ĐỊA ĐIỂM TẬP LUYỆN BÓNG ĐÁ CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

THỂ THAO CHO NGƯỜI ĐI LÀM ÍT VẬN ĐỘNG

18 Tháng Năm, 2021 admin Lớp người lớn 0

Dạy bóng đá người lớn TpHCm

CHÚNG TÔI XIN ĐI VÀO BÀI TOÁN TRỰC DIỆN VẤN ĐỀ. TẠI SAO NÊN TẬP THỂ THAO HÀNG NGÀY

1.2. LỢI  ÍCH cỦa THỂ DỤC THỂ THAO.

Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946) đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” (a complete state of physical, mental and social prosperity). Định nghĩa này cho thấy quan điểm sức khỏe không chỉ là không bệnh tật. Trạng thái khỏe mạnh không phải là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì hay làm tăng tình trạng sức khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe. Trong đó, việc tập luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Trong quá khứ, thể thao không phải là mục tiêu phát triển sức khỏe, cho đến cuối thế kỷ 19 với câu châm ngôn của Juvenal “mens sana in corpore sano” có nghĩa: “Một tinh thần khỏe mạnh trong 1 cơ thể cường tráng” đã hình thành một quan điểm mới về tập luyện TDTT khi những lợi ích của TDTT được thừa nhận. Quan điểm này ngày càng chứng tỏ rõ ràng hơn khi hiện tượng cơ giới hóa và tự động hóa của xã hội xuất hiện, có nghĩa là các hoạt động thể chất trong lúc lao động bị giảm sút và lối sống ít vận động bắt đầu biểu lộ một số tác hại.

Tham gia vào tất cả các hoạt động mà cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn trạng thái nghỉ ngơi, vận động thể chất bao gồm không chỉ là thể thao mà còn là các trò chơi vận động, đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò, lợi ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe (thể chất và tinh thần) con người, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số tổng kết:

1.2.1. Tuổi thọ: Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của TDTT đến việc kéo dài tuổi thọ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy việc tham gia hoạt động TDTT ở đại đa số các môn đều có thể làm tăng tuổi thọ. Thí dụ: Theo Bouchard (1994): các VĐV môn chèo thuyền ở ĐH Cambridge và Oxford, cũng như VĐV trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện. Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự (1986) trên hơn 15.000 cựu sinh viên ĐH Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường.

LỚP HỌC BÓNG ĐÁ CHO NGƯỜI ĐI LÀM NÂNG CAO SỨC KHỎE Ở TPHCM

1.2.2. Bệnh tật: Báo cáo của WHO (2002, 2003), ước lượng trên toàn cầu, không vận động thể chất là nguyên nhân chính gây ra 1.9 triệu người chết hàng năm, trong đó có 250.000 người Mỹ. Lối sống ít vận động ở Mỹ là nguyên nhân gây bịnh, chiếm 18% các ca bịnh tim mạch, 22% các ca ung thư ruột kết, tiêu tốn 3.5% chi phí dành cho sức khỏe toàn liên bang (US Department of Health,1996). Ở Canada, 21.000 trường hợp chết yểu do không vận động, tiêu tốn 2.1 tỷ USD trong năm 1999, chiếm 2.5 % quỹ chăm sóc sức khỏe (Katzmarzyk et al., 2000). Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy cái giá phải trả cho lối sống ít vận động và lợi ích của tập luyện TDTT, dẫn đến việc thúc đẩy mạnh các chương trình hoạt động TDTT ngày càng rộng lớn trên thế giới.

Béo phìCho dù lượng calory tiêu thụ trung bình không tăng trong thế kỷ 20 nhưng số lượng người bịnh béo phì lại tăng cao ở các nước phát triển. Năm 1850, 1/3 năng lượng được dùng trong lao động ở các nhà máy và nông trường, trong khi ước lượng hiện nay chỉ khoảng 1 %. Lối sống đô thị hóa, sử dụng thường xuyên xe hơi, ít đi bộ, thời gian ngồi trước tivi ngày càng tăng, lười vận động, ít tập TDTT… là những yếu tố góp phần vào việc tăng số lượng người béo phì ngày nay (Prentice & Jebb, 1995).

Bệnh tim mạch: Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động là các bệnh tim mạch. Từ 1953, nghiên cứu của Morris (1953) về các nhân viên làm việc tại công ty xe bus London cho thấy các tài xế bị bệnh tim mạch gấp 2 người bán vé (có đi lại). Đây là lần đầu tiên lợi ích của hoạt động vận động được chứng minh bằng tỉ lệ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành từ 1968 đến 1978, trên 16.882 người, Morris khẳng định tỉ lệ bịnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có hoạt động TDTT, 3.1 % so với 6.9 % ở nhóm không TDTT (1980). Một nghiên cứu trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: những người có tham gia TDTT nhưng ít, 1 lần/tuần, có nguy cơ bị tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường độ cao (Paffenbarger et al., 1978).

Phân tích các kết quả nghiên cứu tại Mỹ, nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến bịnh tim mạch trên 12.866 người từ 35 đến 57 tuổi, cho thấy: tỉ lệ tử vong ở nhóm tập luyện TDTT 45phút/ngày thấp hơn đáng kể nhóm chỉ tập 15 phút / ngày (Leon & Connett, 1988). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rõ tập luyện TDTT sẽ làm giảm nguy cơ bịnh tật, đặc biệt là tim mạch. Vận động thể chất có xu hướng làm giảm triglyceride và cholesterol (tác nhân gây nghẽn động mạch), nâng cao độ nhạy insulin, nâng cao chức năng cơ tim, giúp máu lưu thông đến tim dễ dàng và giúp hạn chế sự hình thành máu cục.  phòng chống bịnh loãng xương và tiểu đường, làm giảm căng thẳng và lo âu.

Bệnh Parkinson: Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard trên 48.000 người đàn ông, kết quả cho thấy: hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong (Parkinson) 50% so với những người thường xuyên vận động.

Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu kéo dài 14 năm tại Đại học Harvard nhận thấy rằng những người nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70% so với người không tập luyện TDTT.

Bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở ĐH Honolulu cho thấy: những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần so với người có vận động thường xuyên. 

1.2.3. Hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ em: Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp người tập có được sức khỏe tốt, từ đó hiệu quả học tập, công tác và tham gia các hoạt động ở nhà trường, xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi phải có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực… Đây chính là quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách trẻ em, giúp người tập có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.

Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT, nếu thất bại, người tập sẽ học được cách chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua, có nghĩa là đang học cách để thành công. Ngoài ra, quá trình tập luyện thể thao sẽ tạo cho người tập phong cách riêng, không còn mắc cở, rụt rè trước đám đông, mạnh mẽ trong thể hiện năng lực… chính phong cách này sẽ góp phần giúp người tập tự tin hơn trong cuộc sống.

1.2.4. Sức khỏe thể chất: Tổng kết nhiều nghiên cứu cho thấy tập luyện TDTT có thể cải thiện hoạt động các hệ thống cơ xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa…, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.

– Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ làm cho hệ cơ xương phát triển hài hòa. Cơ bắp nở nang, rắn chắc, tạo ra vẻ đẹp hình thể và dáng đi khỏe mạnh của con người. Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực mềm  dẻo và linh hoạt của cơ tăng lên. 

– Tập luyện TDTT với lượng vận động phù hợp có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển chiều dài và chu vi của xương, nói cách khác, có tác dụng kích thích phát triển chiều cao và chất lượng xương đối với thiếu niên (Mc Ardle, 2000). Những môn như chạy, đi bộ, nâng tạ đều có thể giúp phòng tránh loãng xương khi lớn tuổi.

– Tập TDTT sẽ làm nhịp tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, dung lượng máu trong tim tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường hoạt động của tim sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái của tim, giảm tỷ lệ sơ cứng mạch máu, huyết áp cao.

– Tập TDTT giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, tăng hoạt động của các cơ hô hấp, tăng lượng oxy cung cấp cho tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn do khả năng chịu đựng sự mệt mỏi tăng lên.

– Tập TDTT đều đặn có khả năng tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, sức đề kháng cơ thể cũng tăng lên, ít bệnh tật hơn.

– Tập TDTT sẽ cải thiện kỹ năng vận động như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo… giúp ích rất nhiều cho các vận động sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

1.2.5. Làm tinh thần sảng khoái, giảm stress: Trong cuộc sống hiện đại, với cường độ làm việc căng thẳng, nhiều áp lực trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người bị stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyện TDTT là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải tỏa stress nhanh và hiệu quả nhất, đặc biệt trong chữa bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyện TDTT thường xuyên, kể cả chỉ 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng làm bớt nóng nảy, buồn rầu, người tập cảm thấy sảng khoái, lạc quan, yêu đời hơn. Những thay đổi về tâm lý này có thể xảy ra do sự thay đổi của endorphin, tăng hóc môn senotonin sẽ cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn, yêu đời hơn.

1.2.6. Cải thiện chức năng não bộ: TS John Ratey, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của ĐH Y khoa Harvard, cho rằng: chính tập luyện TDTT, chứ không phải dầu cá hay trò chơi sudoku, là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất giúp bạn luôn lạc quan và tin tưởng vào trí tuệ của bản thân. Thường xuyên tập luyện TDTT không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng học hỏi, tăng trí nhớ, giảm stress, giảm sự lão hóa của não bộ. Kết quả nghiên cứu của Ratey cho thấy: càng hào hứng với tập luyện thì não bộ càng làm việc hiệu quả. Quá trình luyện tập sẽ huy động tối đa các hợp chất trong máu mà khi được vận chuyển tới não bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho các tế bào nơron. Một trong những hợp chất hóa này là protein BDNF, được xem là có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ.

Nghiên cứu này cũng cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ. Bước vào tuổi 40, thể tích não bộ sẽ giảm 5% sau từng thập kỷ. Điều này xảy ra do các khớp thần kinh, vùng giữa các tế bào não có nhiệm vụ truyền các tín hiệu thần kinh, bị mòn thậm chí là bị đứt. Các mao mạch dẫn truyền dưỡng chất cho não cũng sẽ co hẹp cùng với tuổi tác, giảm lưu lượng máu tới não và kết quả là làm suy giảm các chức năng não bộ. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng lớn tuổi càng hay quên. Tập luyện TDTT sẽ khích thích một loạt các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não, bảo vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa.

1.2.7 Kỹ năng sống

Quá trình tập luyện TDTT là quá trình làm việc, giao tiếp với một tập thể gồm huấn luyện viên, giảng viên, đồng đội, người tập chung. Qua đó, người tập có thể học hỏi những kỹ năng sống có giá trị như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng lãnh đạo. Sự tự tin sẽ tăng lên khi giành chiến thắng và đạt được mục tiêu. Trong môi trường TDTT, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với những người có cùng sở thích, có điều kiện có thêm nhiều bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •