Kỹ thuật đánh đầu, những sai lầm khi học

Kỹ thuật đánh đầu, Sai lầm thường mắc khi tập đá bóng và đánh đầu

Trong quá trình nghiên cứu tập thể giảng viên bộ môn bóng đá Trường ĐH TDTT TpHCM chúng tôi phát hiện ra những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đá bóng và đánh đầu như sau:

Quý Thầy Cô BM Bóng Đá Trường ĐH TDTT TpHCM

Bộ môn bóng đá tiến hành nghiên cứu đề tài   “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình học kỹ thuật đá bóng và đánh đầu giai đoạn học cơ bản của sinh viên chuyên ngành bóng đá trường ĐH TDTT TP.HCM”

I. VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ

Kỹ thuật trong bóng đá bao gồm kỹ thuật không bóng và kỹ thuật có bóng, nó có vai trò hết sức quan trọng, vì khi thi đấu bóng đá đội nào mà có trình độ kỹ thuật tốt hơn thì đội đó chiếm ưu thế trên sân .

Kỹ thuật bóng đá là tất cả những động tác, mọi hoạt động hợp lý của vận động viên vận dụng trong thi đấu. Trong quá trình thi đấu kỹ thuật đá bóng dần dần được hình thành theo thời gian và phát triển không ngừng để đi đến hoàn thiện .

Kỹ thuật trong bóng đá là cơ sở trong việc hoàn thiện chiến thuật, sự phát triển của chiến thuật sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật. Do vậy, trong công tác giảng dạy và huấn luyện phải tăng cường sự nắm vững toàn diện kỹ thuật bóng đá ,đồng thời phải nâng nó lên. Có như vậy mới nâng cao được trình độ bóng đá nước nhà. Đồng thời từng bước đưa bóng đá nước ta có thể hội nhập, sánh vai được với các nước trong khu vực, châu lục và thế giới

II. VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG VÀ ĐÁNH ĐẦU.

      Kỹ thuật đá bóng và đánh đầu là hai bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động có bóng, có thể nói, đó là kỹ thuật cơ bản nhất trong các kỹ thuật cơ bản, được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Suốt thời gian thi đấu, hầu như  toàn bộ thời gian của các cầu thủ dùng để thực hiện những động tác đá – chuyền bóng, sút bóng vào cầu môn, ngay cả động tác dẫn bóng cũng bao gồm hang loạt những động tác đá – đẩy bóng liên tục trong khi di chuyển. Giữ bóng cũng là một dạng của động tác đá bóng có tính chất mềm mại.

Đặc biệt trong thi đấu bóng đá, nhiều trường hợp chuyền bóng cao thì có lợi hơn. Những đường chuyền bóng bổng thường thực hiện khi cần chuyền xa (chuyền bóng dài từ cầu môn, lật cánh tấn công, sút xa vào cầu môn…). Chuyền bóng bổng cũng dung để đá phạt góc, sút phạt trực tiếp, chuyền bóng qua đầu đối phương, ném biên. Sân mấp mô, có bùn, vũng nước cũng cần những đường chuyền bóng bổng. Để chống những đội phòng ngự với kiểu tập trung đông ở khu vực cầu môn cũng cần dung những đường chuyền bóng bổng tới khu vực nguy hiểm trước cầu môn đối phương, trong những trường hợp này cầu thủ cần phải sử dụng các kiểu đánh đầu.

     Trong những tình huống thi đấu khác nhau, các cầu thủ phải vận dụng những kỹ thuật đá bóng và đánh đầu rất đa dạng để thích hợp với yêu cầu chiến thuật bảo đảm hiệu quả cao nhất. Bởi thế , việc nâng cao chất lượng kỹ thuật đá bóng và đánh đầu có ảnh hưởng rất lớn tới trình độ kỹ thuật của các cầu thủ và là cơ sở để nâng cao trình độ chiến thuật của các cầu thủ và là cơ sở để nâng cao trình độ chiến thuật của toàn đội.

III. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI HỌC KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG VÀ ĐÁNH ĐẦU

 A. Kỹ thuật đá bóng:

Chạy đà thường sai:

  1. Chạy đà cứng ngắt không nhịp nhàng uyển chuyển.
  2. Xác định vị trí hướng muốn đá bóng đi không rõ rang dẩn đến ảnh hưởng chân trụ đặt không đúng.
  3. Bước cuối của dai đoạn chạy đà không lớn không hạ thấp trọng tâm không giảm được quán tính khi chạy đà dẫn đến cơ thể dễ mất thăng bằng.
  4. Bước chạy quá dài.
  5. Tần số bước chạy quá ít.
  6. Bước cuối nhảy vào hoặc bước quá ngắn dẩn đến thực hiện động tác kế tiếp khó khăn.

Đặt chân trụ thường sai:

  1. Người tập có thói quen đặt nguyên cả bàn chân xuống mặt đất khi thực hiện bước đặt chân trụ.
  2. Khoảng cách đặt chân trụ không hợp lý với cấu trúc cơ thể (Cao, thấp, chân dài hay ngắn…).
  3. Chân trụ ở giai đoạn cuối không hạ xuống (trọng tâm không rơi về phía chân trụ) gây khó khăn cho giai đoạn thực hiện động tác kế tiếp.
  4. Khi đặt chân trụ, mủi chân không thẳng hướng định đá bóng.

Vung chân lăng đá bóng thường sai:

  1. Nắm bắt không rõ ràng góc độ vung chân của từng kỹ thuật đá bóng.
  2. Bước đầu vung chân lăng thường cứng ngắt, không nhịp nhàng, không tạo được lực chuyển động ngược lại.
  3. Phối hợp giữa vung tay và chân không hợp lý dẫn đến cơ thể dễ mất thăng bằng.
  4. Động tác vung chân không liên tục từ sau ra trước ảnh hưởng đến khẳ năng tạo lực đá bóng.
  5. Động tác vung chân lăng về sau cẳng chân không gập mà duổi thẳng.
  6. Đùi và cẳng chân chuyển động cùng lúc, không có giai đoạn chuyển động bộc phát của cẳng chân, ảnh hưởng đến quá trình tạo lực và truyền lực.
  7. Vung chân lăng sang hai bên, không theo hướng đá bóng đi.
  8. Vung chân lăng về sau, ra trước quá ngắn, ảnh hưởng đến quá trình tạo lực và truyền lực.

Tiếp xúc bóng thường sai:

  1. Chưa tiếp xúc đúng yêu cầu của kỹ thuật động tác đá bóng ( vị trí tiếp xúc của chân và bóng) dẫn đến bóng khi rời chân có chuyển động xoáy hoặc đi không xa.
  2. Khi tiếp xúc mắt không nhìn vào bóng.
  3. Khớp cổ chân và khớp gối khi tiếp xúc với bóng thường ở trạng thái thả lỏng, ảnh hưởng đến quá trình truyền lực và dễ gặp chấn thương.
  4. Trước khi đá, cầu thủ ngước nhìn lên và ngã người về phía sau, kết quả là bóng được chuyền hoặc sút bổng lên cao và không chính xác.

Kết thúc đá bóng thường sai:

  1. Chân lăng không tiếp tục vung về phía trước để phát huy hết lực.
  2. Thường có xu hướng đứng lại nhìn bóng, không bước về phía trước nhằm giảm quán tính chạy đà và giữ thăng bằng cho cơ thể.
  3. Mặt cúi xuống nhìn bóng, không ngẩng lên quan sát hướng đá bóng đi.
  4. Chân đá bóng bước chéo qua chân trụ sau khi tiếp xúc bóng dẩn tới khó giữ thăng  bằng.

B. Kỹ thuật đánh đầu:

Tư thế chuẩn bị đánh đầu sai:

  1. Thân người chưa ngã về phía sau, hoặc ngã về sau quá nhiều gây khó khăn cho giai đoạn thực hiện tiếp theo của động tác.
  2. Tư thế chuyển trọng tâm từ sau ra trước không nhịp nhàng, không giúp cho quá trình tạo lực tốt.
  3. Do sợ sệt hoặc nghỉ đánh bóng không đi nên gồng cứng cơ thể, không quan sát được bóng đi.
  4. Khuỷu tay và tay không nâng cao và đưa về phía trước để trợ giúp giữ thăng bằng và tăng đà lao về phía trước mà lại giữ buông xuống sát sườn.
  5. Đầu và cổ ngữa về sau quá nhiều gây khó khăn cho việc quan sát bóng.di chuyển đưa đầu tới đón bóng và đánh đầu.
  6. Chân không cong khuỵu xuống do cầu thủ cố vươn người để đón bóng.
  7. Cầu thủ đợi bóng va vào đầu mình chứ không di chuyển đưa đầu tới đón bóng và đánh đầu.

Tiếp xúc bóng đánh đầu sai:

  1. Mắt không nhìn vào bóng.
  2. Cơ cổ không được khống chế chắc chắn khi chạm bóng.
  3. Khi tiếp xúc bóng thường nhắm mắt.
  4. Lúc chạm bóng không vươn đầu đón bóng.
  5. Phán đoán sai thời cơ và vị trí tiếp xúc bóng không đúng.
  6. Không có động tác uốn cong người trước khi bật trở lại để đánh đầu vào bóng.
  7. Cúi đầu ngay trước khi chạm bóng làm bóng đập vào đỉnh đầu, nguyên do là cầu thủ sợ bóng đập vào mặt.
  8. Không ngã người về phía sau khi bóng bay tới.

Kết thúc đánh đầu sai:

  1. Không chuẩn bị cho tư thế giữ thăng bằng để thực hiện hành động tiếp theo.
  2. Thân người không gập về phía trước mà chỉ gập ở khớp cổ, ảnh hưởng quá trình truyền lực và dễ chấn thương.

Thể lực:

  1. Cơ tứ đầu đùi yếu không đủ sức phát lực để đá bóng đi xa.
  2. Nhóm cơ đùi sau yếu dẫn đến ảnh hưởng quá trình vung chân lăng tạo lực trong lúc đá bóng.
  3. Cổ chân yếu, rất dễ gặp chấn thương trong quá trình tiếp lúc bóng.
  4. Cơ lưng bụng yếu, dẫn đến khả năng gập thân trong kỹ thuật đánh đầu không nhịp điệu. Ngoài ra, khẳ năng khống chế cơ thể trên không kém, không tạo được độ dừng trên không khi đánh đầu.
  5. Tính linh hoạt trong thực hiện động tác không cao dễ dẩn đến đường bóng đi thiếu chính xác.

Hiễu về kỹ thuật động tác:

  1. Do chưa hiễu về rõ về kỹ thuật nên dẫn đến tư duy và tưởng tượng sai trong khi tập luyện.
  2. Do tiếp thu động tác trước sai làm cản trở việc tiếp thu động tác sau này
  3. Do cảm giác cơ bắp sai thường có hiện tượng: tự mình làm động tác kỹ thuật sai mà cứ cho là mình làm đúng.

Trang thiết bị tập luyện:

  1. Do dụng cụ tập luyện luyện thiếu, chất lượng lại kém

Trên đây là những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đá bóng và đánh đầu, Quý Thầy Cô, Quý PH lưu ý đề khắc phục cho các bé, người mới học kỹ thuật đá bóng.

CÁC LỚP HỌC BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM, NGƯỜI LỚN Ở TPHCM

LH: TÀI LIỆU, SÁCH, VIDEO, HLV, TRỌNG TÀI, TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU, CÁC LỚP HỌC BÓNG ĐÁ CHO TRẺ EM, NGƯỜI LỚN Ở TPHCM: 0902002728 – 0948737666

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •