Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi cầu thủ bị nuốt lười, tụt lưỡi trong khi tập luyện và thi đấu bóng đá.
Ngày nay việc thi đấu bóng đá đĩnh cao, cầu thủ di chuyển nhanh tranh cướp quyết liệt, thi đấu trong một thời gian dài, thời tiết nắng nóng khắc nhiệt sự va chạm mạnh giữa các cầu thủ, cùng với những bệnh lý tiềm ẩn ở cầu thủ dẫn tới việc bị thụt lưỡi vào trong nếu không biết cách sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến rât nguy hiểm cho tính mạng cầu thủ. Qua bài viết trung tâm dạy bóng đá nam việt muốn giới thiệu cách sơ cứu khi cầu thủ bị nuốt lưởi, thụt lười của một số bác sĩ.
Theo bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, bình thường con người không thể tự nuốt lưỡi. Nguyên do là trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi hay hãm lưỡi. Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.
Trọng tài hỗ trợ cầu thủ sau pha va chạm trong một trận bóng, để ngăn tụt lưỡi. (Ảnh: Đức Đồng).
Khi người bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi không hoạt động theo cơ chế thông thường, lưỡi sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch bao tử vào phổi, cản trở đường hô hấp. Nạn nhân rơi vào tình trạng thiếu ôxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Y khoa gọi là hiện tượng tụt lưỡi hay tụt khối cơ lưỡi, nuốt lưỡi.
I. CÁCH SƠ CỨU XỦ TRÍ CƠ BẢN NHẤT LÀ:
Trong trường hợp này ta làm như sau:
1.Nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức.
2.Có thể ngáng miệng nạn nhân bằng những vật dụng mềm như băng gạc, vải…, tránh dùng thìa hay đồng xu dễ gây tổn thương răng, hàm…
3.Tuyệt đối không dùng ngón tay đưa vào trong miệng người đang lên cơn co giật để cố định lưỡi. Theo bác sĩ Lân, lực cắn của con người khoảng từ 150 đến 200 PSI (pound per square inch – chỉ số đo áp suất), gần bằng 105.000-140.000 kg (lực)/m2. Do đó, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến bạn bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu.
Khi sơ cứu, không nên hô hấp nhân tạo bởi người bệnh dễ bị sặc. Không đưa đồ ăn, thức uống cho nạn nhân, không giữ chặt miệng và không cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh.
Trong các tình huống va chạm mạnh, cũng cần lưu ý đến chấn thương cột sống cổ ở nạn nhân. Nếu không có chuyên môn, xử lý không khéo có thể khiến tình trạng nặng hơn. Người sơ cứu cần phải bảo vệ và nẹp cố định cột sống cổ người bệnh, hoặc sử dụng vật dụng y tế để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.