CÁCH THỨC XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU BÓNG ĐÁ
– Bóng đá (nói riêng là thi đấu) là môn thể thao có tính đối kháng cao, lượng vận động nặng, đặc biệt luôn có sự va chạm quyết liệt (dù là theo luật định) giữa hai bên, nên thường có chấn thương nặng nhẹ khác nhau.
– Theo thống kê, tỷ lệ VĐV bóng đá bị chấn thương khoảng 3,2%, đứng hàng đầu trong các môn thể thao, chân, thân mình, vai, đầu là những bộ phận dễ bị chấn thương nhất. Tuy vậy, nếu ta biết liệu phòng và xử lý tốt thì có thể giảm đáng kể tỷ lệ và thời gian trị liệu chấn thương. (Xem hình 36)
I. NHỮNG BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG:
Đó là những biện pháp có thể sử dụng trong sinh hoạt, tập luyện và thi đấu.
1. Sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ, biết giữ gìn thân thể cẩn thận nên tập bơi, xoa bóp và tắm hơi, nước nóng.
2. Tập luyện đều đặn có hệ thống.
3. Tránh bị viêm răng và đường niệu, thận.
4. Sau khi khỏi chấn thương nên tập luyện khôi phục thể lực tăng dần thích hợp.
5. Phải tập luyện theo đúng quy luật; không ngừng thay đổi, điều chỉnh lượng vận động hợp lý; chú trọng nghỉ ngơi, hồi phục đúng mức; không tập sức mạnh bừa bãi.
6. Trước thi đấu, phải khởi động và làm bài tập kéo dãn đầy đủ khoảng 15-20 phút.
7. Nhất thiết phải mang bao ống xương cẳng chân và mang bao gối khi cần thiết. Cũng có khi cần dùng băng quấn thun để giúp cho khớp cổ chân thêm vững chắc.
8. Để giảm tránh bị co giật cơ, chuột rút, trước tập luyện và thi đấu có thể uống một ít thuốc có chất kháng và vitamin cần thiết, không nên xoa dầu nóng trước, vì có thể làm cho nhão cơ và hưng phấn quá mức.
Dùng giầy đá bóng phù hợp với đặc điểm của sân bãi.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Y học thể thao đang tiến triển rất nhanh, những biện pháp xử lý chấn thương càng nhiều và đạt hiệu quả cao. Tuy vậy, trước khi xử lý, thầy thuốc phải xem xét kỹ, chính xác xem có thể tự giải quyết tại chỗ, về nhà hay phải đưa ngay đến bệnh viện chuyên khoa. Có thể và cần kết hợp trị liệu y học với tâm – sinh lý, bằng thuốc mát-xa, băng bó… cho đến nhiều biện pháp khác. Thông thường, xử lý chấn thương càng sớm, hợp lý thì hiệu quả càng cao và nhanh. Tuy rằng, có thể lúc đó VĐV không thể tiếp tục thi đấu, nhưng nhờ giải quyết đựơc nhanh, kịp thời nên trị liệu về sau đỡ vất vả và chóng khỏi hơn nhiều. Thậm chí có người cho rằng, khâu xử lý hợp lý ngay tại hiện trường có vai trò quan trọng đến một nửa.
1. Liệu pháp chườm lạnh:
Liệu pháp này cần ngay với VĐV vừa bị chấn thương. Thuốc xịt lạnh giảm đau rất cần với các HLV, bác sĩ theo đội trong khi thi đấu. Nhưng nó chỉ có tác dụng giảm đau tức thời đối với các VĐV bị tổn thương về khớp, xương hoặc cơ. Tuy vậy, nếu thấy xuất ua3(sưng tấy) thì không được xịt thuốc giảm đau, mà cần cho chườm nước đá lạnh để giảm sưng. Nên dùng những viên nước đá tương đối nhỏ, bỏ vào trong túi nhỏ để chườm lên chỗ bị thương. Cứ 10 phút lại thay túi đá một lần, thời gian chườm khoảng 1 giờ.
Khi xử lý các chỗ sưng tấy (tụ máu) do chấn thương, không được dùng dầu xoa nóng, bởi vì như vậy sẽ làm mở rộng diện và đẩy mạnh sự xung huyết trong cơ thể.
Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc nhiều vào thời gian đảm bảo (khoảng 1 giờ) và nhiệt độ cần thiết ổn định ở chỗ bị thương luôn ở mức 00C.
2. Liệu pháp chườm nóng:
Sau liệu pháp chườm lạnh khoảng 24 – 49 giờ, nhiệt độ chỗ tụ huyết (sưng tấy) đã xấp xỉ với thân nhiệt bình thường. Lúc này có thể chuyển sang dùng liệu pháp chườm nóng vào những chỗ tụ máu trong tổ chức dưới da, chỗ bị va chạm tổn thương. Dùng những túi đựng nến đã được làm nóng lên khoảng 50-600C để chườm trong khoảng 20-30 phút là tốt, tiện nhất. VĐV cũng có thể tự làm lấy liệu pháp này. Có nơi còn dùng liệu pháp này bằng túi chườm nước nóng.
3. Liệu pháp xoa bóp
Chủ yếu bằng các cách bóp, xoa, đấm, véo, ấn… Đây là một phương pháp thông dụng của y học truyền thống. Nếu được những người chuyên môn thực hiện thì hiệu quả càng cao. Bởi vì những người đó thường biết rõ phải dùng những thủ pháp gì cho đúng và thích hợp vào đúng lúc đúng chỗ. Một số VĐV có kinh nghiệm cũng biết tự xoa bóp cho mình để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Ngoài ra hiện nay còn có một số máy xoa bóp nhỏ xách tay để góp phần trị liệu những chấn thương nhỏ, nhẹ.
4. Các liệu pháp đặc thù:
Củng cố nhiều liệu pháp sinh lý do chấn thương của VĐV. Trong đó, trước tiên phải kể đến các giác hơi rất hữu hiệu với những ai bị bệnh cảm, đau lưng, nhức đầu, cơ bắp chấn thương… Nhờ sức hút của liệu pháp này mà có thể tạo nên tác dụng tốt đối với sự lưu chuyển, trừ mưng mủ trong cơ thể. Ngày nay còn dùng cả dụng cụ siêu âm chuyên môn để cho VĐV hồi phục nhanh.
5. Liệu pháp vận động
Trên đây đã giới thiệu các liệu pháp hữu hiệu với các chấn thương cùa VĐV bóng đá. Nếu sau khi dùng những liệu pháp đó chấn thương đã khỏi, bộ phận bị chấn thương ấy đã hoạt động trở lại bình thường thì nên bắt đầu dùng tiếp, thích hợp liệu pháp tích cực, chủ động vận động như bơi, đi xe đạp, chạy chậm, thể dục… Tuy vậy, lúc đầu nên nhẹ nhàng, sau nâng dần về cường độ và khối lượng cho thích hợp. Nếu không sẽ tái phát chấn thương, mở rộng diện tích xuất huyết, đình chỉ sự tái tạo, hồi sinh của tổ chức; quá trình trao đổi chất trong tế bào cơ chuyển sang hướng xấu đi, tổ chức cơ hóa cứng…
Nói tóm lại, điều quan trọng nhất của liệu pháp này là cần có lượng vận động tăng dần, vừa mức.
6. Liệu pháp cho cơ tổn thương do bị kéo dãn quá mức:
Nguyên nhân gây tổn thương cơ thường do khởi động trước thi đấu và luyện tập không đầy đủ, do cơ bị tổn thương chưa lành đã phải dùng quá sức,cơ thể mất muối, nước quá nhiều do vận động căng thẳng và nặng… Thường hay xảy ra sau khi VĐV chạy xuất phát nhanh đột nhiên chuyển hướng hoặc dừng lại, sút bóng mạnh… Những lúc đó bó sợi cơ bị kéo dãn quá mức có thể nên đã bị tổn thương, tạo nên hiện tượng xuất huyết trong đó. Nếu không trị liệu kịp thời cơ có thể bị đứt, rách.
Gặp trường hợp này, VĐV phải ngừng thi đấu ngay. Bàc sĩ cần xoa bóp để làm giảm tình trạng co giật của tổ chức cơ rồi bó hay băng chỗ đau lại. Nếu vẫn cỏn đau nhiều thi sau khi khiêng ra khỏi sân cần phải dùng những liệu pháp khác nữa.
Nếu cứ để cho VĐV nhịn đau tiếp tục thi đấu thì hậu quả về sau sẽ nặng nề.
Thông thường sau khi khiêng VĐV ra khỏi sân, cần chườm lạnh ngay. Sau 2 giờ thì chuyển sang chườm nóng. Sau 24 giờ nếu thấy đỡ đau,có thể cho xoa bóp hoặc trị liệu bằng siêu âm…
7. Trị liệu đứt cơ:
Sau khi cơ đã bị tổn thương vì kéo dãn quá mức mà còn cứ tiếp tục vận động căng, nặng thì dễ bị đứt cơ. Lúc này VĐV cảm thấy chỗ đau như bị kim đâm, không thể cử động được nữa. Như thế thì cơ chẳng còn khả năng co giãn (sức bật); thành lỏng lẻo, không còn sức nữa. Sau vài giờ chỗ bị thường đó có thể bị lõm xuống dưới da. Đứt cơ thường tạo thành tụ máu (sưng) nghiêm trọng.
Trong trường hợp này phải chườm lạnh ngay. Sau một giờ thì băng cố định lại. Còn qua 24 giờ thì hàng ngày phải xoa bóp bằng đá lạnh hoặc nước lạnh trong 10 phút hoặc trị liệu bằng siêu âm.
Sau 3-4 ngày, VĐV có thể tập nhẹ nhàng, thả lỏng. Qua một tuần, nếu thấy bình thường trở lại, có thể bắt đầu tập luyện thích hợp.
8. Trị liệu trẹo (sái) khớp:
Trong thi đấu bóng đá thường khó tránh khỏi những va chạm dữ dội (hợp lý hoặc phạm luật). Các khớp xương dễ bị những lực tác động bên ngoài từ những va chạm đó làm cho bị sái, tuột khớp hoặc biến dạng không bình thường. Thầy thuốc giỏi có thể chữa khỏi nhanh chóng các trường hợp nhẹ. Tuy vậy, xét theo mức độ và các bộ phận chấn thương trên cơ thể, thì các trường hợp nặng đều có liên quan (ảnh hưởng), gây tổn thương đến các đầu xương lớn, dây chằng, cơ, tuyến hạch và phầm mềm (sụn) của xương. Bị sái, tuột khớp sẽ thấy đau, chủ yếu do khớp xương bị sưng, tụ máu làm cho chúng không thể cử động bình thường.
Khi thấy VĐV bị như thế trước hết phải dừng ngay sự phụ tải, sức ép đối với bộ phận bị chấn thương đó, sau đó nâng đỡ chỗ bị chấn thương lên cao hơn, rồi chườm lạnh, đồng thời cắt băng cầm máu, thu nhỏ diện tích tụ máu của vết thương.
Sau đó cần dùng X quang để soi xem vị trí, tình hình sái trật thực sự như thế nào. Những lúc này người bị thương phải nằm yên để hạn chế sự tiếp tục xung huyết trong cơ thể. Lúc đầu chườm lạnh vào chỗ bị thương, dùng tay xoa bóp nhẹ vào chỗ đau để hạn chế phần nào tổ chức cơ chỗ đó biến chuyển xấu đi. Sau đó có thể dùng sóng siêu âm và giác để trừ đau cơ.
Khi khớp đã trở về nguyên hình như trước (chứng tỏ đã hết bị sái, trẹo khớp) thì bắt đầu từ từ tập vận động thích hợp.
9. Liệu pháp với tổn thương dây chằng:
Dây chằng là tổ chức co giãn, phần đuôi của các bắp cơ là bám nối các đầu xương với nhau trong một khớp. Nó có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự ổn định của các khớp trong vận động (xoay chuyển, co duỗi, dùng sức…). Cũng như tổ chức cơ, nếu bị phụ tải, kéo dãn quá mức, nó sẽ bị tổn thương, thần kinh cơ sẽ tạo ra những kích thích, cảm giác đau như đứt xé và kèm theo là hiện tượng sưng tấy.
Nếu gặp hiện tượng này thì lập tức phải chườm lạnh. Bị nặng còn phải cố định bằng bột thạch cao trong khoảng 14 ngày. Lúc này mà chỉ dùng phương pháp nẹp bằng các mảnh (bản) gỗ thì không giải quyết được.
Còn nếu không nặng thì có thể sau đó dùng tiếp các liệu pháp chườm nóng hoặc có thể chườm bằng nến nóng… Khi đã đỡ có thể dùng liệu pháp giác và sóng siêu âm. Có thể dùng xoa bóp nhưng phải thận trọng. Không được vượt qua giới hạn cho phép (bắt đầu thấy đau). Nếu không, tác dụng sẽ ngược lại.
Khi đã khỏi có thể tập sức mạnh lại, từng bước khôi phục công năng cảu dây chằng, nhưng không được nóng vội.
10. Liệu pháp với tổn thương đầu gối:
Khớp gối có một xương bánh chè và một miếng xương sụn hình móng ngựa tạo thành. Chúng đảm bảo cho sự ổn định của bao khớp trong chuyển động không đồng thuận.
Sụn khối này thường dễ bị tồn thương khi trượt, trẹo ngã, bật nhảy mạnh làm cho cơ bốn đầu phải co duỗi hết sức. Nếu có chấn thương này, cần đi khám ngay. Có khi buộc phải phẫu thuật (nếu bị nặng) mới chữa khỏi được.
Có thể phán đoán hiện tượng (tổn thương) này qua những dấu hiện sau:
a. Đầu gối không co duỗi được.
b. VĐV không thể dựa vào bên chân đau mà đứng và đi.
c. Khi dùng lòng chân chạm bóng thì thấy đau nhói.
d. Nếu quay người sẽ thấy đau đầu gối.
11. Liệu pháp đau gân gót chân:
Gân gót chân do bị tác động mạnh của ngoại lực và phụ tải quá nặng qua một thời gian dài mà bị thành như thế, làm cho cảm thấy khó chịu, đau nhói mỗi khi khởi động, dùng đến. Dưới tác động của ngoại lực, tổ chức cơ trơn (trong đó có thể là bao gân hoặc dây chằng) bị kích thích tứ ngoài đã dẫn đến bị viêm sưng. Nếu cứ để nó chịu tải quá mức kéo dài sẽ dẫn đến rách đứt một phần hoặc toàn bộ gân gót chân.
Những nguyên nhân chính gây ra tổn thương gót chân là tập luyện và thi đấu căng nặng lâu dài (làm cho chân biến hình như 2 chân không đều, chân hình chữ U), đi giầy không vừa hoặc chịu đựng vận động quá mức kéo dài…
Để tránh hiện tượng trên, đầu tiên nên nâng cao gót giầy lên một chút để giảm nhẹ mức phụ tải của tổ chức cơ ở đây, còn khi đã bị đau như trên rồi thì có thể dùng nước đá hoặc nóng lạnh luân phiên chườm đi chườm lại cho đỡ đau.
Sau phương pháp chườm lạnh, có thể dùng phương pháp xoa bóp để cho gót chân được thư giãn, tổ chức cơ ở cẳng chân khôi phục được sức bật. Ngoài ra còn có thể dùng hỗ trợ các phương pháp siêu âm và giác.
III. DỤNG CỤ CẤP CỨU CỦA MỘT ĐỘI BÓNG.
Bất cứ một đội bóng khả dĩ nào, dù nhiều ít điều kiện khác nhau, cũng phải có dụng cụ cấp cứu nhất định, để đảm bảo xử lý kịp thời, hữu hiệu những chấn thương nảy sinh bất ngờ trong thi đấu hay tập luyện. Làm tốt khâu cấp cứu ban đầu sẽ tạo thuận lợi cho các bước điều trị về sau. Những dụng cụ cấp cứu có thể chia thành 2 phần. Một phần để trong túi (hòm) thuốc mang theo đội của bác sĩ và một phần khác là dụng cụ của những người chuyên theo dõi, làm xoa bóp cho VĐV. Trong mỗi trận thi đấu, bác sĩ bao giờ cũng phải có sẵn ống bơm xịt giảm đau, túi hoặc hộp đựng nước đá hoặc nước lạnh…
Những dụng cụ cấp cứu trên còn phân thành 2 loại cho VĐV chuyên dùng hoặc cho bác sĩ theo dõi sử dụng để cấp cứu.
1. Những dụng cụ cấp cứu VĐV chuyên dùng:
* Dải băng rộng 6cm;
* Băng nhựa co giãn được, rộng 9cm;
* Băng cao su dài 5m, rộng 2,5cm;
* Lọ xoa dầu bóp; rượu, cồn, thuốc để VĐV xoa chống gió mưa, ẩm ướt;
* Ống xịt giảm đau cho VĐV bị chấn thương;
* Các bao bảo vệ cho đầu gối hoặc một vài bộ phận cần thiết khác cho cho người bị chấn thương và một số bít tất chun giãn.
2. Những vật phẩm cần thiết cho cấp cứu của bác sĩ:
Bông vệ sinh, băng y tế, mảnh cao su – ni lông, các loại băng cầm máu, dây cao su, i-ốt, thuốc đỏ và một số thuốc viên giúp giảm đau hoặc làm cho cơ thể thêm linh hoạt, khí huyết lưu thông (không phải là loại đô-ping).
Nếu phải đi tập huấn hoặc thi đấu xa (như ra nước ngoài chẳng hạn), nhiều khi ở những nơi đó lại không có những thứ thuốc ta quen dùng và thích hợp nhất, vậy cần đem đầy đủ từ nhà đi cho chắc chắn và yên tâm.