Hướng dẫn kỹ thuật đấm bóng cho thủ môn.

Hướng dẫn kỹ thuật đấm bóng cho thủ môn.

Nhằm mục đích đóng góp một phần nhỏ bé vào việc huấn luyện các thủ môn bóng đá đá. CLB dạy thủ môn nam việt xin giới thiệu các kỹ thuật đấm bóng của thủ môn cho mọi người tham khảo.

Kỹ thuật đấm bóng của thủ môn bóng đá.

Trong hoạt động phòng thủ không phải lúc nào thủ môn cũng có thể bắt được bóng .Trong trường hợp này khi thấy không thể bắt bóng ( do bóng ở quá xa ,quá cao so với tầm bắt ,hoăc do đối phương cản trở ) hay cảm thấy bắt bóng xẽ không chắc chắn ,không an toàn ( bóng chơn , bóng đi quá mạnh …) thì thủ môn xẽ phải đấm bóng đi .Mục đích của viêc này là nhằm phá bóng ra xa cầu môn ,càng xa khu nguy hiểm càng tốt .

So với bắt bóng ,thì đấm bóng không an toàn triệt để  bằng vì bóng có thể trở lại chân đối phương ở khu vực nguy hiểm trước cầu môn. Thậm chí nếu đấm bóng không ra xa và ra phía biên thì bóng có thể rơi vào vị trí mà đối phương có thể sút thẳng vào cầu môn ,trong khi thủ môn chưa kịp trở về khung thành để chống đỡ.

Trên thực tế phần lớn các pha đấm bóng của thủ môn đều được tiến hành kết hợp với động tác bật nhẩy và vì vậy kỹ thuật đấm bóng của thủ môn cũng bao gồm cả các yếu tố cấu thành của kỹ thuật bật nhẩy (chạy đà ,hạ trọng tâm ,giậm nhảy trên không và tiếp đất).

1. Phân loại kỹ thuật đấm bóng của thủ môn bóng đá:

Căn cứ vào cách thức khi dùng tay đấm bóng, kỹ thuật đấm bóng cố thể thực hiện bằng một hoặc cả hai tay:

-Kỹ thuật đấm bóng bằng một tay.

-Kỹ thuật đấm bóng bằng hai tay.

2. Phân tích các kỹ thuật đấm bóng của thủ môn bóng đá.

2.1. Kỹ thuật đấm bóng bằng một tay:

Thường được sử dụng khi bóng ở quá xa mà hai tay cùng một lúc không thể với tới hoặc khi không ở tư thế thuận lợi cho việc dùng cả hai tay .Khi đấm bóng một tay ,thân trên phải hơi soay nghiêng để tay vươn được xa .Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng tay ở bên đối diện để đấm bóng .Đôi khi kỹ thuật này cũng còn được sử dụng để đấm – đẩy bóng ở tầm thấp trong các pha bay người ,đổ người của thủ môn.

2.2. Kỹ thuật đấm bóng bằng hai tay:

Cũng giống như kỹ thuật đấm bóng bằng một tay. Kỹ thuật này có thể  thưc hiện với các bước chạy đà – bật nhẩy hoặc bât nhẩy tại chỗ.

          Phần tiếp xúc của nắm tay vào bóng thường là mặt trên ( các đốt trong của các ngon tay khi nắm lại ) nhưng cúng có thể là mặt trước ( phần cườm của bàn tay ) tùy thuộc vào tầm bóng đến ,hoặc thói quen của thủ môn.

Lực tác động của kỹ thuật đấm bóng chủ yếu là do động tác duỗi thẳng cánh tay ( duỗi khớp khuỷu và khớp vai ) tạo ra .Ngoài ra còn thêm các yếu tố phụ trợ như tốc độ ,chạy đà ,bật nhẩy ,hoăc duỗi thân của thủ môn.

Trên đây là bài viết về các kỹ thuật đẫm bóng của thủ môn bóng đá, mọi người tham khảo nhé.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •