Kế hoạch dạy bóng đá cho trẻ em chi tiết, đầy đủ và mới nhất
Hiện nay có hàng trăm hàng nghìn trung tâm dạy bóng đá cộng đồng, clb dạy bóng đá cho trẻ em cộng đồng, lớp học bóng đá cho trẻ nhỏ, nhưng hầu như không có kế hoạch giảng dạy bóng đá một cách khoa học hệ thống. Biết gì dạy đó, dạy theo cảm tính nên hiệu quả công tác dạy bóng đá cho trẻ em nước ta chưa cao. Chính vì điều đó Trung tâm dạy bóng đá cho trẻ em nam việt muốn giới thiệu một kế hoạch dạy bóng đá cho trẻ em chi tiết đầy đủ, để mọi người tham khảo.
Kế hoạch là bước đầu tiên khi mở một clb, trung tâm, lớp dạy bóng đá cho trẻ em
XEM CHI TIẾT KẾ HOẠCH DẠY BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM
KẾ-HOẠCH-GIẢNG-DẠY-BÓNG-ĐÁ-TRẺ-EM-1Tải xuống
Trường ĐH TDTT TpHCM
Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt – Bongdanamviet.vn
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP BÓNG ĐÁ TRẺ EM Ở QUẬN GÒ VẤP
Kính gửi: Giám Đốc Trung Tâm Bóng Đá Nam Việt.
Tôi Tên: Trịnh Đình Dương, Giảng viên Trường ĐH TDTT TpHCM
Hôm nay tôi viết đơn này kính xin ban lãnh đạo trung tâm cho phép tôi mở lớp dạy bóng đá cho trẻ em ở Quận Gò Vấp TpHCM.
I. Mục Đích.
– Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em trong dịp hè. Tạo môi trường tốt nhất để các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
– Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung và phong trào tập luyện bóng đá cho các em học sinh nói riêng.
– Thông qua khóa học có thể phát hiện, tuyển chọn được những em có năng khiếu bóng đá tốt để bổ sung cho các lớp năng khiếu bóng đá U7, U9, U11, U13, U15, U17 Nam Việt, để chuẩn bị tham gia các giải do Liên đoàn bóng đá TpHCM, LĐ BĐVN tổ chức.
II. Đối Tượng Tham Gia.
– Là các em học sinh ở quận gò vấp và các quận lân cận của TpHCM. Nằm trong độ tuổi từ 3-8 tuổi.
– Có niềm đam mê, sở thích chơi bóng đá.
– Được cha mẹ đưa tới đăng ký tham gia học tập bóng đá
III. Thời Gian Và Địa Điểm Dạy.
1.Thời Gian Tập Luyện. (2.5 tháng)
– Thời gian bắt đầu: 03/06/2021.
– Thời gian kết thúc: 18/08/2021.
– Tập luyện trong các ngày thứ 2, 4, 6 hàng tuần. Vào lúc 16h – 17h30’.
2. Địa Điểm Huấn Luyện.
– Sân Phương Nam 2. Đ/c: 158/41 Phạm Văn Chiêu, Quận Gò Vấp, TpHCM.
3. Các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
– Bóng: 15 quả.
– Áo bibs: 20 áo.
– Marker: 30 cái.
– 2 bộ còi, cờ, thẻ.
– Thang dây, vòng nhảy.
– Sân bóng đá mini 5 người
IV. Chương Trình Giảng Dạy.
1. Mục đích.
Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá ban đầu (3-8 tuổi)
– Giáo dục các phẩm chất, ý chí và đạo đức cho các em học sinh.
– Gây thói quyen yêu thích tập luyện thể dục thể thao. Phát triển hứng thú bền vững về môn bóng đá cho các em.
– Cũng cố sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể các em tiếp tục lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. đây là giai đoạn “vui mà vận động”.
– Giảng dạy và truyền đạt giúp các em làm quyen với các kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng đá, hướng dẫn thực hiện luật thi đấu đơn giản nhất cho các em học sinh.
– Hình thành các kỹ năng và kỹ xão cần thiết cho lao động và các hoạt động có ích cho xã hội.
2. Nhiệm vụ:
Thông qua các buổi học bình thường đặc biệt là các trò chơi vận động:
– Giúp các em có được những kỹ năng (đi, chạy có nhịp điệu và nhẹ nhàng), (nhảy tại chổ và có đà, tiếp đất nhẹ nhàng), sử dụng được các cách (ném và bắt bóng khác nhau, leo trèo) và (các bài tập thể dục đơn giản) và một số kỹ thuật bóng đá cơ bản.
– Phát triển các khả năng thị giác, thính giác, xúc giác và phát âm to rõ.
– Phát triển tốt các cơ quan bên trong như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất, đặc biệt các tuyến mồ hôi bài tiết chất độc.
– Phát triển và nâng cao các tố chất thể lực chung cho các em.
3. Yêu Cầu.
– Các em ở độ tuổi này không phải là đối tượng chịu sức ép của việc huấn luyện kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và thi đấu dành thành tích. Đây la giai đoạn tập luyện chủ yếu dưới hình thức vui chơi (huấn luyện và chơi phải vui), các cuộc thi đấu nên tổ chưc thoải mái và trên sân bóng nhỏ, sân bóng nhỏ đơn thuần là để các em tiếp xúc nhiều với bóng hơn, khoảng cách giữa 2 cầu môn không lớn và tất cả các cầu thủ đều có thể bảo vệ khung thành và tấn công ghi bàn. Bằng cách này các em hoàn toàn được tự do và rất vui thích trong cuộc chơi.
– Cần phải hiểu rằng không nên áp đặt các em ở lứa tuổi non trẻ này phải học các yếu tố kỹ thuật lặp đi lặp lại, vì ở các em khả năng tập trung bị hạn chế và rất dể bị đảng trí. Ở lứa tuổi này, các em nên được động viên khuyến khích chơi bóng thoải mái mà không bị sức ép tâm lý của việc phải cố giành thắng lợi hoặc nhanh chóng đạt được thành công ngay
– Tuân thủ các nguyên tác, phương pháp giảng dạy chuyên môn: 5 nguyên tắc và, 4 phương pháp giảng dạy
– Đặc biệt trẻ em khổng phải là người lớn thu nhỏ, trẻ em tư duy không logic, sự chú ý không tập trung, cơ thể chưa phát triển toàn diện, nên khi dạy phải chú ý thêm 3 nguyên tắc sư phạm là (cho phép sai lầm – không nóng vội – không hướng tới sự hoàn thiện mỹ).
– Tổ chức giảng dạy phải đảm bảo an toàn cho toàn bộ học sinh và thầy cô giáo.
4. Tổng Số Giờ.
– Lớp học bóng đá hè cho trẻ em ở Quận Gò Vấp, TpHCM được tổ chức và thực hiện trong 60 giờ và phân phối thành 30 buổi huấn luyện.
5. Nội dung chương trình.
+ Giờ lên lớp lý thuyết:
– Thông qua tranh ảnh, video, buổi thảo luận giới thiệu các kỹ năng và các điều luật cơ bản của bóng đá cho các em học sinh hiểu.
+ Giờ lên lớp thực hành:
– Rèn luyện các phẩm chất đạo đức
– Rèn luyện các kỹ năng sống
– Làm quyen và học tập các kỹ thuât không bóng và kỹ thuật có bóng
– Phát triển thể lực chung
– Các trò chơi bổ trợ chiến thuật cá nhân
– Thi đấu nội bộ, giao hữu, tham gia các giải
+ Ôn tập củng cố lại
+ Dự trử chương trình
6. Phân Phối Nội Dung Chương Trình Và Thời Gian Cho Các Nội Dung.
6.1. Phân phồi nội dung chương trình:
TT | Nội dung | Thời Gian( tiết) | |
I | Lý thuyết | Dạy mục đích chương trình, kỹ thuật, luật cơ bản. | 2 |
II | Thực hành | Rèn luyện các phẩm chất đạo đức | 4 |
Rèn luyện các kỹ năng sống | 2 | ||
Kỹ thuật | 26 | ||
Chiến thuật | 8 | ||
Thể lực | 8 | ||
Thi đấu | 6 | ||
III | Ôn tập | 2 | |
IV | Dự trữ | 2 | |
V | Tổng thời gian | 60 |
6.2. Bảng phân bổ thời gian theo nội dung học:
TT | Nội dung giảng dạy | Thời gian |
I | Lý thuyết | 2 tiết |
1 | Giảng dạy mục đich chương trình, kỹ thuật, luật cơ bản. | 90’ |
II | Thực hành | 54 tiết |
1 | Giảng dạy | 54 |
1.1 | Rèn luyện các phẩm chất đạo đức – Hành vi của mình đối với bản thân – Tiên học lễ, hậu học văn – Ý thức lao động | 4 |
1.2 | Rèn luyện các kỹ năng sống – Văn hóa xếp hang – Kỹ năng giao tiếp. – Kỹ năng an toàn (nhớ số điện thoại). | 2 |
1.3 | Kỹ thuật: + Kỹ thuật không bóng: chạy, nhảy, đi bộ, động tác giã. +Tâng bóng: tâng bóng bằng mu chính diện, lòng, ngoài, đùi, đầu – Đá bóng: đá mu trong, đá lòng, đá mu giữa. – Nhận bóng: nhận bóng bằng lòng, nhận bóng bằng gan bàn chân. – Dẫn bóng: dẫn bóng bằng lòng, dẫn bóng bằng mu giữa. – Tranh cướp bóng trước mặt. – Ném biên: nén biên tại chổ. – Đánh đầu: đánh đầu bằng trán giữa. | 16 |
1.4 | Chiến thuật: – Trò chơi bổ trợ hiểu vị trí (thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo) – Chiến thuật tấn công cá nhân (trứơc mặt, xoay lưng). – Chiến thuật phòng thủ cá nhân (trước mặt, xoay lưng). | 8 |
2 | Thể lực: – Mềm dẽo, khéo léo – Khả năng phối hợp vận động – Phát triển sức nhanh. – Phát triển sức mạnh. – Phát triển sức bền. | 8 |
3 | Thi đấu, nội bộ, giao lưu, tham gia giải. | 6 |
III | Ôn tập lại | 2 tiết |
IV | Dự trữ | 2 tiết |
Trên đây là một bản kế hoạch dạy bóng đá cho trẻ em, chi tiết, đầy đủ và mới nhất. Qua bài viết Trung tâm dạy bóng đá trẻ em nam việt hi vọng sẽ là tài liệu dạy bóng đá bổ ích giúp các trung tâm bóng đá cộng đồng, clb dạy bóng đá cho học sinh, lớp học bóng đá cho trẻ em nhỏ tham khảo, để nâng cao chất lượng bóng đá trẻ nước nhà.