Các nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy bóng đá cho trẻ em

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy bóng đá cho trẻ em

Dạy học bóng đá nói riêng và dạy học các môn thể dục thể thao đều cần tuân thủ tuyệt đối 5 nguyên tác dưới đấy. Hiện nay có rất nhiều trung tâm, clb lớp học về các môn thể dục thể thao như: CLB bóng đá Nam Việt, CLB bóng bàn, lớp học thể dục, lớp học cờ vua, Trung tâm huấn luyện bóng đá học đường, lớp dạy học võ, tập luyện điền đinh, yoga, thể hình, gym, việt giã, bóng chuyền…. có rất nhiều loại hình đào tạo, huấn luyện, dạy học các môn thể thao, nhưng hầu như không tuân thủ các nguyên tắc khi dạy các môn thể thao. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho người tập và không nâng cao được kỹ năng chuyên môn cho người tập.

Trong khuôn khổ của bài viết Trung tâm dạy bóng đá cho trẻ em, người lớn Nam Việt chúng tôi nêu các nguyên tắc khi dạy môn bóng đá, và cách thực hiện, để mọi người tham khảo.

TIÊN HỌC LỄ PHÉP – HẬU HỌC VĂN HÓA

1. Các nguyên tắc giảng dạy

1.1 Nguyên tắc tự giác tích cực

Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành ý thức tự giác và hiểu rõ mục đích của việc tập luyện làm cho người tập tham gia một cách tự giác tích cực vào quá trình học tập và biết tự kiểm tra đánh giá những hoạt động và kết quả tập luyện.

Để đảm bảo tính tự giác tích cực trong tập luyện phải thực hiện các yêu cầu sau:

– Giải thích mục đích ý nghĩa của mỗi bài tập và phương thức thực hiện bài tập đó.

– Tự tìm ra những nguyên nhân thành công và sai lầm (học tập có suy nghĩ).

– Nhận xét và đánh giá khách quan các thành tích đạt được.

– Giao cho các bài tập để tự tập luyện.

Phải tạo được hương phấn trong các buổi học (Cả thầy và trò đều phải tuân thủ nguyên tắc này).
1.2  Nguyên tắc hệ thống và liên tục

Thực hiện nguyên tắc hệ thống trong giảng dạy tức là tuân thủ trình tự hợp lý trong nội dung giảng dạy, trong việc áp dụng các phương tiện, phương pháp giáo dục thể chất trong khi tổ chức và tiến hành học tập. Để đảm bảo nguyên tắc hệ thống phải thực hiện các quy tắc sau:

– Phải lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình tập luyện, xác định trình tự cho các buổi tập và nội dung tập luyện.

– Thường xuyên đánh giá kết quả quá trình tập luyện.

– Đảm bảo tập luyện thường xuyên liên tục tránh nghỉ tập không có lý do

– Xác định trình tự bài tập và nội dung trong buổi tập đúng đắn.

– Đi đôi với việc lặp lại bài tập cần đa dạng hoá các phương tiện tác động (bài tập, phương pháp, điều kiện ngoại cảnh).

Phải có hệ thông bài tập theo tiến trình, chương trình dạy cho phù hợp với đối tượng
1.3 Nguyên tắc trực quan.

Các cơ quan thụ cảm (thính giác, thị giác…) có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu động tác… Thông qua các cơ quan này người học hình thành được trong tư duy hình ảnh của động tác. Trong mỗi giai đoạn tập luyện trực quan có vai trò khác nhau. Để đảm bảo nguyên tắc trực quan cần phải tuân thủ các quy tắc sau :

– Xác định nội dung, nhiệm vụ học tập cần phải được giải quyết bằng phương tiện trực quan.

– Thông qua các giác quan tạo cho người tập khái niệm được toàn bộ động tác.

– Sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan.

– Sử dụng phương tiện trực quan theo trình độ và lứa tuổi. Trình độ và lứa tuổi càng thấp càng nên áp dụng rộng rãi phương tiện trực quan.

Phải đảm bảo nguyên tắc trực quan gián tiếp và trực quan trực tiếp.
1.4 Nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp thu, vừa sức.

Nguyên tắc này đòi hỏi sự lựa chọn và bố trí các bài tập hợp lý theo độ khó và chú ý đến lứa tuổi, giới tính và đặc điểm cá nhân của người học. Nguyên tắc này được thể hiện ở tất cả các thành phần của quá trình giảng dạy: làm mẫu, giải thích, sử dụng tài liệu, lượng vận động.v.v… Nguyên tắc vừa sức đòi hỏi tuân thủ các quy tắc sau:

– Thực hiện đúng chương trình tập luyện và các tiêu chuẩn về phương tiện.

– Chú ý đến lứa tuổi và đặc điểm cá nhân.

– Tuân thủ các quy tắc “từ biết đến chưa biết”, “từ dễ đến khó”, ‘từ đơn giản đến phức tạp”.

Đảm bảo nguyên tắc dễ hiễu dễ tiếp thu vừa sức
1.5 Nguyên tắc bền vững.

Nguyên tắc bền vững là bảo đảm duy trì các kỹ năng và khả năng làm việc thu được trong quá trình lâu dài hoặc thay đổi trong sự hạn định trước để khi chuyển động tác thì động tác cũ không bị phá vỡ. Thực hiện nguyên tắc bền vững phải tuân thủ các quy tắc sau :

– Không nên vội chuyển sang động tác mới.

– Không nên làm tăng độ khó bài tập bằng các động tác mới.

   – Đưa vào buổi tập những bài tập hoặc những yếu tố đã nắm vững từ trước kết hợp với các yếu tố mới hoặc các dạng mới.

– Nâng cao dần cường độ và khối lượng bài tập.

– Đánh giá người học một cách khách quan và theo định kỳ như : thi đẳng cấp, thi đấu v.v…

– Nghỉ ngơi hợp lý giữa các bài tập.

Các nguyên tắc giảng dạy trên được phân định chỉ có ý nghĩa tương đối. Các nguyên tắc giảng dạy có sự liên quan chặt chẽ với nhau bởi vì trong quá trình giảng dạy sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt được hiệu quả trong giảng dạy phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy và kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc này trong một thể thống nhất.

TRÊN ĐÂY LÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DẠY CÁC MÔN THỂ DỤC THỂ THAO, RIÊNG ĐỐI VƠI DẠY THỂ DỤC THỂ THAO CHO TRẺ EM CẦN TUÂN THỦ THÊM 3 NGUYÊN TẮC MANG TÍNH SƯ PHẠM SAU:

KHI DẠY THỂ THAO CHO TRẺ NHỎ

– Các em ở lứa tuổi này sự chú ý là không tập trung, tư duy là không logic nên làm sai là việc đương nhiên, đặc biệt niềm tin của các em còn mong manh vì thế ngoài các nguyên tắc chuyên môn cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 nguyên tắc sư phạm sau:

+ Không nóng vội.

+ Cho phép sai lầm.

+ Và không hướng tới sự hoàn thiện và hoàn mỹ.
– Đặc biết các em ở độ tuổi này không phải là đối tượng chịu sức ép của việc huấn luyện kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và thi đấu dành thành tích. Đây la giai đoạn tập luyện chủ yếu dưới hình thức vui chơi (huấn luyện và chơi phải vui), các cuộc thi đấu nên tổ chưc thoải mái và trên sân bóng nhỏ, sân bóng nhỏ đơn thuần là để các em tiếp xúc nhiều với bóng hơn, khoảng cách giữa 2 cầu môn không lớn và tất cả các cầu thủ đều có thể bảo vệ khung thành và tấn công ghi bàn. Bằng cách này các em hoàn toàn được tự do và rất vui thích trong cuộc chơi.
– Cần phải hiểu rằng không nên áp đặt các em ở lứa tuổi non trẻ này phải học các yếu tố kỹ thuật lặp đi lặp lại, vì ở các em khả năng tập trung bị hạn chế và rất dể bị đảng trí. Ở lứa tuổi này, các em nên được động viên khuyến khích chơi bóng thoải mái mà không bị sức ép tâm lý của việc phải cố giành thắng lợi hoặc nhanh chóng đạt được thành công ngay và hãy nhớ rằng việc các em đi tới sân là đã học.

Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học

Các nguyên tắc dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau, nội dung của từng nguyên tắc đan kết với nhau hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo thực hiện quá trình dạy học đạt được hiệu quả, chẳng hạn khi thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học không thể không chú ý tới nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành; nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học; nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trong điều kiện dạy học tập thể; nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học; nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học.

Nếu xét các nguyên tắc dạy học khác thì cũng như vậy, trong quá trình dạy học, với nội dung và những điều kiện dạy học nhất định, có thể coi trọng một nguyên tắc dạy học nào đó, điều đó không có nghĩa là coi nhẹ những nguyên tắc khác mà cần phải kết hợp các nguyên tắc thành một thể hoàn chỉnh thì mới đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên tắc dạy học, các bạn có thể đọc tham khảo để khi nào muốn đi dạy học. Chúc các bạn thành công!

Trên đây là bài viết các nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy bóng đá nói riêng và dạy thể thao nói chung. Các Thầy cô giáo dục thể chất, HLV thể thao cần tuyệt đối tuân thủ, để đảm bảo an toàn cho người học, đồng thời là cách nâng cao thành tích cho người tập.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •