Cách xác định khối lượng tập luyện Nặng – Nhẹ – Trung Bình cho cầu thủ bóng đá
9 Tháng Bảy, 2021 admin Cho thuê HLV 0
Cách xác định khối lượng tập luyện Nặng – Nhẹ – Trung Bình cho cầu thủ bóng đá
Trong công tác huấn luyện bóng đá việc đánh giá buổi tập luyện nặng – nhẹ – yếu của một buổi tập là vô cùng quan trọng, để giúp cầu thủ luôn đạt được trạng thái sung sức thể thao và thi đấu trở thành một ngôi sao bóng đá.
Đối với đào tạo huấn luyện VĐV bóng đá trẻ thì hết sức quan trọng, tập nặng quá thì bé bị còi cọc, tập nhẹ quá thì không phát triển, chỉ có tập đúng khối lượng cháu mới phát triển.
I. CÁCH ĐÁNH GIÁ BUỔI TẬP NẶNG – NHẸ – TRUNG BÌNH CỦA MỘT BUỔI TẬP DỰA TRÊN MẠCH ĐẬP CHO VĐV BÓNG ĐÁ
A.Xác định mạch đập ngay sau khi thực hiện bài tập.
-Bắt mạch trong 10 giây x 6 ta được mạch đập của bài tập.
B. Xác định tổng mạch đập của buổi tập.
-Tổng mạch đập của buổi tập = Mạch đập x thời gian thực hiện bài tập
Vidu: Cầu thủ tực hiện bài tập A 40 phút với mạch đập 130 lần/phút và bài tập B là 25 phút với mạch đập là 150 lần/phút, bài tập C trong 10 phút với mạch đập là 185 lần/ phút.
Tổng mạch đập của buổi tập = 130×40 + 150×25 + 185×10 = 10.800 (lần)
C. Đối chiếu bảng khối lượng dựa trên chỉ số mạch đập của cầu thủ để biết buổi tập nặng – nhẹ – trung bình.
Đặc tính khối lượng | Tổng số mạch đập (lần) | Khối lượng luyện tập |
Anaerobic (Yếm khí) | = 12.000 = 9.000 = 6.000 | Lớn Trung bình Nhỏ |
Hỗn hợp | = 15.000 = 12.000 = 7.000 | Lớn Trung bình Nhỏ |
Aerobic (Ưa khí) | = 22.500 = 15.000 = 12.000 | Lớn Trung bình Nhỏ |
KẾT LUẬN: Như vậy 10.800 (lần) đối chiếu với tổng mạch đập của buổi tập HỔN HỢP thì buổi tập trung bình nhẹ.
II. CÁCH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VẬN ĐỘNG TÂM LÝ, NẶNG – NHẸ – TRUNG BÌNH CHO VĐV BÓNG ĐÁ
Cách đánh giá bằng lượng vận độngtâm lý thông qua thang điểm các bài tập:
A. Thang điểm của từng loại bài tập.
-Bài tập thi đấu của cac cầu thủ được tính từ 8 – 10 điểm.
-Bài tập kỹ thuật, chiến thuật trong sự phối hợp đồng đội có đối kháng 6 – 7 điểm.
-Bài tập dạng kỹ thuật trong sự phối hợp với đồng đội 4 – 5 điểm.
-Bài tập có sử dụng các dụng cụ bổ trợ 2 – 3 điểm
-Bài tập đơn giản không có các yếu tố trên 1 điểm.
B. Công thức tính lượng vận động tâm lý.
P = Thời gian bài tập x điểm của mỗi bài tập / chia cho tổng thời gian các bài tập
Vidu: Một buổi tập có các bài tập
-Bài tập 1: Chạy dẫn bóng vòng quanh sân (5 phút).
-Bài tập 2: Khởi động chung bằng các bài tập phát triển toàn diện (8 phút)
-Bài tập 3: Chơi bóng ném trên một khoảng sân giới hạn (6 phút)
-Bài tập 4: Chuyền bóng theo cặp hai người ở cự ly 10 -12 m (12 phút)
-Bài tập 5: Trò chơi vận động dẫn bóng tốc độ (3 phút)
-Bài tập 6: Sút cầu môn sau khi chạy đột biến lên nhận bóng từ biên vào (28 phút).
-Bài tập 7: Thi đấu nữa sân (không cầu môn) 11 phút
-Bài tập 8: Chạy đột biến và nhảy bật cao giả đánh đầu trong khi chạy theo tín hiệu (3 phút).
-Bài tập 9: Tự hoàn thiện kỹ thuật (chuyền và sút bóng vào tường…) 15 phút.
P = 5.1 + 8.1 + 9.6 + 8.4 + 3.4 + 28.5 + 11.7 + 3.1 + 15.5 / 5+8+9+8+3+28+11+3+15 = 406/90 = 4,5
ĐỐI CHIẾU:
Buổi tập | Điểm | Lượng vận động |
Tổng điểm/ thời gian | 1-3 điểm | Nhẹ |
Tổng điểm/ thời gian | 4-6 điểm | Trung bình |
Tổng điểm/ thời gian | 7-10 điểm | Nặng |
C. KẾT LUẬN: Đối chiếu 4,5 điểm với thang điểm ta thấy lượng vận động trung bình nhẹ.