta thường chú ý các mặt sau:
– Trình độ toàn diện hoá của kỹ thuật.
– Đặc điểm và tính độc đáo của kỹ thuật.
– Khả năng vận dụng kỹ thuật và khả năng thích ứng với sự thay đổi trên sân bóng.
– Ưu điểm của kỹ thuật và khâu yếu nhất của kỹ thuật.
2.3. Phương pháp quan sát thi đấu:
Quan sát thi đấu thường người ta sử dụng phương pháp thống kê tại sân bãi và phương pháp ghi chép khi quan sát tại hiện trường. Thông thường, khi tiến hành quan sát mang tính chất chung thì lất quan sát làm chính, thống kê là phu, nhưng khi tiến hành quan sát chuyên môn thì luôn luôn sử dụng phương pháp vừa quan sát vừa thống kê. Khi sử dụng phương pháp vừa quan sát vừa thống kê, cần chú ý mấy điểm sau đây :
1. Quan sát thi đấu nên chỉ dựa vào mỗi một mình huấn luyện viên thì chưa đủ. Thông thường, người ta lập nên một tổ quan sát. Tổ này còn tùy thuộc vào nhiệm vụ quan sát và khả năng khách quan mà bố trí số người sao cho hợp lý. Các thành iên của tổ này phải được phân công phân nhiệm rõ ràng chức năng và yêu cầu đối với họ.
Ví dụ : Nhằm chuẩn bị cho trận thi đấu sau, cần phải quan sát tình hình của đối thủ, có thể tổ chức một nhóm 3 người, trong đó phân công một người chuyên nghiên cứu quan sát một cách toàn diện chiến thuật, thể lực và đội hình thi đấu, một người chuyên quan sát tấn công, một người chuyên nghiên cứu về phòng thủ
2. Dự kiến đặt kế hoạch quan sát thống kê. Điều này có lợi cho việc nâng cao hiệu quả thống kê quan sát. Thông thường, nội dung kế hoạch thống kê quan sát bào gồm các mặt sau đây : nhiệm vụ, đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung quan sát, mức độ thống kê, phương pháp, công cụ cần thiết và các băng tư liệu
3. Nhằm đảm bảo hiệu quả thống kê quan sát thi đấu, trrong điều kiện có thể, cần tiến hành thực tập thống kê thi đấu, nhằm kiểm tra việc xác thực, thực tế hay không khi hoạch định kế hoạch thống kê thi đấu. Mặt khác, nhằm làm cho người quan sát làm quen với phương pháp thống kê thi đấu, khi tiến hành thống kê quan sát thi đấu, cần tập trung tinh thần, làm kỹ theo kế hoạch đã định mà ghi một cách toàn diện, bởi vì quá trình diễn biến trận đấu rất nhanh nên ta phải ghi thật nhanh, có thể ghi bằng ký hiệu, hình vẽ, tốc ký.
Ví dụ : Nhằm tìm hiểu về đặc điểm và hiệu quả vận dụng kỹ thuật trong các giai đoạn khác nhau của một cầu thủ, người ta có thể dùng phương thức biểu bảng để tiến hành quan sát và thống kê.
3. phân tích – đánh giá trận đấu
3.1. Hình thức phân tích – đánh giá trận đấu
Trên cơ sở quan sát thi đấu, tiến hành phân tích đánh giá trận đấu giúp cho việc thông qua hiện tượng mà đi sâu vào bản chất sự vật. Từ đó có một bước nhảy vọt về nhận thức. Do mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu không giống nhau, nên hình thức phân tích và đánh giá trận đấu cũng khác nhau, nhưng nhìn đại thể có hai hình thức sau đây
a. Sau khi quan sát toàn đội thi đấu, nhanh chóng tập hợp các vận động viên lại, tiến hành thảo luận trên cơ sở ý kiến đóng góp, huấn luyện viên quy nạp, tổng kết và thống nhất nhận định.
b. Tổ quan sát và nhân viên quan sát sau khi quan sát xong, kịp thời chỉnh lý tài liệu quan sát, sau đó, khi có kết quả thì tiến hành hội báo cho toàn đội, khi cần thiết, trên cơ sở hội báo, có thể triển khai thảo luận thêm một bước nữa.
3.2. Yêu cầu cơ bản của việc phân tích và đánh giá trận đấu
a. Nắm chắc mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu
Trong khi tiến hành phân tích và đánh giá thi đấu, nhất thiết phải dựa vào mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu, làm cho việc phân tích có chủ đích rõ rệt, mang lại hiệu quả thật sự tốt đẹp. Nếu như mục đích của việc quan sát thi đấu nhằm tìm hiểu thực lực của đối phương,
Còn nếu muốn kiểm tra kế hoạch huấn luyện của đội nhà, tìm hiểu về hiệu quả công tác huấn luyện, thì cần phải căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện của các giai đoạn, tiến hành quan sát và nêu ra số liệu thống kê tương quan để giải thích rõ vấn đề.
b. Cố gắng làm rất khách quan, chuẩn xác
Phân tích và đánh giá nên căn cứ vào sự thật, nhằm phản ánh diện mạo nguyên gốc của sự vật. Ngoài ra, khi giới thiệu tình hình cần phải thật sự cầu thị. Cố gắng hết sức sử dụng các loại tư liệu (bao gồm các ghi chép trong thi đấu). Đối với một số số liệu có liên quan nên so sánh, thậm chí xử lý bằng toán thống kê và các biểu đo
3.3. Yêu cầu có phương hướng và có trọng điểm:
Do mục đích và nhiệm vụ quan sát thi đấu không giống nhau, nên sự phân tích nội dung cụ thể của thi đấu cũng khác nhau. Nhằm làm cho việc phân tích thi đấu được kinh tế, có hiệu quả tốt, nhất thiết phải có phương hướng và có trọng điểm.
PHẦN III. CHỈ ĐẠO TRẬN ĐẤU
Sự chỉ đạo trận đấu của huấn luyện viên đối với việc quyết định trận đấu thắng hay thua có một tác dụng hết sức quan trọng. Nhiệm vụ chính của sự chỉ đạo trận đấu là căn cứ tình hình tấn công và phòng thủ của hai đội để kịp thời sửa đội nội dung phương án đã được xác định không phù hợp với thực tế khách quan, quyết đoán trong việc sử dụng đối sách, tổ chức việc tấn công và phòng thủ, điều chỉnh sự bố trí nhân lực, nhằm tăng khả năng chiến thắng, giảm nhẹ mức sai sót. Sự chỉ đạo tại sân thường có mấy việc sau đây
1. trước khi giao bóng (trận đấu bắt đầu)
Trước khi giao bóng cần chú ý 3 việc :
- Quan sát sự ra quân và trạng thái tinh thần của đối phương. Phải xem xét llúc đối phương khởi động, phán đoán trạng thái tinh thần và những cầu thủ chủ lực của đối phương. Từ đó mà tiến hành phân tích xem đối phương có thể sử dụng chiến thuật và đội hình thi đấu nào. Sau đó, trước lúc ra sân, khi vận động tập hợp lại, mới nói sự bố trí một cách ngắn gọn và rõ ràng.
- Cho đội nhà làm khởi động tốt. Nội dung và yêu cầu của chuẩn bị hoạt động (khởi động) trước tiên nhất cần làm rõ sự bố trí và chỉ định người phụ trách dẫn dắt toàn đội trên sân
- Giúp đỡ đội trưởng chọn đúng nửa sân thật tốt (nếu được quyền chọn sân). Nguyên tắc chọn sân nhìn chung, chọn nửa sân bên có điều kiện tấn công, chọn bên thuận gió (nếu có gió mạnh), chọn bên không chói ánh nắng mặt trời
2. sau khi giao bóng :
Sau khi trận đấu bắt đầu, huấn luyện viên nân tập trung chú ý quan sát trận đấu, nhanh chóng phán đoán ý đồ chiến lược của đối phương, quan sát lối đá, ai là người chủ chốt tổ chức tấn công hoặc tổ chức phòng ngự, tìm xem sở trường và sở đoản của vận động viên hạt nhân
Đánh giá một cách hết sức khách quan tính khả thi của phương án tác chiến đội nhà và tình hình thực hiện của cầu thủ ra sao. Nếu phát hiện thấy có chỗ không ổn thì lập tức tìm biện pháp nhằm sửa đổi, khắc phục ngay. Người huấn luyện viên trong quá trình quan sát cần tập trung 3 cái “nhìn” sau
- Xem đội hình của đối phương, đồng thời chú ý trung lộ của đội nhà xem đã chắc chưa, việc kèm người của hậu vệ đã chính xác chưa nhằm đề phòng trường hợp vừa giao bóng xong, đối phương lập tức phát động tấn công một cách mãnh liệt, làm cho sự kèm người của đội nhà hỗn loạn, dẫn đến việc bị động sau khi giao bóng ở một cục bộ nào đó.
- Xem sự tấn công của đội nhà có thuận lợi không. Nếu như công kích đối phương vào chỗ yếu của họ và thu được kết quả thì nên tiếp tục tấn công, còn nếu tấn công chính xác vào chỗ yếu của đối phương những sự phối hợp của đội nhà làm chưa tốt, uy hiếp đối phương không lớn lắm, thì phải tiến hành phân tích nguyên nhân và kịp thời thay đổi. Nếu như tấn công không trúng vào chỗ yếu của đối phương hoặc đối phương biết được chỗ yếu của mình mà sử dụng các biện pháp phòng thủ có hiệu quả tích cực thì tốt nhất nên sửa đổi phương án tác chiến đã dự định mà linh hoạt tùy cơ ứng biến để đối phó với hiện trạng
- Xem có thể ngăn cản được sự tấn công của đối phương hay không. Bao gồm cả việc có thể kèm chặt nhân vật trọng điểm của đối phương hay không? Có thể phong toả sự chuyền bóng và sút cầu môn mang tính uy hiếp của đối phương hay không?.
Ba cái “xem” đã nêu ở trên là ba vấn đề thông thường (kiến thức sơ đẳng), yêu cầu người huấn luyện viên trong khi chỉ đạo đội bóng trên sân phải hiểu, nắm chắc và vận dụng cho thật tốt và có hiệu quả. Đây cũng là kinh nghiệm của vận động viên cần phải có. Đầy cũng là ý thức công – thủ của toàn cụ diện mà người đội trưởng và vận động viên hạt nhân trên sân cần phải có
Phải có khả năng thay đổi cục diện, phải biết động viên cổ vũ lẫn nhau luôn luôn xây dựng ý thức chiến thắng. Tất nhiên, loại kinh nghiệm này của vận động viên và năng lực này của họ phải dựa vào sự huấn luyện hàng ngày của huấn luyện viên, từ đó vận dụng vào thi đấu
3. tận dụng thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu
Thời gian nghỉ ngơi giữa hai hiệp đấu là thời gian quý báu để huấn luyện viên tiến hành chỉ đạo trận đấu. Lúc này, nhiệm vụ chính của sự chỉ đạo của huấn luyện viên là tăng cường động viên tích tích cực của vận động viên, làm rõ phương án và đối sách đã biến đổi cho hiệp hai của trận đấu, tập trung lực lượng để thi đấu tốt ở hiệp hai. Cụ thể cần chú ý mấy điểm sau đây
- Trước tiên, nên để các cầu thủ yên tĩnh nghỉ ngơi độ 2 phút (không giảng giải lúc chưa ổn định), lợi dụng thời gian quý báu này nêu lên những vấn đề chủ yếu nhất về tấn công và phòng thủ chưa đạt hiệu quả ở hiệp 1. Cần phải tìm hiểu vấn đề này ở đội trưởng và các đội viên có liên quan bằng ngôn ngữ từ ngắn gọn nhất.
- Nắm chắc vấn đề chủ yếu về tấn công và phòng thủ của toàn đội, phân tích và giảng giải rất đơn giản và rõ ràng (ví dụ : ưu khuyết điểm về tấn công và phòng thủ của hai đội bóng, đội nhà cần phải tiếp tục phát huy hay cần sửa đổi những điểm cơ bản nào. Về khả năng thay đổi đối sách trong hiệp 2 này sẽ ra sao? Việc này thay người như thế nào?
- Đối với một số cá nhân, cần chú ý vấn đề gì ? Cần phải đề xướng đối với một số cá nhân và cổ vũ động viên họ.
4. trước khi kết thúc trận đấu :
Giai đoạn này chỉ một khoảng thời gian trước khi kết thúc trận đấu độ 20 phut. Tất nhiên, căn cứ tình hình thực tế của trận đấu, thời gian này có thể tăng lên hoặc thu ngắn lại. Thời điểm của thời gian này luôn luôn là thời khắc quan trọng nhất quyết định thắng thua của trận đấu. Trong lúc này, huấn luyện viên cần đặc biệt coi trọng sự chỉ đạo của mình, phát huy cao độ nghệ thuận chỉ đạo của mình.
Ví dụ : Trong thời điểm quyết định, cần phải có sự quyết sách, như cần dồn sức tấn công để giành thắng lợi hoặc để trở thành cục diện bất lợi, hoặc rút về cố thủ để đảm bảo sự thắng lợi hoặc muốn cầu hoà …v.v. để sử dụng chiến thuật và yêu cầu tương ứng.
Sự chỉ đạo trong thời điểm này có mấy pương thức sau : Trong lúc tạm ngưng trận đấu, cần có sự bố trí, thông qua thay người, truyền đạt sự chỉ đạo của huấn luyện viên vào trong sân, các ý đồ mới của huấn luyện viên phải được toàn đội thông suốt. Lợi dụng thời cơ khi xử lý cầu thủ bị chấn thương
5. thay người
Trong thi đấu, thay người là một phương pháp tổ chức lực lượng của huấn luyện viên để chỉ đạo trong trận đấu. do luật bóng đá quy định, số người được thay vào sân có hạn, nên vấn đề thay người là việc hệ trọng. Huấn luyện viên muốn thay người phải nghiên cứu kỹ nhiều nhân tố : tinh thần thi đấu của cầu thủ, tác dụng của họ trng thi đấu và sự thay đổi chiến thuật
Không nên vì cầu thủ sơ suất do căng thẳng thần kinh, hoặc bị chấn thường nhẹ, hoặc hơi mệt mà lập tức thay người ngay. Thường trong thi đấu, nếu gặo một trong bốn trường hợp sau đây có thể thay người
1. Cầu thủ bị thương nặng, không thể tiếp tục thi đấu được.
2. Biểu hiện khác thường, phạm nhiều sai lầm, cảm thấy không có tác dụng nữa.
3. Tinh thần dao động, không tự chủ, dễ gây chán nản.
4. Do yêu cầu thay đổi chiến thuật.
Nắm chắc và thay người đúng lúc trong thi đấu bóng đá là một điều rất cần thiết. Trong điều kiện bình thường thì việc thay người để muộnn một chút, đến khi cục diện bị động, như cầu thủ bị thương nặng hay ở tình thế không còn cách tháo gỡ nữa thì hẵng thay người. Lúc không thay người không được thì dứt khoát phải thay, không nên để kéo dài.
PHẦN IV. GIỚI THIỆU ĐỐI SÁCH
Cái gọi là “đối sách” tức là căn cứ nhu cầu thực tế của trận đấu mà đưa ra chiến thuật tấn công và phòng thủ và các yêu cầu của nó. Đối sách mang tính quy luật nhất định, nó là nội dung chính của sự chỉ đạo tại sân bãi.
. Huấn luyện viên cần phải hiểu rõ điều này và phải dạy cho cầu thủ biết cách vận dụng để cho sự thống nhất giữa chỉ đạo và thực tiến được hoàn mỹ nhằm thu được hiệu quả dự định. Sau đây giới thiệu một số đối sách thông dụng.
1. đối phương kèm người toàn sân
- Trước tiên cần phát động tính tích cực của cầu thủ, tính ngoan cường dũng cảm đối với đối phương.
- Đội hình tấn công phải kéo giãn ra, tạo khoảng trống để tấn công.
- Tích cực thay đổi vị trí lấp lỗ trống cho nhau (có thể thay đổi vị trí trong khu vực lớn) nhằm gây rối loạn vị trí đối với cả hàng phòng thủ của đối phương, nhằm tạo nên cục diện số đông đánh giá số ít.
- Giương đông kích tây, nhanh chóng chuyển hướng tấn công.
- Chủ động đón bóng và giữa bóng, nên chuyền bpngs trực tiếp với tốc độ nhanh, chuyền nhiều bóng vào khoảng trống ở phía sau đối phương nhằm đột phá mãnh liệt vào đối phương
- Nếu trung lộ bị kèm chặt, phối hợp nhỏ không thực hiện được thì nên liên tiếp chuyền dài xung kích vào trong, đánh phá trung lộ để đội nhà có cơ hội tổ chức tấn công.
- Sử dụng hợp lý cá nhân dẫn bóng đột phá, nhằm phát huy cao độ tác dụng của các tuyển thủ đột phas.
- Hậu vệ nhân cơ hội cắt lên hoặc trung vệ đột xuất ra quân hỗ trợ tấn công.
2. đối phương thực hiện phòng thủ dày đặc
- Mở rộng diện tấn công, tập trung tấn công ở hai biên, kết hợp chuyền cách đội phá trung lộ.
- Phát huy ưu thế trên không của cầu thủ cao to, sức bật tốt, tranh đánh đầu tốt. Dùng lối đá câu bóng từ ngoài vào, tiến hành tranh bóng trên không trước cầu môn.
- Tiền vệ cần phải khống chế địa hình có lợi trước khu vực phát bóng, tăng cường sút cầu môn ở khoảng cách xa
- Khi hai bên chuyền vào hoặc ngoại vi chuyền vào thì cần phải tổ chức tốt lực lượng tấn công trước khu cầu môn, thực hiện tình thế khả năng làm bàn rất lớn trước khu vực cầu môn của đối phương.
- Tích cực vận dụng chiến thuật bóng cố định, như đá phạt trên sân, đá phạt góc, ném biên…v.v. để tổ chức tấn công có hiệu quả, phát huy cao độ sở trường của cầu thủ nhằm ghi được bàn thắng.
3. bị đối phương ép sát không bung ra tấn công được
- Thủ môn hoặc hậu vệ sau khi nhận được bóng rồi thì chuyền dài hoặc trung bình để bóng trực tiếp bay đến phần trước Sân. Khi thủ môn hoặc hậu vệ có bóng thì tiền vệ, tiền đạo cần phải di động chạy chỗ, tạo thuận lợi, tạo ra chỗ trống và lợi dụng chỗ trống điều hoà sự phối hợp phần trước sân và phần sau sân. Khi bóng chuyền đi, tuyến hậu vệ phải áp lên, bảo đảm cự ly thích hợp giữa 3 tuyến, buộc tiền đạo đối phương phải lui về.
- Uy hiếp phần trước sân đối phương bằng sự đột phá tốc độ nhanh 2 qua 1. Lợi dụng tiền vệ làm tường, hậu vệ biên lên phối hợp đột phá. Chú ý thời cơ và chất lượng phối hợp. Liên tiếp hướng về phía trước.
- Bất luận là sử dụng lối chuyền ngắn, trung bình hay chuyền dài, các cầu thủ đều phải tích cực chạy chỗ chuyền bóng phải nhanh và bất ngờ, tránh dẫn bóng hoặc khống chế bóng nhiều ở phía sau.
4. đối phó với đội bóng mạnh
Biện pháp đối phó với đội bóng thể lực tốt, chủ yếu lấy chuyền bóng dài đột phá.
- Bài trừ tâm lý sợ hãi, xây dựng lòng tin, dũng cảm đương đầu với đối phương.
- Khi phòng thủ, phải phong toả cầu thủ bên ngoài chuyền bóng vào ngăn cản không cho chuyền bóng, đồng thời các cầu thủ tuyến sau chọn vị trí tốt. Kết hợp giữa kèm người và bọc lót cho nhau. Ngoài ra phải có tính sự kiến, đối với việc đá bóng phía sau minh thì phải chuyển thân xuất phát nhanh một bước, nếu không sẽ không kịp. Sau khi nhận được bóng phải xử lý bóng nhanh và đơn giản nhất
- Khi tấn công, yêu cầu thứ nhất là tích cực chạy đan chéo. Yêu cầu thứ hai là phải chính xác và có kỹ xảo kết hợp với trí tuệ (kết hợp vận dụng chuyền bóng phối hợp và cá nhân đột phá).
5. đối phó với đội bóng kỹ thuật tốt, phối hợp ăn ý
- Tính toán thực lực của hai đội, nghiên cứu yêu cầu của tình thế thi đấu, xác định phương châm chiến lược (ví dụ như đặt ra hai biên hay lùi về).
- Khi phòng thủ phải kiên tâm, không nên nôn nóng, phải phán đoán các loại chiến thuật thay đổi của đối phương, tăng cường bọc lót thay chỗ cho nhau.
- Khi tấn công phải đá tố chất nhanh và bất ngờ, lấy tốc độ để giành chiến thắng.
6. đối phố với đội mạnh hơn mình
Biện pháp như sau :
- Trên tư tưởng là phảm dám đương đầu và dám giành chiến thắng.
- Tấn công và phòng thủ đều phải nghiên cứu cho thật kỹ, sao cho phù hợp với thực tế, cần đặt ra một số giả thiết khó khăn và biện pháp giải quyết.
- Chuẩn bị về mặt thể lực cho thật tốt, xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ
- Phần chiến lược phải lấy củng cố phòng thủ làm chính, trên cơ sở đó phản kích nhanh, bất ngờ giành chiến thắng.
- Đối với đội mạnh thường có tư tưởng thả lỏng, có thể xuất kỳ bất ý tấn công mở màn, tranh thủ chiếm khu vực cầu môn, uy hiếp đối phương làm tổn thương tâm lý đối phương.
7. thi đấu với đội yếu, chơi không tốt
- Huấn luyện viên và vận động viên cần tránh tư tưởng coi thường đối phương.
- Nghiêm túc phân tích tình hình của đối phương, bao gồm việc xem đối phương cho ra quân gì, có gì mới không, sẽ gặp những khó khăn gì ? Bản thân đội nhà cần sử dụng đối sách như thế nào ?
- Tăng cường giáo dục cầu thủ cốt cán, cầu thủ trụ cột, yêu cầu họ khi ra sân phải phát huy tính gương mẫu, đối với thi đấu phải biểu hiện thái độ nghiêm túc.
- Đối với hàng tiền đạo, nếu tấn công không làm bàn được cũng không nên nôn nóng làm cho hàng hậu vệ cũng dâng lên một cách vô ý thức. Cần lưu ý sự phản kích của đối phương.
- Yêu cầu đối với toàn đội hay cá nhân phải đạt cho được một số chỉ tiêu đătttj ra (như số lần đột phá, chuyền chính xác vào trong, sút cầu môn, tranh cướp, cự ly chạy nhanh..v.v.) và làm thống kê cho trận đấu, làm cho toàn đội quan tâm đến trận đấu.
8. gặp đối tượng mình chưa quen
Nếu gặp đội bóng mà chiến thuật chơi của họ, trong tình hình mình chưa hiểu rõ khi tiến hành thi đấu với họ, thì biện pháp cụ thể là :
- Tìm cho ra “lối chơi” cơ bản của đối thủ. Thông thường, khi gặp các đối thủ như thế này, ban đầu sẽ gặp một số khó khăn và do đó các giả định sẽ nhiều hơn, rồi sau cùng mới trên các giả định đó mà lần ra lối chơi cơ bản của đối phương
- Quan sát tỉ mỉ đội bạn trong khi làm nóng trước trận đấu, dự đoán một số điều cần thiết rồi nên cho vận động viên mình biết
- Sau khi bố trí sắp xếp đội hình xong, trước khi bước vào trận đấu, chỉ vẽ cho cầu thủ có khái niệm về đối phương, các cầu thủ phải biết rõ cầu thủ đối phương nào mà minh phải lưu ý, họ có đặc điểm gì, thói quen gì. Khi trận đấu bắt đầu thì vừa đá, vừa tìm hiểu. Các cầu thủ cũng sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết, có như vậy mới đề phòng được việc tạo ra cục diện bị động do các cầu thủ di động xáo trộn, tạo ra sơ hở, tạo điều kiện cho đối phương có cơ hội ghi bàn.
- Quan sát kỹ đội hình thi đấu của đối phương, tìm ra vận động viên hạt nhân, tìm ra lối tấn công và phòng thủ của đối phương, chú ý phát huy năng lực, vai trò chỉ đạo của đội trưởng trên sân. Từ thực tế trận đấu mà tùy cơ có thể điều chỉnh sự tấn công và phòng thủ của đội nhà
9. đội nhà đang dẫn điểm, cần củng cố phát triển thành quả ra sao ?
- Luôn luôn giữ cho đầu óc tỉnh táo minh mẫn, hy vọng không chỉ thắng như hiện tại mình có mà còn phải nỗ lực hơn để giành thắng lợi mong muốn. Muốn vây, không được thỏa mãn non, thả lỏng thi đấu
- Không được thay đổi dự tấn công và phát triển như đã vận dụng rồi rút về phòng thủ bị động, đã sớm về phòng thủ nhằm giữ chiến quả đã đạt được, nếu quả vậy thì dứt khoát sẽ mất đi quyền chủ động trên sân, làm cho ưu thế về tâm lý và cục diện thuận lợi đã thu được rời khỏi tay đội nhà. Nắm chắc trạng thái tâm lý của đối phương, luôn luôn gây sức ép và làm cho ý chí quyết thắng của đối phương bị đè bẹp, thằ thắng xông lên, mở rộng thành quả đã đạt được.
- Các tình huống sau đây mới tăng cường phòng thủ :
– Tấn công rồi nhưng chưa tổ chức tấn công tốt, phòng thủ thì rối loạn, bị đối phương uy hiếp.
– Thể lực cầu thủ xuống sức rõ rệt, sự chuyển hoá từ tấn công sang phòng thủ hơi chậm chạp, mối quan hệ giữa các tuyến rời rạc, phối hợp lỏng lẻo, không ăn ý.
– Còn độ 20 phút nữa kết thúc trận đấu, cần lưu ý phòng thủ để giữ kết quả đạt được.
10. bị dẫn điểm, làm sao chuyển bại thành thắng :
- Điều trước tiên là giữ được tính ổn định về tâm lý, không được buông trôi hoặc ý chí chán nản, không được quá lo lắng mà đá lung tung.
- Phải có niềm tin chuyển bại thành thắng, phát huy tinh thần hăng hái, nhất mực kiên trì chiến đấu hết mình cho tới kết thúc trận đấu mới thôi.
- Tìm nguyên nhân của thất bại, tăng cường cảnh giác
- Tranh thủ tấn công, cố giảnh thắng lợi, tuyệt đối không được buông xuôi, nếu không sẽ nhận thất bại lớn hơn.
- Trong những phút giây gần kết thúc (còn 20 phút nữa kết thúc trận đấu), cần phải cân nhắc nghiên cứu tình hình để đưa ra đối sách hợp lý rồi quyết đoán.
11. gặp phải trời mưa, sân trơn phải làm sao ?
- Dùng giày có độ bám cao giúp cho việc di động và chuyển thân nhanh và giữ được thăng bằng cho cơ thể
- Cố gắng đưa bóng sang nửa sân đối phương để chơi. Phần sau sân nên dùng chuyền dài hoặc trung bình, chuyền bóng thật chính xác cho tiền vệ hoặc tiền đạo. Phần trên sân nên sử dụng chiến thuật chuyền dài câu vào trung lộ, phải lợi dụng khoảng trống hai cánh, chuyền bóng từ hai biên vào, hoặc chuyền chính câu vào rồi xông vào tấn công cầu môn. Tuyến hai, vận động viên không nên áp lên, mà chỉ cần 2 – 3 cầu thủ đứng trước khu vực phát bóng, chờ đồng đội câu bóng vào nhảy lên đánh đầu. Tranh thủ sút xa cầu môn hoặc tấn công lần 2 (thường mưa, bóng trơn, thủ môn bắt bóng hay trượt nên tuyến 2 tiến lên tấn công hay ghi bàn
- Đặc điểm trời mưa bóng trơn, cần đứng trước thủ môn bắt trượt là xông vào. Nên đứng lảng vảng ở trước khu cầu môn, tăng cường sút cầu môn, hoặc tổ chức lực lượng xông vào chỗ lầy lội.
- Cầu thủ nhận bóng cần lưu ý bóng trơn và lướt trên mặt cỏ hoặc mặt đất trơn nên tốc độ đi nhanh, hoặc do trời mưa nên đặc điểm sân bùn sệt đá bóng không đi. Trong trường hợp này phải tùy cơ mà phản ứng cũng như hành động một cách cơ động nhằm giành được quyền chủ động trên sân.
- Toàn bộ tuyến phòng thủ, tiền đạo và tiền vệ cũng cần phải tích cực tranh cướp, giữa các hậu vệ với nhau chú ý bọc lót thay thế vị trí cho nhau, khi hỗn loạn nguy hiểm trước cầu môn, nên kiên quyết dứt khoát phá bóng mạnh để giải vây
- Do sân bãi lầy lội, bóng ướt dính bùn nặng nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát huy khi chuyền bóng, giữ bóng, dẫn bóng hoặc qua người. Mỗi lần khống chế bóng, cầu thủ có khả năng để mất bóng, hễ khi mất bóng, nhất thiết phải tìm cách cướp lại cho được bóng
- Khi còn một kèm một tranh cướp bóng phải kiên trì, khi đối phương khống chế bóng không nên vội vồ lên nhanh, bởi vì sân trơn dễ mất trọng tâm, dễ để đối phương qua người dễ dàng.
- Trường hợp bức bách có thể dùng xoạt phá bóng đi.
- Thủ môn nên tự chuẩn bị một chiếc khăn lông khô, dùng khi cần thiết để lau mặt. Nếu bóng sút từ xa đến thì nen dùng tay đảy, đấm bóng đi về phía hai bên cầu môn, cách xa cầu môn, loại bóng này không nên bắt bởi vì bóng trơn dễ trượt khỏi tay
- Khi chọn vận động viên cho trận đấu, nếu có thể nên chọn những cầu thủ to, khỏe, có thể lực để tham chiến
12. gặp gió lớn thì làm sao ?
Thông thường, nếu như gặp gió lớn thì phải sử dụng đối sách đặc biệt.
- Nhìn chung, tranh thủ lợi dụng chiều gió mà tấn công, lợi dụng sức gió, cố gắng đưa bóng sang sân đối phương, tranh thủ giành ưu thế tấn công. Nhưng cũng có lúc phải kết hợp với thực tế của đội nhà (như năng lực chuyền bóng phối hợp tốt, thể lực dồi dào..v.v.) có thể chơi dưới gió, cố gắng chịu đựng hiệp đấu, sang hiệp hai mới phát động tấn công giành thắng lợi
- Tấn công khi thuận gió.
Tranh thủ thuận gió tăng cường sút xa, phải chiến đấu với bùn lầy, không ngại khó.
Vì tốc độ gió ảnh hưởng đến bóng, nên chuyền bóng chếch ra chỗ trống nên chuyền ngắn bóng lăn sệt, tránh chuyền thẳng, bóng cao nhằm có lợi cho phối hợp đột phá.
Chuyền bóng vào trong nên chuyền bóng lăn sệt hay bóng căng trung bình và phải có lực mạnh, điểm rơi cách xa cầu môn một tí, tránh bóng bay vào người thủ môn hay bay ra ngoài.
- Tấn công ngược gió :
– Chuyền nhiều bóng lăn sệt, nên chuyền ra phía sau của hậu vệ đối phương.
– Chuyền vào trong phải thấp và căng, điểm rơi phải gần cầu môn một tí.
– Tránh chuyền bóng xa, không có lực.
- Phòng thủ khi xuôi gió :
– Không thể dựa vào sức gió, nhất là thuận gió mà xem thường. Tiền đạo, tiền vệ đồng thời lùi về đứng đúng vị trí.
– Ngăn chặn sự di chuyển lên xuống của đối phương, nỗ lực làm sao có thể rướn lên cắt bóng và cũng có thể quay về truy đuổi.
– Hậu vệ tự do (libero) cần phải chú ý đổi vị trí với đồng đội, phạm vi hoạt động của thủ môn phải rộng một tí.
- Phòng thủ khi ngược gió :
– Do tốc độ gió luôn luôn ảnh hưởng đến tính chính xác khi đối phương chuyền bóng, do đó, khi kèm đối phương có thể kèm chặt một tí. Nhưng cũng theo sự chú ý đối phương chuyền bóng ra phía sau và hậu vệ phải nhanh chóng truy đuổi.
– Vị trí của hậu vệ tự do có thể hơi lùi về phía sau một tí, sẵn sàng chú ý di động đổi vị trí với đồng đội.
– Tiền vệ nên nới rộng khu phòng thủ, phòng ngừa đối phương sút cự ly xa.
– Thủ môn nên luôn luôn chú ý đón bắt những quả bóng sút xa. Hễ chạm đến bóng là phải chắc và chuẩn xác, nhằm tránh sự phán đoán không đúng, hành động quá sớm làm bóng lọt vào lưới cầu môn.
- Tấn công phòng thủ khi gió ngang, gió chếch :
– Khi gặp gió ngang, gió chếch, bóng thường hoạt động ở nửa sân dọc trung tâm sân ở dưới gió tương đối nhiều. Thực sự sự chuyền bóng vào trong và sút cầu môn bị sức cản của gió làm ảnh hưởng giảm uy lực rất nhiều. Do đó, nên áp dụng chuyền bóng ở cự ly ngắn và trung. Bóng được chuyển cánh chuyền trên gió để từ đó phản
kích tấn công, và lợi dụng sức gió tranh thủ sút xa, chuyền cự ly trung bình và chuyền câu bóng vào, đồng thời phải bao cầu môn để sút bóng một cách tích cực.
– Khi phòng thủ thì ngược lại, thông qua việc tranh cướp truy cản, buộc đối thủ phải tấn công dưới gió nhằm giảm uy lực tấn công. Hễ có điều kiện chuyển từ thủ sang công thì lập tức thủ môn hoặc hậu vệ phải nhanh chóng lợi dụng thuận gió tấn công nhanh.
13. gặp khí hậu rét – lạnh
- Khi tiến hành thi đấu trong điều kiện mùa đông giá lạnh :
– Cần phải chuẩn bị hoạt động (làm nóng) cho thật tốt, nhằm ngăn ngừa chấn thương.
– Khi có cơ hội tạm ngưng trận đấu (như vận động viên trong sân bị thương, trọng tài cho bác sĩ vào xử lý vết thương), các vận động viên nên tiếp tục hoạt động nhẹ (không nên đứng nhìn, không hoạt động) nhằm đảm bảo năng lực hoạt động tốt của hệ cơ bắp.
– Thủ môn có thể mặc quần áo chống lạnh tốt, nhằm giữ đủ độ ấm cho cơ thể (vì thủ môn ít hoạt động hơn cầu thủ trên sân). Khi đội nhà tấn công thì thủ môn cũng phải duy trì một số hoạt động nhất định để tránh tay chân cóng lạnh, ảnh hưởng đến tính linh hoạt khi bắt bóng
– Trước khi hiệp thi đấu thứ hai bắt đầu, cần tranh thủ trong thời gian ngắn nhất chạy, nhảy tại chỗ, làm cho cơ thể ấm lên, để thích ứng hoàn cảnh thiên nhiên và thi đấu.
– Sau khi trận đấu kết thúc, phải nhanh chóng mặc quần áo vào, phòng tránh cảm lạnh.
- Thi đấu trong điều kiện nắng nóng :
– Thời gian khởi động (làm nóng) nên thu ngắn lại để giảm tiêu hao thể lực và mất nhiều nước (ra mồ hôi).
– Cần nhấn mạnh việc chuyền bóng cho thật tốt, ngăn ngừa sự tiêu hao thể lực một cách vô ích.
– Trong khi nghỉ giữa hai hiệp, nên khống chế việc uống nhiều nước.
14. thi đấu trên sân đối phương
Khi thi đấu trên sân đối phương, các nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà… đều bất lợi, những khó khăn như ăn, uống, tập quán…v.v. đội nhà chưa quen, nên cần chú ý những điểm sau đây :
a) Sau khi đến địa điểm phải tranh thủ huấn luyện làm quen với hoàn cảnh mới. Nội dung huấn luyện tốt nhất là mang tính tổng hợp (tập thể lực là chính, thời gian tập dài một tí). Mục đích chủ yếu của huấn luyện là nhằm làm que để thích ứng với sân bãi, khí hậu, đồng thời nhằm nhanh chóng giải trừ những mệt mỏi vì di chuyển.
Lượng vận động lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào mật độ bố trí các ngày thi đấu ngắn hay dài mà quyết định. Ví dụ nếu trước thi đấu 3 ngày thì bố trí lượng vận động trung bình nhỏ, trung binhg lớn và nhỏ. Còn nếu trước thi đấu 2 ngày thì trung bình lớn (phân ra tập sáng, chiều, mỗi lần huấn luyện bố trí chặt một tí, trong đó có một giai đoạn thời gian có cường độ lớn) và lượng vận động nhỏ
Nếu trước thi đấu chỉ có 1 ngày thì nên sắp xếp 1 lần huấn luyện với khối lượng nhỏ. Trong ngày thi đấu, nếu bố trí thi đấu buổi chiều hay buổi tối thì có thể bố trí một lần tập thể dục sáng, có kết hợp tập với bóng, thời gian thích hợp nhất là không quá một giờ tập
b) Yêu cầu các cầu thủ phải hết sức tôn trọng khán giả. Nếu khán giả có xu hướng ủng hộ nghiêng về đội nhà của họ thì đó cũng là điều tất nhiên, là hiện tượng bình thường. Yêu cầu đội nhà phải dùng tác phong đạo đức tốt nhất thể hiện trên sân, phải chơi thật xuất sắc, kỹ xảo, nghệ thuật để đối phó với đối phương. Tranh thủ giành được cảm tình và sử dụng lời nói không đẹp, tránh xảy râ các trường hợp không có lợi cho đội nhà, vì ta đang chơi ở sân nhà của đối phương.
c) Yêu cầu các cầu thủ tuyệt đối tôn trọng luật và trọng tài trên sân. Nếu hiểu và thông cảm những khó khăn của trọng tài trên sân, và nên hiểu rằng việc sai lầm của trọng tài trong lúc làm nhiệm vụ là điều không thể tránh khỏi. Khi khán giả hò hét, tiếng còi của trọng tài cũng có thể lạc điều, điều này có khả năng xảy ra. Tóm lại, chúng ta nên và phải tôn trọng sự thừa hành nhiệm vụ một cách thông minh, khách quan.
d) Huấn luyện viên cần lưu ý thích ứng của vận động viên trước khi thi đấu. cần chú ý quan sát đặc điểm sân bãi, và phải đi khảo sát các khu vực trong sân khi tiến hành huấn luyện
15. thi đấu ở độ cao so với mặt biển
a) Áp suất không khí ở các vùng cao thường là thấp, không khí loãng so với mặt đất, hàm lượng dưỡng khí trong không khí nhỏ, đối với cơ thể không thích ứng được. Đặc biệt đối với một số vận động viên khó thở, đau đầu, hai chân cảm giác bất lực, không muốn hoạt động hoặc có hoạt động cũng gặp khó khăn. Đó là những phản ứng không có lợi đối với vận động viên.
. Chính vì vậy nên đến nơi thì thi đấu trước đó từ 7 – 10 ngày để tiến hành huấn luyện và làm quen với thời tiết ở đây. Ví dụ thành phố Mexico của nước Mexico Nam Mỹ cao tương đương 2.000m so với mặt biển, nên giải bóng đá thế giới tổ chức ở đó, có rất nhiều đội bóng vận động viên chưa quen, rất khó đá, nhất là đối với các đá bóng vừa mới đến vài ngày đã bắt đầu đá rồi. Thời ấy có đội đến trước 30 ngày, tập cho quen với khí hậu.
b) Trong khi tiến hành thi đấu, cần tập trung chú ý nhịp độ thi đấu, không nên thả lỏng để mất bóng, cũng không nên chạy loạn xạ một cách mù quáng, không có mục đích, giảm đến mức thấp nhất về tiêu hao năng lượng vô ích.
16. thi đấu trên sân cỏ nhân tạo
Đặc điểm của mặt sân cỏ nhân tạo là độ đàn hồi của sân và độ nẩy của bóng rất lớn, dễ bị té ngửa. Do đó, cần chú ý những điểm sau đây :
a) Chơi ở sân bóng cỏ nhân tạo nên chơi giày có đinh nhiều một tí để tránh trượt ngã.
b) Trong thi đấu cần lưu ý hạ thấp trọng tâm có thể khi xuất phát chạy, dừng đột ngột, chuyển thân… đề phòng trượt ngã
c) Khi giữ bóng nên lưu ý hai điểm rơi chỗ đứng, phán đoán một điểm rơi là không được. Bởi vì đặc điểm sân là có tính đàn hồi cao, độ nẩy của bóng cũng lớn nên bao giờ cũng phải phán đoán hai điểm rơi.
PHẦN V. TỔNG KẾT SAU TRẬN ĐẤU
Mục đích của việc tổng kết sau trận đấu nhằm biểu dương thành tích tốt hơn và sửa chữa những sai sót nhằm phục vụ tốt cho các cuộc thi đấu sau. Đây cũng nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của vận động viên trong đội bóng. Nó là khâu quan trọng làm phong phú và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu. Nội dung phương pháp chủ yếu của việc phân tích đánh giá trận đấu cần chú ý các mặt sau đây
* NỘI DUNG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TRẬN ĐẤU
1. Tính chuẩn xác của việc đặt phương án tácchiến và chỉ đạo tại sân bãi, như xây dựng phương án tác chiến trước trận đấu có phù hợp hay không, sự điều chỉnh trong tác chiến có hợp lý hay không. Tập trung thể hiện ở các mặt sau, như việc vận dụng chiến thuật, sử dụng bố trí người xem xem có thể hiện phát huy cao độ sở trường và thu hẹp hạn chế.
2. Tính tích cực tự giác của vận động viên đối với việc chấp hành phương án tác chiến. Ví dụ như kiên trì chấp hành thực hiện hay chơi tự do theo sở thích các nhân; chấp hành một cách máy móc hay thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn trận đấu
3. Sự biểu hiện các mặt : tác phong thi đấu, trạng thái tinh thần, việc vận dụng kỹ thuật, chiến thuật, các tố chất thể lực. Ví dụ : trạng thái tinh thần của vận động viên được thể hiện khi đội nhà đang dẫn điểm hoặc khi bị dẫn điểm. Hiệu quả thống nhất giữa sự tấn công và phòng thủ nhanh, chính xác
4. Học tập đội bạn những ưu điểm, nhất là sở trường của đội bạn.
5. Nêu lên hướng nỗ lực và ý kiến cải tiến cho tương lai sau này.
PHẦN VI. ĐIỀU CHỈNH – HỒI PHỤC
Do một thời gian dài tiến hành thi đấu, các vận động viên luôn luôn căng thẳng tinh thần và mệt mỏi về thể xác, thương binh ngày một nhiều, cho nên sự điều chỉnh hồi phục sau thi đấu là điều hết sức quan trọng và cần thiết
1. Thông thường, sau thi đấu được nghỉ 3 ngày. Sau đó, trong điều kiện cho phép trong tuần, có thể bố trí điều chỉnh hồi phục trong 1 tuần lễ. Trong tuần điều chỉnh này, lượng vận động nhìn chung nhỏ
2. Khi bước vào huấn luyện chính quy, giai đoạn đầu cần đối đãi cá biệt, đặc biệt với số cầu thủ bị thương hoặc mệt mỏi, cần phải chọn biện pháp cụ thể nhằm làm cho thân thể cầu thủ có điều kiện hồi phục nhanh về nguyên trạng, lại vừa phải nhanh chóng để bước vào đợt huấn luyện chính quy
3. Phối hợp chặt chẽ với ý tế, kịp thời tìm hiểu tình hình thương tật và tình hình phát triển các bệnh tật để tìm cách chữa trị. Thường hỏi thăm cảm giác bản thân của các cầu thủ bị thương để có cơ sở bố trí tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe của họ nhằm phát huy khả năng hồi phục của họ.
Trên đây là các bước hướng dẫn chi tiết để chỉ đạo một trận bóng đá tốt. Trung tâm dạy bóng đá cộng đồng nam việt ở TpHCM hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các hlv bóng đá phong trào, bóng đá chuyên nghiệp.