HUẤN LUYỆN THỂ LƯC CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC HL THỂ LỰC
Sự chuẩn bị thể lực đó là quá trình hoàn thiện trạng thái thể lực cho cầu thủ bóng đá. Nó được xác định dựa trên các yếu tố về sức khỏe, mức độ phát triển các tố chất vận động và đặt điểm thân thể cầu thủ. Vì thế các bài tập phải luôn hướng tới sự phát triển về hình thái cũng như các chức năng hoạt động của các bộ phận của cơ thể cấu thủ. Quá trình chuẩn bị thể lực được chia làm hai dạng là: thể lực chung và thể lực chuyên môn.
Mục đích chuẩn bị thể lực chung là đạt được khả năng làm việc cao nhất, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động các cơ quan chức năng của cơ thể cũng như phát triển thể hình (N.I.Ponômarep 1974). Thể lực chung hướng tới sự phát triển cho cầu thủ, vì thế để hoàn thiện nó cần áp dụng các dạng bài tập mang đặc tính khác nhau trong quá trình huấn luyện bóng đá: các bài tập của các môn bóng rổ, bóng ném, điền kinh v.v… đống thời tạo điều kiện để các chức năng hoạt động cơ thể làm việc tốt hơn.
Thể lực chuyên môn giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là phát triển và hoàn thiện tố chất vận động trong hoạt động thi đấu bóng đá. Ở quá trính này phải lựa chọn các phương pháp cũng như biện pháp hướng đến sự hoàn thiện cho cầu thủ đẳng cấp cao. Trong lý thuyết huấn luyện thể thao thì sự chuẩn bị chuyên môn liên quan đến:
- Các bài tập thi đấu.
- Các bài tập tương tự trong thi đấu theo đặc điểm tĩnh, động học của chuyển động và cơ chế cung cấp năng lượng cho hoạt động, cấu trúc làm việc của cơ.
Như vậy để hoàn thiện thể lực chuyên môn phải sử dụng các biên pháp có ảnh hưởng tối đa đến việc nâng cao các tố chất vận động chuyên môn trong bóng đá như sức bền tốc độ, sức bền chuyên môn… lượng vận động và đặc tính của nó trong quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn phụ thuộc không nhỏ vào trình độ tập luyện cũng như đẳng cấp của cầu thủ. Ở cầu thủ có trình độ tập luyện và đẳng cấp càng cao thì số lượng bài tập phát triển thể lực chuyên môn càng thấp. Ở cầu thủ ít luyện tập hay bị gián đoạn do chấn thương thì trên thực tế bất kỳ bài tập nào cũng mang lại hiệu quả luyện tập vì thế các bai tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn sẽ được sử dụng nhiều.
Nội dung và phương pháp chuẩn bị thể lực chuyên môn được xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động thể lực ở cầu thủ bóng đá như:
– Tính liên tục, thay đổi của các tình huống trên sân kéo theo sự biến tính lượng vận động trong thi đấu.
– Cần phải áp dụng các bài tập có độ khó trong điều kiện mức độ mệt mỏi của cầu thủ tăng dần.
– Sự thay đổi di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật.
– Ngoài ra, sự chuẩn bị thể lực chuyên môn còn dựa trên những tính toán số lượng và cường độ vận động của cầu thủ trong thi đấu. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra số liệu điển hình của cầu thủ trong trận đấu như: -224 – 267 lần chạy chậm (khoảng 5 – 7 km) trong 25 – 35 phút; 20 – 62 chạy tốc độ (khoảng 0,8 – 2 km trong thời gian 2 – 5 phút. Chạy nước rút 30 – 80 lần (800 – 1600 km) trong thời gian 1 – 3 phút, 2 – 16 lần bậc cao đánh đầu.
Trong quá trình diễn ra trận đấu, cầu thủ phải di chuyển liên tục trong 45 – 47 phút mỗi hiệp, ngoài ra còn phải tham gia tranh cướp bóng từ 14 – 42 lần. tiền vệ và tiền đạo thực hiện di chuyển tốc độ trong trận đấu từ 100 – 140 lần (chạy nước rút) có bóng hoặt không có bóng. Sự chuẩn bị thể lực cho VĐV bóng đá được đánh giá trên tiêu chuẩn sinh hóa, và được chia làm 3 dạng: công suất (dựa trên tốc độ giải phóng năng lượng khi thực hiện bài tập), tiêu chuẩn năng lượng (bao gồm năng lượng dự trữ và lượng thay đổi chuyển hóa trong hoạt động), tiêu chuẩn hiệu suất (xác định bởi mức độ giải phóng năng lượng sử dụng khi thực hiện công việc chuyên môn).
Trong bảng 19 giới thiệu các chỉ số ở các môn thể thao theo tiêu chuẩn sau: năng lượng hấp thụ oxi tối đa VO2 max; công suất yếm khí tối đa (anaerobic), lượng axit lactic tối đa trong máu, lượng CO2 thừa (Ex CO2), khả năng nợ oxi tối đa, lượng oxi sử dụng. quan sát trong bảng thống kê thì môn bóng đá chỉ chiếm vị trí thứ 4 trong các môn thể thao vận động theo các chỉ số sinh hóa. Có thể khẳng định rằng, nếu năng lực ưa khí (arobic) ở cầu thủ thấp thì dẫn đến hạng chế khả năng toàn diện các tố chất vận động, mà trước tiên là tốc độ và sức bền tốc độ. Rõ ràng có thể nhận thấy rằng, hiệu quả trong quá trình chuẩn bị thể lực phụ thuộc vào việc lựa chọn, áp dụng hài hòa, hợp lý các phương pháp huấn luyện các tố chất thể lực.