SỰ PHÁT TRIỄN KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ

Kỹ thuật là tổng hợp những động tác hợp lý mà vận động viên sử dụng trong khi thi đấu. Trải qua quá trình luyện tập lâu dài, gian khổ và qua thực tế thi đấu, kỹ thuật sẽ được từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện dần. Trên thực tế điểm cốt lõi của kỹ thuật bóng đá chính là những kỹ thuật đá bóng. Trong thời kỳ đầu tiên kỹ thuật bóng đá vẫn còn hết sức đơn giản, thô sơ và các cầu thủ chỉ biết đá mạnh về phía trước. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ này kỹ thuật bóng đá đã có những tiến bộ vượt bậc, ngoài việc dùng mu và mũi bàn chân để đá bóng, các cầu thủ còn sử dụng cả mu trong để đá bóng và bắt đầu chú ý tới lực và hướng tiếp bóng.

Vào đầu những năm 30 đã xuất hiện kỹ thuật đánh gót: dùng gót chân đưa bóng về phía sau. Đến thập kỷ 40, môn bóng đá đã nhanh chóng được phổ cập và kỹ thuật đá bóng cũng được phát triển toàn diện. Các cầu thủ đã sử dụng các kỹ thuật đa dạng như đá bóng bằng lòng bàn chân, má trong, má ngoài sút mu chính diện… cho đến những kỹ thuật có độ khó cao như quay người đá bóng, ngã người đá móc, đá vô lê… Bước vào thập kỷ 50, kỹ thuật đá bóng tuy không thay đổi nhiều về thực chất, nhưng tư thế và những động tác của cơ thể khi đá bóng lại có những cải tiến và biến hóa khá lớn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện các kỹ thuật như: xoạc bóng, đá nửa nảy, cắt bóng, đá bóng theo hình vòng cung… đồng thời, tính chẩn xác và độ bí mật của những đường truyền bóng cũng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện. Trình độ dứt điểm (sút cầu môn) cũng được nâng cao rất nhiều và các cầu thủ có thể nhanh chóng tung chân sút bóng mà không cần lấy đà trong tất cả mọi tình huống và vì vậy nó đã làm tăng thêm tính bất ngờ trong thi đấu.

Từ thập kỷ 70 cho đến nay, sự phát triển của kỹ thuật bóng đá được thể hiện cụ thể qua các mặt sau : Tốc độ đá bóng nhanh hơn, độ khó cao hơn các kỹ thuật đa dạng hơn làm  tăng thêm tính bí mật, tính bất ngờ và tính thực dụng của các đường bóng. Có thể nói trong gia đoạn này, kỹ thuật đá bóng đã đạt tới một mức độ phát triển toàn diện.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật đá bóng, kỹ thuật dừng  bóng chỉ đơn giản là dùng lòng hoặc một bộ phận của bàn chân để dừng hoặc giẫm lên bóng. Cùng với thời gian, kỹ thuật dừng bóng cũng không ngừng được nâng cao và các cầu thủ có thể dừng bóng bằng một chân, hai chân, bằng bắp chân, má trong lòng bàn chân, bằng đùi hoặc bằng ngực.

Đến thập kỷ 50, 60 kỹ thuật dừng bóng đã được đa dạng hóa và các cầu thủ có thể sử dụng các bộ phận như má trong, mu, má ngoài, mũi  bàn chân,  đùi ngực, đầu  để dừng bóng. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể các cầu thủ sẽ lựa chọn những phương pháp khác nhau để dừng bóng khi : bóng lăn trên mặt đất, bóng ở tầm thấp, bóng bật đất, bóng ở tầm cỡ. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp  nào thì các cầu thủ cũng phải tuân theo trình tự  tiến  hành  như sau : làm chậm tốc độ bóng – dừng bóng – bắt đầu chuyển động. So với kỹ thuật dừng bóng “chết” trước kia kỹ thuật dừng  bóng trong giai đoạn này đã một bước tiến độ vượt bậc. Từ thập kỷ 70 cho đến nay, sự phát triển của kỹ thuật dừng bóng có thể qui nạp lại thành mấy điểm sau :

  • Kỹ thuật dừng bóng “chết” đã bị thay thế hoàn toàn bằng kỹ thuật đỡ bóng.
  • Những kỹ thuật dừng bóng không hợp lý dần dần đã bị loại bỏ.
  • Khi đỡ bóng phải đồng thời phối hợp với các động tác tiếp theo để tạo thành một thể thống nhất và hình thành một sổ kỹ thuật.

Kỹ thuật dẫn bóng cũng đã trải quan một quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao. Thở ban  đầu kỹ thuật dẫn bóng chủ yếu là do vận động  viên dùng mũi bàn chân đẩy bóng về phía  và sau đó chạy đuổi theo. Do kỹ thuật phòng thủ đã được nâng cao buộc các tiền đạo phải có sự khống chế  hiệu quả với trái bóng và điều này đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật dẫn bóng. Đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện kỹ thuật dẫn bóng theo đường  gấp khúc (thay đổi phương hướng và tốc độ) . Trong giai đoạn này động tác giả được tiến hành theo trình tự “ động – tĩnh – động” với tốc độ chậm. Khi kỹ thuật dẫn bóng đã được phát triển và hoàn thiện thì động tác giả của cầu thủ  cũng được thực hiện thoải mái, nhẹ nhàng và đa dạng hơn. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là dùng thân trên và hai chân để thực hiện các động tác giả với bóng và  không bóng. Về mặt này các cầu thủ Nam Mỹ luôn luôn đứng ở vị trí dẫn đầu. Cùng với sự phát triển toàn diện của bóng đá, nhất là trong kỹ thuật phòng thù (kèm người chặt) , trình độ dẫn bóng của  các cầu thủ cũng ngày một nâng cao. Có thể sơ lược tóm tắt thành mấy điển cụ thể sau

  • Kỹ thuật dẫn bóng đơn  ngày càng bị thu hẹp và các kỹ thuật tổ hợp ngày một tăng lên.
  • Sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể để dẫn bóng qua người.
  • Động tác ngày càng được phát triển theo xu hướng hợp lý và thực dụng.
  • Thực hiện động tác một cách nhanh chóng và thành thục.

–  Tóm lại kỹ thuật bóng đá được phát triển từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ  thấp đến cao… trong suốt lịch sử phát triển của môn  thể thao này. Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật bóng đá là :

  • Sự tác động qua lại giữa các kỹ thuật tấn công và phòng thủ đã thúc đẩy sự ra đời, phát triển và  không ngừng hoàn thiện của các loại kỹ thuật. Đây chính là động lực chủ yếu để thúc đầy sự phát triển và nâng cao, hoàn thiện của các kỹ thuật bóng đá.
  • Sự thay đổi của các điều luật là nhân tố chỉ đạo cho việc phát triển của kỹ thuật bóng đá.
  • Việc nâng cao tình trạng thể lực của các cầu thủ cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật bóng đá.
  • Kỹ thuật là cơ sở thực hiện của chiến thuật lại thúc đẩy việc nâng cao trình độ kỹ thuật của các cầu thủ. Trên thực tế, trình độ của môn thể thao bóng đá cũng từng bước được nâng cao cùng với sự phát triển của kỹ, chiến thuật.
  • Do công tác nghiên cứu khoa học về thể dục thể thao ngày càng được áp dụng mạnh mẽ, cho nên những hiểu biết về cơ cấu giải phẫu và qui tắc hoạt động của cơ thể cũng không ngừng được những cơ sở khoa học cần thiết để phát triển kỹ thuật bóng đá.

– Trong bất cứ hoàn cảnh và thời điểm nào dù là trong quá khứ, trong hiện tại hoặc trong tương lai thì kỹ thuật bóng đá cũng đều là nhân tố chủ đạo quyết định sự phát triển của môn thể thao này.

Trong thi đấu, các cầu thủ rất coi trọng yếu tố thời gian. Bởi thế, ngày nay các cầu thủ phải có khả năng nắm vững kỹ thuật trong khi di chuyển nhanh, khi chạy, nhảy…

Trường phái kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và chủ yếu là thực hiện nhanh thể hiện rõ nét ở nhiều đội mạnh Châu Âu (Anh, Tây Đức, Bồ Đào Nha, Liên Xô). Các cầu thủ của trường phái này điều khiển bóng rất hợp lý, tổ chức tấn công có phối hợp chặt chẽ, nhịp điệu nhanh và hiệu quả cao. Những yếu tố này có ưu thế lớn trong việc phát triển kỹ thuật bóng đá ngày nay.

Trường phái Nam Mỹ thiên về kỹ thuật điêu luyện, luôn luôn di chuyển nhẹ nhàng, thoải mái trên sân khi điều khiển bóng. Họ có vốn kỹ thuật rất phong phú và có khả năng lựa chọn biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết các nhiệm vụ cần thiết trong thi đấu. Họ nắm rất vững và sử dụng thuần thục các kiểu giữ bóng khác nhau bằng các bộ phận của cơ thể. Đá bóng thẳng, vòng cung, các động tác giả độc đáo, chuyền bóng, đột phá làm cho đối phương không hiểu nổi ý đồ của người làm động tác.

Hai trường phái này đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng và phản ánh xu hướng không ngừng tiến tới sự hoàn thiện tột đỉnh cuả nền Bóng đá thế giới. Tính khoa học và hợp lý của một số đội manh ở Châu Âu đáp ứng được nhữnh nhu cầu nhất định về vấn đề tốc độ cực nhanh của môn Bóng đá hiện đại, song lại hạn  chế trong việc nâng cao kỹ thuật cá nhân tới mức điêu luyện để thoả mãn nhu cầu kỹ thuật ngày nay. Nghệ thuật Bóng đá Nam Mỹ bù đắp được những thiếu sót về kỹ thuật đó, nhiều cầu thủ trở thành những ngôi sao với tài năng đột phá cá nhân tuyệt diệu. Nhưng nhìn chung, trường phái này lại mang nặng tư tưởng biểu diễn, bay bướm, hạn chế không ít tới tính khoa học, tới sự phối hợp chặt chẽ giữa các cầu thủ, tới tốc độ trận đấu. Qua 10 giải vô địch thế giới trường phái Bóng đá Nam Mỹ đoạt giải 5 lần, trường phái Bóng đá Châu Âu 5 lần. Nhìn chung, các kết qủa của từng giải cũng như toàn bộ các giải thể hiện sự cân bằng của 2 trường phái này. Và họ đều phấn đấu cho một lối chơi lý tưởng là tốc độ trận đấu cực nhanh, kết hợp với kỹ thuật điêu luyện. Vì thế, từng trường phái đều cố gắng khắc phục phục những nhược điểm của mình để tiến tới tối ưu.

Trong quá trình phát triển kỹ thuật Bóng đá không ngừng được bổ sung và  hoàn thiện bởi những động tác mới đồng thời hạn chế dần những động tác lỗi thời, ít hiệu quả. Chất lượng thực hiện kỹ thuật động tác mỗi năm một tăng lên. Nguồn nâng cao trình độ kỹ thuật của các cầu thủ là do sự phát triển của các tổ chức Bóng đá thanh thiếu niên, do sự nâng cao khối lượng và chất lượng của công tác giảng dạy và huấn luyện. Phương pháp huấn luyện cá nhân có ý nghĩa quan trọng, làm cầu thủ yêu thích các buổi tập kỹ thuật, nâng cao chất lượng thực hiện kỹ thuật, thúc đẩy họ rèn giũa sở trường của mình và tiếp thu những động tác mới. Nguồn thứ hai tạo cho việc tiếp thu động tác kỹ thuật nhanh là việc sử dụng những thiết bị chuyên môn trong công tác huấn luyện một cách rộng rãi

Sau khi học tập, tiếp thu động tác kỹ thuật thì phần quan trọng hơn là việc thực hiện những động tác đó với yêu cầu chính xác, nhanh và kín. Có như vậy mới có thể tranh thủ thời gian, tiết kiệm được sức, tiến hành thi đấu với nhịp điệu nhanh, phối hợp gắn bó và thu được kết quả cao.

Xung quanh kỹ thuật Bóng đá nói chung, ở mỗi cầu thủ còn có những động tác mà mình ưa thích, thường vận dụng trong trận đấu. Sự rèn luyện giữa những động tác như thế đến những chi tiết nhỏ nhất làm cho việc thực hiện kỹ thuật rất chính xác, tạo ra một phương hướng quan trọng trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển bóng.

Những sự kiện đó sẽ làm cho kỹ thuật Bóng đá trong tương lai còn hiệu quả, hấp dẫn và hoa mỹ hơn nữa.

 

 

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •