CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG LỨA TUỔI 9-11

Chương trình đào tạo bóng đá lứa tuổi 9 đến 11

Mục Đích: Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá cho các em lứa tuổi 9 -11
Là bước đầu tổ chức huấn luyện có hệ thống nhằm tiếp tục phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, loại bỏ những khiếm khuyết về phát triển thể chất, tinh thần và trình độ thể lực của các em, trang bị những kỹ thuật bóng đá cơ bản, củng cố sức khỏe, tạo dựng nền tảng trí lực dũng lực song toàn.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên chương trình đề ra những nhiệm vụ như sau:
1.    Nâng cao sức khỏe trên cơ sở phát triển thể chất đúng và toàn diện cho các em, đồng thời trau dồi những kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống.
2.    Phát triển các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẽo, đặc biết chú trọng tới hai tố chất sức nhanh và mềm dẻo.
3.    Giảng dạy các kỹ – chiến thuật cơ bản, theo hình thức đơn lẽ từng bộ phận trên cơ thể.
4.    Thích nghi dần với các môi trường, điều kiện tập luyện và thi đấu.
5.    Phát triển thoi quen tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe để học tập và lao động.


Yêu cầu: Để hoàn thành những nhiệm vụ trên cần phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sau:
1.    Tiến hành tập luyện và kiểm tra đánh gia đều đăn theo kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc.
2.    Đảm bảo đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị tập luyện phụ vụ cho chương trình huấn luyện.
3.    Huấn luyện viên phải là người có trình độ chuyên môn cao, bởi vì việc huấn luyên, giảng dạy các em nhóm tuổi 9-11 là một thách thức cho tất cả các huấn luyện viên, cũng như tuổi vị thành niên là một giai đoạn khó khăn ngay cả đối với những người đi qua nó. Sức mạnh thể chất tăng cùng với năng lực và sự thúc đẩy cũng làm tăng sự tự tin ở bản thân của những cầu thủ trẻ. Chúng bắt đầu quá trình dần dần tách rời khỏi cha mẹ và huấn luyện viên cũng không còn là trung tâm trong thế giới của chúng. Từng chút một, đồng đội, bạn bè của chúng chiếm chỗ của người lớn. Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, tâm lý và tăng trưởng. Những nền tảng hoạt động của người lớn chúng ta được đặt trong những năm quan trọng này.
4.    Để tránh quá tải về thể chất hoặc tinh thần trong khi huấn luyện, cái mà sẽ phản tác dụng cho tất cả khía cạnh của quá trình học, có một vài nguyên tắc sư phạm mà luôn luôn giao viên cần được lưu ý khi làm việc với các cầu thủ trẻ:
•    Kiên nhẫn!
•    Cho phép sai lầm!
•    Không nhằm mục đích cho sự hoàn hảo!
5.    Phương pháp, nguyên tắc đặc biệt các phương tiên huấn luyện và giảng dạy cho các em học sinh phải luôn đảm bảo được hai mặt: Thể chất và các phẩm chất ý chí đạo đức.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA LỨA TUỔI 9-11.
I.    HỌC TẬP KỸ CHIẾN THUẬT
1.1.KỸ THUẬT CÓ BÓNG:
1.1.1. Làm quyen với bóng.
1.1.2. Cảm giác bóng.
1.1.3. Kỹ thuật nhận bóng.
1.1.4. Kỹ thuật dẫn bóng.
1.1.5. Kỹ thuật đá bóng.
1.1.6. Kỹ thuật đánh đầu.
1.1.7. Kỹ thuật động tác giã.
1.1.8. Kỹ thuật tranh cướp bóng.
1.2. KỸ THUẬT KHÔNG BÓNG:
1.2.1. Kỹ thuật chạy trong bóng đá.
1.2.2. Kỹ thuật nhảy trong bóng đá.
1,2,3. Kỹ thuật đi bộ trong bóng đá.
1,2,4. Kỹ thuật phối hợp và sự thăng bằng.
1.3.    HỌC TẬP CHIẾN THUẬT.
1.3.1.    Chiến thuật tấn công cá nhân
1.3.2.    Chiến thuật phòng ngự cá nhân
1.4.    RỀN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
1.4.1.    Phát triển thể lực chung
1.4.2.    Khả năng phối hợp vận động
1.4.3.    Mềm dẻo, khéo léo.
1.5. RÈN LUYỆN TÂM LÝ
1.5.1. Rèn luyện khả năng thị giác.
1.5.2. Rèn luyện khả năng thính giác.
1.5.3. Rèn luyện phản xạ.
II.    RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP
2.1.     Rèn luyện ý chí.
2.2.     Tiên học lễ, hậu học văn.
2.3.     Rèn luyện tính kỹ luật.
III.    RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SỐNG
3.1.    Ứng phó với môi trường tự nhiên.
3.1.1.    Ánh nắnng mặt trời.
3.1.2.    Không khí, độ ẩm.
3.1.3.    Sự thay đổi khị hậu.
3.2.    Ứng phó với môi trường xã hội.
3.2.1.    Văn hóa xếp hang.
3.2.2.    Kỹ năng giao tiếp.
3.2.3.    Kỹ năng tổ chức.

Trịnh Đình Dương – Giảng viên bộ môn bóng đá Trường ĐH TDTT TP.HCM – 0902002728

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •