Kỹ thuật tranh cướp bóng trong thi đấu bóng đá

Các kỹ thuật tranh cướp bóng trong thi đấu bóng đá

Với sự tiến bộ vượt bậc của các đội tuyển bóng đá Futsal, football Quốc Gia Việt Nam, có rất nhiều yếu tố để tạo nên thành tích đó là kỹ thuật của cầu thủ ngày một hoàn thiện hơn. Đặc biệt kỹ thuật tranh cướp bóng trước mặt, tranh cướp bóng hai bên, tranh cướp bóng sau lưng của chúng ta rất tốt tạo nên khả năng phòng ngự tuyệt vời trước các đội bóng mạnh. Qua bài viết Trung tâm cho thuê HLV, thầy cô giáo bóng đá Nam Việt muốn giới thiệu các kỹ thuật tranh cướp bóng trong thi đấu bóng đá để mọi người tham khảo.

CHI TIẾT CÁC KỸ THUẬT TRANH CƯỚP BÓNGTranh-cướp-bóngTải xuống

1 Tầm quan trọng của kỹ thuật tranh cướp bóng trong thi đấu bóng đá hiện đại

Tranh cướp bóng chỉ những động tác của cầu thủ dùng bát cứ bộ phận cơ thể nào mà luật bóng đá cho phép để cướp lại bóng, hay phá bóng trong tầm khống chế của đối phương hoặc giành bóng về phía mình. Từ ý nghĩa trên, kỹ thuật tranh cướp bóng bao gồm hai nọ dung:

  • Tranh cướp bóng trong tầm khống chế của đối phương. Nội dung này mang ý nghĩa tích cực, cầu thủ giành lại bóng để tổ chức tấn công.
  • Phá bóng bằng chân, đầu…. trong khi bóng thuộc tầm khống chế của đối phương hoặc đang ở tình trạng tranh chấp nhưng không có lợi cho cầu thủ phòng ngự. Nội dung này thể hiện tính tiêu cực vì đối phương lại có thể được bóng (bóng ra biên…) tiép tục tấn công. Biện pháp này chỉ được thực hiện khi không có cách nào khác để giành lại bóng. Theo sự phát triển của môn bóng đá, kỹ thuật tranh cướp bóng trở nên quan trọng, kỹ thuật tấn công càng linh hoạt và mở rộng thì kỹ thuật tranh cướp bóng (phòng thủ) phải không ngừng được nâng cao, bảo đảm sự phòng thủ vững chắc.

Cầu thủ phải căn cứ vào tình thế và động tác của đối phương để quyết định biện pháp tranh cướp bóng hợp lý nhất. Từ đó nảy ra vấn đề: tranh bóng thuộc phạm vi kỹ thuật hay phạm vi chiến thuật.

  • Phương pháp tranh cướp và quá trình thực hiện phương pháp đó thuộc về kỹ thuật.
  • Thời cơ tranh cướp và quá trình thực hiện phương pháp tranh cướp thuộc về chiến thuật.

Hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau nhưng những yếu tố thuộc về kỹ thuật trong tranh cướp bóng nhiều hơn và là vấn đề cơ sở tranh cướp. Bởi thế, tranh cướp bóng thuộc một loại kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá.

Nắm vững kỹ thuật tranh cướp bóng là điều quan trọng đối với toàn đội và cá nhân. Yêu cầu của môn bóng đá hiện đại là tấn công toàn diện, phòng thủ toàn diện nên không thể cho rằng chỉ có hậu vệ mới cần thiết tranh cướp bóng mà ngay cả tiền đạo tấn công lúc mất bóng cũng phải chuyển sang phòng thủ. Khi đó, tiền đạo phải kèm đối phương, cướp lại bóng để tổ chức tấn công hoặc cản đường làm đối phương không chuyền bóng được chính xác. Đó chính là quan niệm phòng thủ tích cực của bóng đá ngày nay.

2. Những yêu cầu đối với kỹ thuật tranh cướp bóng
  • Phán đoán thời cơ một cách chính xác, hành động dũng cảm, chọn vị trí hợp lý: vì thời cơ và vị trí tranh cướp bóng không thể lường trước được, tình huống luôn thay đổi, do đó yêu cầu cầu thủ phải căn cứ vào tình hình cụ thể để có sự phán đoán chính xác,  hành động quả đoán. Có như vậy mới đạt được kết quả tốt.
  • Trong lúc quan sát còn phải quan sát tình hình trên sân để khi được bóng thì có thể xử lý nhanh và kịp thời.
  • Trong điều kiện luật cho phép, có thể dùng thân trên va chạm với đối phương một cách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho động tác cướp bóng.
  • Động tác phải linh hoạt, không khéo, tránh bị ngã và bị thương.
3. Phương pháp và nội dung tranh cướp bóng

Có nhiều kiểu tranh cướp bóng, nhưng căn cứ vào vị trí của cầu thủ tranh cướp và đối phương có bóng mà người ta có thể phân làm 3 loại:

  • Kỹ thuật Tranh cướp trước mặt.
  • Kỹ thuật Tranh cướp sau lưng.
  • Kỹ thuật Tranh cướp bên cạnh.

Động tác tranh cướp bóng trước mặt được dùng nhiều nhát vì đó là tình thế phổ biến xảy ra ki đối phương có bóng muốn tấn công đội phòng thủ. Động tác tranh cướp sau lưng đựơc cầu thủ sử dụng bằng kiểu xoạc chân phá bóng khi đối phương có bóng ở phía ttrước.

Động tác tranh cướp bóng bên cạnh được cầu thủ sử dụng khi hai người chạy song song, cầu thủ cướp bóng dùng vai va chạm để chiếm lợi thế, đoạt lại bóng của đối phương.

3.1. Kỹ thuật tranh cướp trước mặt

kỹ thuật tranh cướp bóng trước mặt

Khi đối phương đang khống chế bóng, không nên vội vã xô vào, cần thận trọng tiến tới gần đối phương cản hướng tấn công về hướng cầu môn đội mình. Hành động này làm đối phương phải giảm tốc độ và cầu thủ phòng thủ có khả năng chọn thời cơ thuận lợi để tranh bóng.

Video kỹ thuật tranh cướp trước mặt

Khi đối phương vừa dùng chân chạm bóng thì cầu thủ tiến hành tranh cướp. Lúc đó, bóng rời xa, không chịu sự điều khiển của đối phương nên làm  động tác tranh bóng sẽ lợi. Động tác cản đường bóng cần dứt khoát. Chân cứơp bóng bước mạnh và nhanh chắn đường bóng lăn; đồng thời chân sau đạp thật mạnh, bất ngờ, trọng tâm cơ thể dồn về trước đè lên chân cướp bóng làm cho thế đứng vững vàng, chắc chắn. Vị trí tiếp xúc bóng có thể bằng bất cứ bộ phận nào của chân, nhưng thường là lòng bàn chân. Đồng thời với động tác chặn bóng nên kết hợp va chạm hợp lý vào đối phương để đối phương mất thăng bằng tạo ưu thế cướp bóng.

Hiệu quả của động tác và tính an toàn phụ thuộc vào hàng động dứt khoát của cầu thủ, biết chọn thời cơ và không được thả lỏng cổ chân, đầu gối của chân tranh bóng. (hình 42).

3.2. Kỹ thuật Tranh cướp sau lưng:

Kiểu tranh bóng này kỹ thuật khó và thường sử dụng khi không còn biện pháp nào khác.

Kỹ thuật tranh cướp bóng sau lưng
  • Thí dụ: đối phương đã dẫn bóng qua hoặc bóng ở xa không thể dùng thân người để va chạm được, lúc đó chỉ còn cách dùng động tác xoạc chân phá bóng khỏi tầm khống chế của đối phương.

Động tác phá bóng hợp lệ là chân xoạc chạm bóng. Nếu chân chạm bóng sau đó va chạm đối phương mà không thể tráng được thì không phạm lỗi. Nếu tranh cứơp bóng mà không chạm bóng mà chạm đối phương thì phạm lỗi.

Khi làm động tác phá bóng, nếu cầu thủ ở phía sau, bên phải đối phương có bóng thì dùng chân phải xoạc phá bóng, ở chân trái thì dùng chân trái (đôi khi có cầu thủ lại dùng chân đói diện để phá bóng, nhưng lúc này không còn là động tác xoạc đẩy nữa mà là lao người quạt chân phá bóng).

Thời cơ xoạc bóng là lúc đối phương đẩy bóng ra xa người và cầu thủ phá bóng lượng sức mình có thể dấn người xoạc chân tới bóng. Cầu thủ đạp mạnh chân, xoạc chân gần đối phương lướt mặt đất theo hướng bóng lăn.

Về vị trí tiếp xúc giữa chân và bóng có 2 cách:

  • Khi xoạc bóng, mép ngoài bàn chân trượt trên mặt đất, dùng gan bàn chân đẩy bóng đi.
  • Khi xoạc bóng, đầu gối hơi co, khi chân sắp chạm bóng, cầu thủ lăng cẳng chân ra ngoài, dùng má noài bàn chân hất bóng sang bên cạnh. Sau khi phá được bóng, lần lựot cẳng, chân, đùi, mông và cánh tay chạm đất. Động tác này phải nhịp nhàng để tránh bị chấn thương.

     KỸ THUẬT TRANH CƯỚP BÓNG BÊN CẠNH

kỹ thuật tranh cướp bóng bên cạnh

Phương pháp này có nhiều nhưng thường dùng là kiểu lấy thân va chạm hợp lệ làm đối phương mất thăng bằng và mất khử năng khống chế của bóng để cầu thủ có thể có điều kiện thuận lợi cướp lại bóng

Khi hai cầu thủ chạy song song, cầu thủ cướp bóng chờ thời cơ thuận lợi để hích vai: lauc chân đối phương phía cầu thủ cướp bóng rời mặt đất thì  tiến hành hích vai. Hích lúc đó đối phương dễ mất thăng bằng vì khi lực hích lực đẩy ngang làm trọng tâm của đối phương lệch qua điểm chống (chân phía xa). Như thế để trở lại thăng bằng, chân vữa nhấc lên lại phải bước chéo về phía xa và vài bước sau phải tiếp tục điều chỉnh mới trở lại thăng bằng ổn định. Lúc dó, cầu thủ cướp bóng dễ dàng lấy lại bóng (hình 43).

kỹ thuật tranh cướp bóng 2 bên

Vị trí tiếp xúc: cầu thủ dùng một bên thân từ vai trở xuống để hích đối phương, tay (phái hích vai)  ép sát vào thân, không được giơ ra hích hay đẩy đối phương.

Trên đây là bài viết về các kỹ thuật tranh cướp bóng, qua bài biết trung tâm cho thuê hlv bóng đá nam việt muốn giới thiệu cho mọi người tham khảo.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •