Làm sao để học trò có kỹ năng bóng đá giỏi, có rất nhiều yêu cầu, trong phạm vi bài viết Trung tâm dạy năng khiếu bóng đá trẻ em Nam Việt xin giới thiệu cách thức để huấn luyện một cầu thủ bóng đá giỏi:
Thầy có giỏi trò mới hay – Muốn trò giỏi Thầy phải có phương pháp hay – Tài năng thể thao chỉ có 1% còn lại 99% là do tập luyện và tập luyện khoa học. Các yếu tố để huấn luyện ra một ngôi sao bóng đá như Vũ Quốc Hưng, Phạm Đức Hòa, Trần Minh Vương, Nguyễn Hải Anh. Trần Nguyễn Thùy Trang, Đoàn Văn Định, Khổng Đình Hùng, Trân Tuyên, Đoàn Minh Quang, Trịnh Nguyễn Thanh Hằng, Nguyễn Thành Đạt, Mai Văn Mãnh…VV, đầu tiên là:
1.Cách tổ chức:
-Ở đây yếu tố cốt lõi trong việc tổ chức các bài tập là phải rõ ràng và thực tế.
Điều quan trọng là các tình huống luyện tập phải được đơn giản hóa một cách phù hợp để các cầu thủ khi luyện tập có thể hiểu được mục tiêu và nhiệm vụ của họ trong bài tập đó. Một điều cũng không kém quan trọng nữa là bài tập phải có các cầu thủ phối hợp và đối kháng với nhau trong một tình huống sống động.
Vidu: Nếu một thủ môn còn yếu về kỹ năng xử lý những quả tạt bóng, thì việc tạo ra tình huống phức tạp trong khu vực đá phạt với số đông cầu thủ tấn công lẫn phòng ngự có thể là thực tế, điều đó lại không giúp được cho thủ môn để tạo ra nhiều lần tiếp xúc bóng có hiệu quả trong quá trình học tập mà tiếp xúc bóng mới là điều quan trọng đối với anh thủ môn.
Vậy những yếu tố nào là quan trọng, đảm bảo tính chất rõ ràng và thực tế trong cách tổ chức tập luyện?
a, Điều trước tiên là phải tính đến là cần phải sử dụng bao nhiêu cầu thủ trong bài tập để đảm bảo cho việc phân bố thực tế.
b, HLV phải quan phải thực sự quan tâm đến khu vực luyện tập trên sân, nơi các bài tập được tiến hành, vì điều này sẽ có quan hệ tới nhận thức của cầu thủ và trách nhiệm của HLV trên sân.
c, Phương thức giao bóng, phục vụ không chỉ là quan trọng mà còn là sự quyết định tối ưu đối với hiệu quả luyện tập.
d, Cách thức mở đầu cho một bài tập củng phải được tính đến.
đ, Tình trạng sức khỏe của BHL, VĐV, và những người phục vụ.
h, Việc tăng giảm độ khó của bài tập là tùy thuộc vào sự tính toán, dự định của HLV.
k, Cần phải làm cho tất cả các cầu thủ hiểu được mục đích của họ khi tập luyện.
l, Việc có đạt được mục đích tập luyện hay không chủ yếu là dựa vào khả năng của HLV, sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho buổi lên lớp.
2. Khả năng quan sát:
Ở đây đề cập tới đối với HLV phải theo dõi bài tập một cách tỷ mỷ chính xác để phát hiện ngay những lổi xẩy ra tức thời và các lỗi đã được lường trước. Đề làm được điều này cần phải thực hiện nghiêm ngặt những nguyên tắc sau:
a, Tiến hành bài tập sao cho đạt được tính hiện thực.
b, Chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất.
c, Tìm ra những nguyên nhân chủ yếu trong những lần các cầu thủ thực hiện sai, hỏng bài tập.
đ, Huấn luyện các cầu thủ chứ không phải huấn luyện trái bóng.
e, Sữa chữa nhưng lỗi sai phát hiện được, chứ không phải sữa chửa công việc mà họ đã chuẩn bị.
Việc thể hiện một bài tập sẽ cho phép HLV có cơ hội tốt nhất để có thể tiếp nhận được những vấn đề còn tồn tại ở các cầu thủ của mình.
3. Thị phạm và khuyến khích người tập:
Việc thị phạm trong huấn luyện kỹ thuật phải là sự trình diễn hoàn hảo động tác kỹ thuật mà người tập chưa nắm vững.
-HLV phải khuyến khích cầu thủ bằng cách
a, Phải nhiệt huyết và truyền được nhiệt huyết đó sang cầu thủ.
b, Phải tích cực điều khiển buổi tập một cách mạch lạc.
c, Phải thử thách cầu thủ theo yêu cầu thành tích một cách tốt hơn.
đ, Sử dụng giọng nói rõ ràng truyền cảm.
d, không coi nhẹ về mặt phong cách, diện mạo của người Thầy.
KẾT LUẬN: Một buổi lên lớp tốt là phải được chuẩn bị, có kế hoạch cụ thể đến từng chi tiết và phải có các trọng tâm huấn luyện chủ yếu giúp được các cầu thủ đạt được kết quả tốt, đồng thời HLV phải gây được cảm hứng cho người tập.