Phương pháp trò chơi dạy bóng đá là như thế nào?
Những yêu cầu khi thực hiện phương pháp trò chơi để dạy học vận động cho trẻ em học sinh
I. Ý nghĩa giáo dục của các trò chơi đối với trẻ em.
Tất cả các trò chơi khi được tổ chức đúng đắn thì sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Chúng tác động đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng sáng tạo, hình thành ý chí và tính cách, dạy cho các em hoạt động tập thể, tạo điều kiện thống nhất những nổ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, giáo dục cảm giác hửu nghị và đồng chí. Các trò chơi giúp các em “nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng và cảm giác của mình; suy nghĩ rõ hơn, cảm xúc. N.C.Crupxcai”.
Các trò chơi kích thích các em biểu hiện tính sáng kiến và tính độc lập. A.X. Macarenco viết: “ Trò chơi không cần nổ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi ”. Nếu trẻ em chơi mà lại “ trở thành thụ động”, Toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó sẽ hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quyen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ em quen với những nổ lực thể chất và tâm lý là những cái cần thiết cho lao động như một điều kiện chủ yếu của cuộc sống của một con người trưởng thành, trò chơi phải giáo dục cho trẻ em các phẩm chất của người lao động và người công dân tương lai.
Xem thêm tác dụng của trò chơi…
II. Dạy học vận động bằng Phương pháp trò chơi
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
1. Định nghía phương pháp trò chơi:
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp người giáo viên, HLV thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
2. Ưu nhược điểm của phương pháp trò chơi:
+Ưu điểm:
-Điểm nổi bật của phương pháp trò chơi là tính đua tranh. Do đó, có tác dụng mạnh nâng cao hứng thú, tính tích cực và tinh thần phấn đấu vươn lên của VĐV trong điều kiện đua tranh luôn biến đổi, có thắng thua, hơn kém. Trong phạm vi quy tắc, luật cho phép, còn cần và có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo và mưu trí, tùy cơ ứng biến. Qua đó giáo dục cho các em học sinh năng lực phán đoán, độc lập suy nghĩ.
-Phương pháp này có thể sử dụng rộng rãi với các VĐV có trình độ khác nhau, vào mọi thời kỳ và giai đoạn dạy học. Đặc biệt với các em học sinh nhỏ thì hiệu quả càng cao.
-Trò chơi có nhiều học sinh tham gia, tao cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập, hợp tác cho HS.
-Trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học.
-Giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lý thuyết mới.
+Nhược điểm:
-Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống
-Học sinh dễ sa đà vào trò chơi, ít chú ý đến tính năng học tập của trò chơi.
3. Những chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi để dạy học
-Cần căn cứ vào nhu cầu huấn luyện, giảng dạy chuyên môn, mà có chủ định, mục đích rõ ràng khi tìm chọn nội dung, hình thức trò chơi và thi đấu cũng như yêu cầu, quy tắc của nó mới mong được hiệu quả tốt.
-Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục đích của bài học hoặc một phần của chương trình.
-Hình thức chơi đa dạng, giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
-Nên chú trọng đến công tác tổ chức, chia đều 2 bên, ngang tài ngang sức là tốt nhất.
-Luật chơi đơn giản, để HS dễ nhớ, dễ thực hiện, cần đưa ra các yêu cầu có nhiều học sinh tham gia chơi, để tăng cường kỹ năng học tập.
-Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dẽ chuẩn bị.
-Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
-Trong quá trình chơi, HLV, giáo viên nên chú ý phát huy sở trường của từng VĐV và toàn đội, tôn trọng luật chơi, kịp thời uốn nắn những biệu hiện sai trái cũng như ghi nhận, biểu dương những biểu hiện tốt một cách vô tư, công bằng.
-Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học mới mọt cách có hiệu quả.
4. Cách biên soạn một trò chơi.
-Tên trò chơi:
\-Mục đích của trò chơi.
-Đối tượng chơi
-Cách thức chơi
-Luật lệ chơi
-Số lượng người tham gia
-Sân bải, trang thiết bị dụng cụ
-Thời gian chơi
-Thắng thua
-Diễn tiến của trò chơi
5. Các mức độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học:
• Mức độ 1 – sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho sinh viên trước khi học tập.
• Mức độ 2 – sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Ví dụ: Giáo viên dạy ngoại ngữ chia lớp thành 2 dãy tham gia trò chơi “đố vui để học” bằng cách yêu cầu SV một dãy lần lượt nêu danh từ số ít để SV dãy còn lại biến đổi sang danh từ số nhiều.
• Mức độ 3 – sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức chơi để người học trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó người học tự khám phá nội dung học tập (xem mục 5 – giới thiệu trò chơi). Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trò chơi là trò chơi khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức với những đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây.
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp.
6. Phân biệt ba loại trò chơi trong dạy học
Loại trò chơi | Khởi động | Kích thích học tập | Khám phá tri thức |
Mục tiêu | Tạo hưng phấn trước khi học | Kích thích tích cực học tập | Khám phá tri thức |
Tác dụng | Thư giãn, kích hoạt tâm thế học tập | Học hào hứng, sôi động | Trải nghiệm, tạo tình huống có vấn đề |
Đặc điểm | Chơi ra chơi, học ra học | Thao tác chơi là hình thức học tập | Thao tác chơi là nội dung học tập |
Yêu cầu | Trò chơi đa dạng | Sử dụng kĩ thuật, công nghệ | Sáng tạo |
Trong 3 loại trò chơi nêu trên, trò chơi khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học trong việc khám phá tri thức. Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức về thực chất là thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động nhận thức học tập của sinh viên.
7. Các bước thực hiện phương pháp trò chơi:
+Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.
-Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
-Mục đích của trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? Mình sẽ tìm thấy kiến thức gì thông qua trò chơi? từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong khi chơi.
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi.
-Các dụng cụ để chơi
-Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi, hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
-Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi.
+Bước 3: Thực hiện trò chơi (dự kiến số lượng người tham gia, chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi).
-Khi các em đã hiểu cách chơi, các em sẽ tham gia chơi tích cực, ở bước này các em là người quyết định cho kết quả trò chơi, do vậy các em vẫn làm việc tích cực.
-Giáo viên phải khéo léo điều khiển, khống chế, điều chỉnh, nhắc nhở các em để các em hoàn thành nhiệm vụ cuộc chơi.
+Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi:
-Giáo viên, hlv hoặc trọng tài là em học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của đội để rút ra kinh nghiệm.
Tác dụng:
*Học sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của HS trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng được phát triển.
*Trò chơi học tập còn làm thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Đặc biệt qua trò chơi học tập HS học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn, HS được củng cố và hế thống hóa kiến thức. Trò chơi sẽ giúp HS biết cách nhìn nhận, phân tích, so sách khái quát kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Thông qua trò chơi sẽ giúp HS có ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó, vì thế mà HS nắm bắt bài nhanh.
*HS sẽ khắc sâu kiến thức, kỹ xảo một cách vững chắc. Đây là cơ sở để giúp học sinh dễ dàng phát hiện ra kiến thức và ghi nhớ kiến thức của bài học.
*Phương pháp trò chơi giúp HS học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri thức mới của bài học.
Phương pháp trò chơi dạy bóng đá là như thế nào?