Tập bóng đá cho nữ đá bóng

Tập bóng đá cho nữ đá bóng

23 Tháng Năm, 2021 admin Tin tức 0

I.  KHÁI NIỆM VỀ BÓNG ĐÁ NỮ

Hoạt động của bóng đá nữ cũng giống như hoạt động bóng đá của phái nam, vốn đã tồn tại rất lâu đời và có một lịch sử rất đỗi tự hào đối với phái đẹp. Theo các tài liệu ghi lại còn lưu giữ được thì ở Trung Quốc, trước triều đại Đông Hán hai năm – Tức năm 123 trước công nguyên, người ta phát hiện trên vật liệu kiến trúc lăng tẩm trên một ngọn núi ở tỉnh Hà nam có vẽ phụ nữ đá bóng. Căn cứ sử liệu trên, vào thời Tống cũng thấy phụ nữ chơi bóng tương đối phổ biến. Đời Tống ở Trung Quốc những di chỉ còn lưu lại có hình phụ nữ đá bóng được thêu trên áo gối đầu và tranh vẽ trên chiếc gương soi mặt. Những di chỉ và hiện vật còn lưu lại đó chứng  minh hùng hồn rằng bóng đá nữ đã xuất hiện khá sớm trên thế giới. Đặc biệt là thời nhà Tống ở Trung Quốc, năm 123 trước công nguyên phụ nữ đã chơi bóng đá rồi.

Nhưng cũng như bóng đá nam, bóng đá nữ hiện đại được phát minh ở nước Anh. Từ thế kỷ XVI ở các sân bóng đá nước Anh đã xuất hiện phụ nữ Anh chơi bóng đá. Vào năm 1922 trận thi đấu bóng đá nữ quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Mỹ giữa đội Vương quốc Anh và đội bóng đá nữ Mỹ. Và thời đó đội tuyển bóng đá nữ Anh thi đấu với đội bóng đá nam nghiệp dư của Mỹ, thành tích ngang ngửa, khi thắng khi thua chứ không phải chỉ có thua các đội bóng đá nghiệp dư của Mỹ.

Cội nguồn,  lịch sử của môn bóng đá nữ còn dài, nhưng do đầu óc phong kiến của con người và cũng do những quy chế khắc nghiệt của sự phát triển khoa học ngăn cản, nên con đường phát triển thể thao nữ này còn gặp không ít khó khăn, cản trở; nên phong trào có lúc lên lúc xuống thất thường. Cuối cùng dẫn đến sự dao động, ngập ngừng, không ổn định, nên dừng hay tiếp tục phát triển. Mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX này môn bóng đá nữ mới lại sôi động lên trên phạm vi toàn thế giới.

Ngày nay để mắt nhìn ra thế giới, chúng ta thật kinh ngạc thấy rằng hoạt động của môn bóng đá nữ thật sự sôi nổi khắp năm châu bốn biển – Từ Châu Âu, Châu A, Châu Phi, Châu Nam Mỹ, Trung – Bắc Mỹ cho tới Châu Đại Dương. Thật sự ngạc nhiên khi đi sâu tìm hiểu thấy rằng sự tập  luyện của chị em theo một hệ thống huấn luyện ở tất cả các quốc  gia và sự giao lưu mang màu sắc quốc tế. Căn cứ những thông tin nhận được, hiện nay ở Mỹ có hơn hai triệu nữ thanh niên dưới 19 tuổi tham giam gia hoạt động môn thể thao này. Cộng hòa liên bang Đức có hơn 200.000 phụ nữ tham gia tập luyện và thi đấu môn bóng đá. Ở Italy môn bóng đá được tổ chức giải ở trình độ cao theo chế độ thi đấu hàng năm. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ này, ở nước Bỉ có hơn 50 đội bóng đá nữ và đã là thành viên của liên đoàn bóng đá nước này. Năm 1971 nước Mê-hi-cô tổ chức giải vô địch bóng đá nữ quốc tế quy  tụ hơn 10 quốc gia tham dự. Các trận bán kết và chung kết đã thu hút nhiều kháng giả đến xem.

Trong những năm gần đây, phong trào bóng đá nữ ở Trung Quốc  đã khởi sắc, làm mọi người phải chú ý. Vào những năm 1979, phong trào bóng đá nữ ở các  tỉnh Thiên Tân, Vân Nam, Liêu Ninh, lại phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong khoảng thời gian 10 năm thôi, nền bóng đá nữ trung quốc đã phổ cập đến các tỉnh thành, khu vực; rất nhiều nơi đã hình thành mạng lưới huấn luyện đan chéo chằng chịt ngang dọc với nhiều hình thức khác nhau. Từ năm  1996 trở lại đây, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trận thi đấu quốc tế và đội tuyển liên tiếp giành được những thành tích rất tốt. Mùa hè năm 1996 hai đội bóng đá nữ của Trung Quốc tham dự hai giải bóng đá nữ hữu nghị tại Italy, một đội của Trung Quốc đứng hạnh nhất giải, còn đội kia đứng hạng ba. Tháng 12 năm 1996, Hồng Kông đứng ra tổ chức giải cúp bóng đá nữ Châu Á lần thứ 6, đội bóng đá nữ Trung Quốc đạt thành tích xuất sắc là giành chức vô địch cúp Châu Á lần thứ 6. Năm 1999 đội bóng đá nữ Trung Quốc được mời tham gia giải vô địch bóng đá nữ thế giới tổ chức tại Italy. Kết quả đội Trung Quốc lại vô địch. Năm 1990 đội bóng đá nữ Trung Quốc lại giành chức vô địch bóng đá nữ của Á  vận hội tại Bắc Kinh.

Phong trào bóng đá nữ trên thế giới như trăm hoa đua nở, phát triển thật nhanh chóng. Giải vô địch bóng đá nữ của liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) được tổ chức tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Và tất nhiên đội bóng đá nữ Trung Quốc thắng đội bóng nữ Mỹ, giành giải vô địch bóng đá nữ đầu tiên của liên đoàn bóng đá thế giới. Qua đây có thể tiên đoán rằng tương lai của bóng đá nữ thật sáng lạng, vì nó nói lên rằng bóng đá nữ cũng như bóng đá nam có một vị trí xứng đáng trên toàn cầu. Bóng đá nữ của Trung Quốc nói riêng của các nước nói chung đã chuyển mình và trở thành đội bóng mạnh nhất của thế giới. Phần Châu Âu, các đội bóng đá mạnh phải kể đến đội NaUy, Thụy Điển, Tây Đức. Còn ở Việt Nam ta, hơn một thập niên về trước, bóng đá nữ đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng còn ở dạng làm thử, thăm dò nhưng nay được nhà nước cho phép thành lập đội bóng đá quốc gia nữ, đem chuông đi đánh nước người và thật may mắn chúng ta đã giành được thắng lợi mà chưa bao giờ mơ ước tới, vô địch cúp TIGER Đông Nam Á, thứ ba Sea games thứ 19 – Jacacta – Indonesia 1997.

II.ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ PHỤ NỮ VÀ HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ

1.  Cơ quan vận động

     Cơ bắp của nữa so với nam nhỏ hơn, trọng lượng của cơ chỉ chiếm 35% so với trọng lượng cơ thể, còn ở nam giới tỷ lệ này chiếm tới 90-90% trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tuyệt đối của cơ nữ chỉ chiếm tỷ lệ từ 60 – 90% so với nam giới.

     Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh tuyệt đối của cơ:

Cơ bắpTỷ lệ giữa nam  – nữKhả năng vận độngTỷ lệ giữa nam  -nữ
Cơ chi trên52 – 59Khả năng ném50- 70
Cơ chi dưới67Khả năng nhảy75- 95
Cơ co cánh tay trước49 – 53Sức bền vận động60- 90
Cơ ngón tay57 – 61Cự ly trung bình60 – 90
Cơ lưng co, giãn73 – 76Cự ly ngắn50 – 95

            Chính do đặc trưng này của phụ nữ nên khi chị em thực hiện những động tác yêu cầu các tố chất thể lực sức mạnh thì phái nữ tỏ ra yếu hẳn. Qua tình hình thi đấu bóng đá của chị em ngày nay ta thấy rằng , khi thực hiện các động tác không có bóng như : xuất phát đột ngột, dừng đột ngột, chuyển thân, thay đổi hướng di động,  góc độ chuyển thân… và thực hiện các kỹ thuật có bóng, như độ vững chắc của chân trụ khi đá bóng, động tác nhảy lên đánh đầu, động tác đá bóng, động tác khống chế bóng… ngoài ra còn tốc độ xố đẩy sức mạnh va chạm … Tất cả các động tác kỹ thuật trên phái nữ biểu hiện rõ nét là ” lực bất tòng tâm”. Chính vì vậy, căn cứ trên đặc điểm này của nữ tuyển thủ bóng đá, nên trong quá trình tuyển chọn cũng như trong huấn luyện cần đặc biệt chú ý tới tố chất thể lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho nữ VĐV bóng đá cần hết sức lưu ý đến tính toàn diện, không được phiến diện ở một mặt nào, như chỉ chú ý các chi dưới. Bởi vì do sức mạnh của các nhóm cơ vai, cơ chi dưới, cơ bụng, cơ mông rất yếu. Mà các nhóm cơ này có ảnh hưởng rất lớn đến động tác, bởi vì sức mạnh của chúng có liên quan mật thiết trong việc hoàn thiện các kỹ xảo vận động của môn bóng đá. Do đó trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho một số nhóm cơ yếu kém nêu trên phải được đặc biệt quan tâm.

     Sức mạnh bộc phát là một tố chất thể lực rất cần cho VĐV bóng đá, do đó trong quá trình huấn luyện tố chất sức mạnh VĐV bóng đá nữ phải luôn nhớ đặt mục tiêu nhằm phát triển sức mạnh mang tính chất bộc phát. Trong huấn luyện tố chất sức mạnh cho nữ VĐV bóng đá cần chú ý huấn luyện kết hợp giữa tố chất tốc độ và tố chất linh hoạt, bởi vì hai tố chất này có sự quan hệ mật thiết với lực bộc phát. Huấn luyện hai tố chất này cũng là đồng thời phát triển các tố chất thể lực khác một cách độc lập và việc làm đó cũng là cải thiện lực bộc phát.

     Hệ xương của nữ so với nam giới thì nhỏ hơn, mảnh hơn, trọng lượng xương của chị em chỉ bằng 90% của nam giới. Khả năng chịu đựng về áp lực, chống cong ( độ dẻo) và chống gẫy so với nam yếu hơn. Nhưng cột xương chậu và xương chậu thì dày hơn nam giới, nhưng các khớp xương rộng, dây chằng đều mảnh hơn nam giới nên phạm vi hoạt động của khớp rất rộng, độ đàn hồi dẻo dai tương đối tốt. Nắm bắt đặc điểm này, trong quá trình tập luyện kỹ- chiến thuật và nhất là thể lực – mà chủ yếu là các động tác nhảy, cần chú ý tính hợp lý các khâu của động tác, nhằm tránh những sai lầm có thể mắc phải khi rơi xuống đất; mà động tác rơi xuống đất không chính xác gây ra chấn thương. Ở phụ nữ có một ưu thế là độ dẻo  của lưng và bụng rất tốt, giúp cho họ thực hiện một cách hết sức hoàn hảo các động tác gập bụng hay ưỡn bụng. Tuy nhiên vẫn phải chú ý phát triển sức mạnh nhằm phát huy tính dẻo dai trời phú của giới nữ.

2.  Hệ tuần hoàn – Hô hấp

     Đối với hệ tim – mạch- lượng máu, lượng hồng cầu và hàm lượng hêmôglôbin của phái nữ đều thua nam giới. Trọng lượng, dung tích, lực co bóp của quả tim nữ đều nhỏ hơn nam giới. Chính do những đặc điểm này mà nhịp tim nhanh và lưu lượng máu lưu thông ít hơn nam.

Đối với hệ hô hấp – Phụ nữ chủ yếu thở bằng ngực là chính, nhịp thở tương đối nhanh, nhưng rất nông ( không thở sâu được) do đó thông khí phổi của nữ chỉ chiếm 70-90% so với nam giới. Ở nữ giới không những thông khí phổi nhỏ mà tổng khối lượng oxy thông qua phổi cũng ít. (h.22)

Sự khác biệt chức năng của máu – tim – phổi (h.22)

CHỈ TIÊUNỮNAM
MÁULượng máuChiếm 7% thể trọngChiếm 9% thể trọng
Hồng cầu3,9 – 4,2 triệu/mm34,5 – 5,5 triệu/mm3
Hêmôglôbin11 -14 g%12 – 15g%
TIMTrọng lượng quả tim250 g295 g
Dung lượng quả tim455 – 500ml600 -700ml
Nhịp đập quả tim70 – 90 lần/ phút60 – 70 lần/ phút
Lượng máu lưu thông một lần tim đập30 -50 ml50 -70 ml
PHỔINhịp thở19 -22 lần/ phút16 – 19 lần/ phút
Dung lượng phổi3,460 ml5020 ml
Lượng oxy hấp thụ2,500 – 3,500ml3.500 – 4000ml
Lượng oxy kg/phút30 – 40 ml/kg/phút45 – 59 ml/kg/phút

Chính do đặc điểm này của hệ thống tim phổi của phái nữ khiến họ yếu kém hơn phái nam ở tố chất sức bền tốc độ. Thực tế trong thi đấu bóng đá ta thường thấy đối với VĐV bóng đá nữ là số lần chạy tốc độ được lặp lại tốt hơn nam; dựa trên đặc điểm về chức năng tim phổi của phụ nữ, muốn nâng cao khả năng thi đấu, nhằm tăng cường tính quyết liệt của trận đấu, nhất thiết phải chú ý huấn luyện sức bền tốc độ.

Trong quá trình huấn luyện sức bền tốc độ cần lưu ý là phải kiên trì tiến dần dần, phải thực sự chịu khó chịu khổ, nghiêm khắc với bản thân thì mới có kết quả. Trong quá trình tập luyện khả năng chạy vói tốc độ cao cũng cần lưu ý: tư thế động tác và nhịp thở đều làm thế nào để có thể tiết kiệm năng lượng nhất, do đó chỉ có con đường là huấn luyện có hệ thống thì nhất định sức bền tốc độ của chị em hoàn toàn có thể nâng cao lên được.

3.  Lượng mỡ và thân nhiệt

     Lượng mỡ trong cơ thể phụ nữ tương đối nhiều. Tỷ lệ lượng mỡ của phụ nữ so với trọng lượng cơ thể giữa nam và nữ, thì nữ niều gấp hai lần nam giới. Mỡ có tác dụng tích lũy và cố định các cơ quan nội tạng và tồn trữ năng lượng; khi cần thiết thì lấy ra sử dụng. Thông qua thí nghiệm và qua thực tiễn, thấy rằng ở phụ nữ có một thế mạnh về khả năng tồn trữ một lượng mỡ nhiều làm nguồn năng lượng rất lớn. Chính vì lẽ đó mà trong hai giờ huấn luyện với cường độ trung bình và nhỏ thì sức chịu đựng của chị em hơn hẳn nam giới. Nhưng trong huấn luyện có cường độ kéo dài trong hai giờ, do mỡ rất khó chuyển hóa thành năng lượng vật chất vì vậy nó luôn luôn là gánh nặng trong tập luyện. Ngoài ra nếu tích trữ nhiều mỡ làm cho tính linh hoạt, tính nhanh nhẹn vốn có của cơ thể nữ bị ảnh hưởng và họ trở nên chậm chạp, nặng nề, xoay trở khó khăn. Căn cứ đặc điểm này, một mặt khi huấn luyện sức bền chạy với một cường độ nhất định và trong khoảng thời gian thích đáng; trong huấn luyện – nhất là chạy cự ly ngắn trong thi đấu, và các biện pháp khác làm sao giảm được lượng mỡ ( kể cả việc ăn uống có lựa chọn) làm cơ sở tốt nhất cho việc phát triển tố chất linh hoạt. Ngoài ra, lợi dụng tính ưu việt về sức bền về thời gian của phụ nữ, thông qua việc huấn luyện với thời gian kéo dài, phối hợp giữa kỹ thuậtcơ bản và chiến thuật cơ bản sẽ làm giảm trọng lượng mỡ trong cơ thể phụ nữ.

     Sự điều tiết thân nhiệt của phụ nữ so với nam giới có hiệu quả hơn. Trong huấn luyện hoặc thiđấu thân nhiệt tăng lên. Sự bài tiết mồ hôi là thủ đoạn có lợi trong việc giảm thân nhiệt. Ở nam, mồ hôi ra nhiều lãng phí tương đối lớn. Ở phụ nữ, việc ra mồ hôi và việc giảm thân nhiệt tỷ lệ thuận. Ngoài ra ở nữ có kích thích tố làm huyết quản nở rộng, do đặc điểm này trong hoạt động, số lượng mao quản nở rộng ở lớp da tương đối nhiều, thông qua lớp da sự tản nhiệt rất tốt có thể làm hạ nhiệt độ trong cơ thể phụ nữ.

4.  Chu kỳ kinh nguyệt

     Đặc điểm sinh lý lớn nhất khác biệt với nam giới của nữ là chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian ngắn hay dài của chu kỳ kinh nguyệt từng người, thông thường từ 20 -40 ngày được coi là bình thường, còn bình quân thì độ 29 ngày.

     Nhìn chung năng lực vận động của chị em trong thời kỳ kinh nguyệt có những giao động nhất định. Nói chung năng lực vận động giảm trong thời kỳ kinh nguyệt và sau đó dần dần tăng cao. Mức độ tăng tương đối cao ở cuối thời kỳ đầu và đầu thời kỳ sau, nó duy trì được một thời gian trước khi giảm xuống, rồi lại đến lần chu kỳ kinh nguyệt tới lại rơi vào tình trạng giảm sút năng lực hoạt động ( h.23).

     Chỉ tiêu năng lực vận động của nữ VĐV trong thời kỳ kinh nguyệt (h.23)

Thực nghiệm1- 2 ngày4 -5 ngày7–9 ngày11–12 ngày13-14 ngày16-17 ngày24-25 ngày29-30 ngày
Bật xa tại chỗ(cm)229232237243237246243232
Nhảy ba bước tại chỗ695700711719702720717711
Lực bóp tay (kg)3336394137424135
Chạy 30m (gy)3.723.363.513.443.623.413.433.49
Chạy 150m (gy)20.920.620.320.120.420.219.920.9

III. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ PHỤ NỮ VÀ HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ

1.  Tinh thần chiến đấu và tính dũng cảm háo thắng.

     Một trong những khác biệt về tâm lý giữa VĐV nữ và VĐV nam là mức độ khát khao chiến thắng trong sự tranh giành chiến thắng và sự dũng cảm ngoan cường trong việc giành chiến thắng thì phái nữ thua phái nam. Qua nghiên cứu một số vấn đề có liên qua thấy rằng: nam hay háo đấu ( ham chiến đấu) sự ham mê chiến đấu thường làm cho phái nam tìm kiếm sự kích động, sự tranh đấu, sự khiêu chiến trong thi đấu, còn nữ thì không như vậy. Sự khác biệt này chủ yếu có liên quan đến một chất kích thích tố ở phái nam. Còn trên phương diện dũng cảm, nữ thường biểu hiện sự mạo hiểm, trong thi đấu thường có xu hướng tranh giành quyết liệt thì thi đấu đếu cuối.

     Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi sự dũng cảm trong tập luyện và nhất là trong thi đấu. Trong thi đấu bóng đá dù tranh giành bóng, chạy truy đuổi ngã, xoạc bóng, tranh bóng trên không trung… đều cần đến sự dũng cảm. Trong tất cả hoàn cảnh như sân bãi khó khăn nào đi nữa cũng phải chấp nhận thi đấu, phải tranh giành quyết liệt mới có thể giành được quyền khống chế bóng và để cuối cùng giành được thắng lợi. Do đó đặc điểm tâm lý cần phải thông qua sự huấn luyện có thiết bị, tính đối kháng cao; các bài tập mang tính đối kháng để nhằm bồi dưỡng ý chí ham thắng và lòng dũng cảm.

     Bồi dưỡng tính háo thắng và sự dũng cảm cần chú ý coi trọng vấn đề này đừng để xảy ra chấn thương không cần thiết. Ngoài ra trong huấn luyện tăng độ khó dần dần và yêu cầu VĐV phải tự mình lo sức khỏe cho bản thân mình.

2.  Khả năng tư duy và tính sáng tạo

     Một nhà tâm lý học người Mỹ sau khi làm thực nghiệm đã chỉ ra rằng: ở nam giới khả năng cảm giác về không gian, khả năng phân tích tổng hợp, khả năng thúc đẩy tâm lý hơn giới nữ. Nhiều thực nghiệm có liên quan đến vấn đề này cũng chứng thực rằng ở phụ nữ hành vi của họ chịu chi phối bởi lời nói, thiếu tính quyết đoán, tính kiên quyết, dễ bị những cái mới lạ chi phối. Còn nam giới thì tư duy của họ mang tính thoáng rộng rãi, mang tính linh hoạt, tính sáng tạo nhiều hơn.

     Bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi rất cao về tính linh hoạt và tính sáng tạo. Trong trận đấu mỗi hành động chiến thuật chính xác được chọn lựa đều yêu cầu các VĐV trong sự tư duy của mình phải mang tính linh hoạt cao và phải tùy cơ ứng biến. Đây cũng là nền tảng của bóng đá hiện đại để không ngừng phấn đấu đi trên con đường nghệ thuật xứng đáng là môn nghệ thuật thứ tám của nhân loại.

     Nhưng thật đáng tiếc tính linh hoạt và sáng tạo của sự tư duy ở phái nữ lại rất yếu. Chính do yếu điểm này mà trong công tác huấn luyện cần lưu ý cổ vũ, động viên chị em lựa chọn hành động mang tính sáng tạo, quyết không phụ thuộc quá nhiều vào những quy định quá cứng nhắc, như là quy định một cách máy móc lối đá thế này hay thế kia, hoặc phải phối hợp thế này chứ không phải làm khác. Làm như vậy chẳng khác nào buộc chân buộc cẳng chị em lại. Mỗi khi chị em do nhận thức mà trình độ hiểu biết của mình có giới hạn nên thực hành sai động tác nào đó, thì huấn luyện viên cần giúp đỡ phân tích kỹ cho chị em biết nguyên nhân mắc sai lầm. Cùng với việc nâng cao năng lực hiểu biết về chiến thuật, phải đánh giá tính tích cực của tư duy mang tính năng động của VĐV, nhằm bồi dưỡng để phát triển khả năng linh hoạt và sáng tạo của chị em VĐV.

     Trong quá trình huấn luyện, việc đánh giá năng lực sáng tạo để phát triển năng lực này cho VĐV, chúng ta cần lưu ý đến nội dung, yêu cầu, điều kiện tập luyện …Đồng thời chú ý sắp xếp thế nào cho hợp lý, vui nhộn. Nhìn chung huấn luyện viên cố gắng tạo ra những tình huống phức tạp mà trong thi đấu thường gặp phải để chị em suy nghĩ, phân tích, phán đoán và vận dụng chiến thuật thế nào cho tốt. Qua đấy nhằm thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt của VĐV.

3.  Đặc trưng về tính cách.

        Đặc trưng về tính cách ở phái nữ có mặt tích cực của nó, ví như có tinh thần trách nhiệm cao, biết nghe lơi chỉ bảo, chịu đựng được các công tác đơn điệu kém hấp dẫn. Tất cả những cái đó đảm bảo cho công tác huấn luyện có chất lượng, có tác dụng tích cực trong việc quản lý đội bóng. Nhưng ở phụ nữ tình cảm tương đội yếu mềm, dễ bị xúc cảm mạnh và rất nhạy cảm. Ví dụ như một việc rất nhỏ nhưng nếu giải quyết không phù hợp sẽ biến thành chuyện lớn. Đấy là mục tiêu tích cực của tính cách phụ nữ. Nhằm tránh sự ảnh hưởng không tốt của những tiêu cực đối với đội bóng, người huấn luyện viên phải nhất quán từ lời nói đến việc làm. Đồng thời cần luôn luôn chú ý quan sát và phân tích các hoạt động tâm lý của chị em, kịp thời tìm nguyên nhân nhằm làm tốt tư tưởng. Chỉ có như vậy mới làm cho các chị em đoàn kết nhất trí một lòng, đảm bảo sức chiến đấu tốt nhất trong huấn luyện cũng như trong thi đấu.

4. Đặc trưng về tình cảm

     Đặc điểm nổi bật nhất trên phương diện tình cảm của chi em là sự yếu mềm dễ thấy trên nét mặt. Đối với đặc điểm này, yêu cầu huấn luyện viên của các đội bóng đá nữ nên có một phương pháp công tác phù hợp. Thông thường những sai lầm và thiếu sót của chị em thể hiện trong huấn luyện hay trong cuộc sống thường ngày cần phải có sự bền bỉ, nhẫn nại, kiên trì công tác tư tưởng để giải quyết từ từ. Cần hết sức tránh có những lời nói nặng hoặc thô kệch hoặc phê bình quá nghiêm khắc một các công khai trước mặt mọi người. Bởi vì cách làm này chị em rất khó tiếp thu và không chịu nổi.

     Ngoài ra cũng cần chú ý bồi dưỡng lòng tự tin, tinh thần chịu khó chịu khổ. Nhìn chung tất cả phụ nữ đều cảm thấy tố chất thể lực của bản thân yếu nên có một xu hướng tâm lý là không thật tin ở bản thân mình trong các trận thi đấu quyết định. Đấy cũng là một trở ngại rất lớn trên bước đường tiến lên nắm bắt các kỹ thuật phức tạp ở trình độ cao. Do đó huấn luyện viên nên tùy thuộc vào trình độ của VĐV mà sắp xếp độ khó trong huấn luyện, khiến cho chị em có một lòng tin và sự tiến bộ không ngừng, dần dần phát triển lòng tin của chính bản thân họ.

     Chịu đựng gian khổ tập luyện là một truyền thống tốt đẹp của chị em phụ nữ, đó cũng là một tố chất phải có của một đội bóng. Nhưng theo đà phát triển và không ngừng cải thiện điều kiện vật chất  và điều kiện sống có một số chị em trong tập luyện biểu hiện tính ngại khó, tránh né những khó khăn. Chính vì vậy trong công tác huấn luyện nên giúp chị em hình thành mộ phẩm chất, một tư tưởng dũng cảm vượt khó, chọn khổ để đạt vinh quang.

IV. HUẤN LUYỆN TRONG THỜI KỲ KINH NGUYỆT.

1.Việc bố trí lượng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt.

1.1 Sắp xếp chung

Căn cứ quy luật sinh lý chung của sự thay đổi về khả năng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt. Đặc trưng chung của sự bố trí, sắp xếp lượng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt là : bắt đầu trước một tuần khi thấy kinh xuất hiện phải giảm dần khối lượng vận động cho đến khi thấy kinh vẫn duy trì khối lượng vận động tương đối nhỏ. Nhưng sau khi sạch kinh thì bắt đầu nâng dần khối lượng vận động. Sau một tuần sạch kinh thì khối lượng vận động phải đạt mức độ lớn nhất và duy trì một thời gian sau đó tới một tuần trước khi có kinh, khối lượng lại giảm cứ theo quy luật này mà sắp xếp khối lượng; Vòng tuần hoàn này cứ thế lặp đi lặp lại. Đây là sự bố trí sắp xếp lượng vận động chung như thế này rất khó khăn. Mặt khác đặc trưng của sự biến đổi về khả năng vận động trong chu kỳ kinh nguyệt tương đối giống nhau. Nhằm nâng cao tính nghiêm túc, tính khoa học trong huấn luyện, cách tốt nhất là nắm chắc tính quy luật của sự biến đổi về năng lực vận động trong chu kỳ kinh nguyệt, có như vậy mới sắp xếp bố trí phù hợp cho từng cá nhân VĐV.

1.2 Bố trí cá nhân

Căn cứ chủ yếu của việc bố trí cá nhân là sự khác biệt các nhân của sự biến đổi dao động về khả năng vận động trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên cơ sở đó mà thực hiện sự bố trí sắp xếp lượng vận động. Cái quan trọng trước tiên là phải nắm chắc quy luật biến đổi về khả năng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt của mỗi VĐV. Để nắm chắc các quy luật này xin giới thiệu một số biện pháp sau đây :

* Hình thức sơ đồ :

Sơ đồ biến đổi chỉ tiêu về khả năng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt. Chỉ cần một biểu bảng có thể diễn tả hai chu kỳ, điều này phản ánh mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt. Biểu bảng này ghi số biến thiên bình quân của chu kỳ kinh nguyệt. Trong quá trình vận động căn cứ và tăng hay giảm cuả số biến thiên thật sự ở các ô. Như phần (I) của biểu bảng là phần VĐV tự mình kiểm tra mình. Phần (II) là phần huấn luyện viên quan sát ; còn phần (III) là phần theo dõi kiểm tra của bác sỹ. Nó bao gồm các nội dung như phục vụ kịp thời trong thi đấu hay trong tập luyện, hay thực nghiệm khi vận động.

* Phân tích biểu đồ

Phần đường gấp khúc biểu diễn tình hình biến thiên của chỉ tiêu về khả năng vận động của VĐV trong thời kỳ kinh nguyệt.

Phần đầu tiên do VĐV tự vẽ về lượng máu cơ bản có thể đo được vào buổi sáng không được ăn uống, nằm xuống và nhiệt độ 200C. Khối màu đen là tình hình máu kinh nguyệt trước ba ngày so với máu cơ bản. Trục đứng lấy 4 ô nhỏ làm chuẩn, lượng máu ít chiếm một ô, lượng máu trung bình chiếm hai ô và lượng máu nhiều chiếm ba ô. Lượng máu nhiều hay ít quyết định bởi tình trạng mỗi VĐV. Chỉ cần đo chỉ tiêu mỗi chu kỳ mà thống nhất với nhau là được. Cần phân tích chỉ tiêu về khả năng vận động và tình hình sức khỏe để đối chiếu o sánh. Cần phân ra 5 cấp để đánh giá: Cấp 1 là ưu tú, cấp 5 là xấu, kém. Lấy điểm mà cá nhân tính vẽ lên một vị trí tương ứng của biểu đồ. Cuối cùng thì mỗi ngày vẽ các đường liên kết với nhau và như vậy ta thu được rất nhiều đường gấp khúc dao động biểu thị chỉ tiêu các loại mà ta có. Còn các bệnh thì là bệnh không liên quan đến kinh nguyệt như cảm, sốt chẳng hạn. Nó chỉ là những vật cản trong việc tìm hiểu khả năng vận động của VĐV trong thời kỳ kinh nguyệt.

Phần thứ II là do HLV vẽ đường gấp khúc cũng giống như phần I. Đây là sự đánh giá của HLV thông qua tập luyện và thi đấu.

Phần thứ III là do bác sỹ vẽ là dùng thuốc nào chỉ tiêu và nội dung thực nghiệm vận động. Cái này có thể do HLV, VĐV và bác sỹ căn cứ tình hình mà quyết định.

Thông qua nhận thức các quy luật chung ở phần trên về sự thay đổi khả năng vận động của VĐV trong mỗi thời kỳ kinh nguyệt. Căn cứ cơ sở mà sắp xếp bố trí lượng vận động trong công tác huấn luyện cho hợplý hợp quy luật.

Nguyên tắc chung là ở giai đoạn khả năng vận động tốt nhất, thì bố trí khối lượng vận động lớn một tý. Bởi vì trong lúc này cơ thể có thể chịu đựng được khối lượng vận động lớn, mà mệt mỏi xuất hiện muộn và mất đi cũng nhanh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả. Trong giai đoạn khả năng vận động hơi kém một tý thì bố trí lượng vận động tương đối nhỏ một tý, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả huấn luyện, và cũng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi quá sức.

Phần trên đã đề xuất những nguyên tắc chung về sự sắp xếp lượng vận động trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt quan tâm đến các VĐV mới. Đối với những VĐV có thành tích cao qua nhiều năm huấn luyện có hệ thống, đồng thời với việc không ngừng cải thiện các chức năng của các hệ thống cơ quan trong cơ thể thì cũng nên hiểu rằng có thể tăng khối lượng vận động trong một thời gian ngắn, nhằm dần dần tăng khả năng vận động, nâng cao sức chịu đựng về khối lượng vận động. Có như vậy mới đảm bảo cho chị em trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt đều vẫn có thể thi đấu với khối lượng vận động lớn, đồng thời thi đấu cũng phát huy được trình độ kỹ xảo tốt .

2. Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt

     Nhằm đáp ứng nhu cầu trong mọi thời gia, thực hiện được việc tham gia thi đấu các giải Olympic, giải Châu Á, giải Đông Nam Á và cả các giải trong nước của VĐV trong thời kỳ kinh nguyệt mà vẫn dành được những thành tích tốt nhất. Ngày nay trong huấn luyện môn bóng đá nữ đã bắt đầu tiến hành huấn luyện chị em trong lúc đang hành kinh. Cũng nên khẳng định rằng, khả năng vận động của chị em trong thời kỳ kinh nguyệt có một mối quan hệ nhất định với thói quen huấn luyện trong thời kỳ hành kinh và với những phản ứng không tốt. Để cho VĐV dần dần thích ứng với những hoạt động trong thời kỳ hành kinh, nâng cao khả năng vận động là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Để đảm bảo hiệu quả huấn luyện và sức khỏe cho VĐV, cần chú ý những điểm sau đây:

     a. Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt phải đảm bảo nguyên tắc thích ứng dần dần, khối lượng vận động tăng từ nhỏ dần dần lên lớn. Sau khi VĐV thích nghi được một lượng vận động nào đó thì lại tăng khối lượng đó lên một tý nữa. Sự thích ứng này phải biểu hiện ở hai mặt về sinh lý và tâm lý. Do đó việc truyền thụ kiến thức về mặt lý luận – sinh lý và vệ sinh học là điều hết sức cần thiết đối với VĐV, nhằm loại trừ trạng thái tâm lý bất lợi. Thông thường một VĐV có trình độ huấn luyện càng cao thì niên hạn tham gia huấn luyện càng dài, và càng chú ý bồi dưỡng năng lực huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt. Để nói rõ vấn đề này cần dựa vào hai căn cứ sau đây: Thứ nhất : nếu VĐV có trình độ huấn luyện càng cao, thời gian tham gia huấn luyện dài, thì quá trình phát dục và trưởng thành tự nhiên của hệ thống các cơ quan trong cơ thể phù hợp với khả năng chịu đựng khối lượng huấn luyện và như vậy sự trưởng thành của các cơ quan và khả năng chịu đựng khối lượng huấn luyện đồng thời được nâng cao, điều này làm cơ sở cho việc huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt. Thứ hai là: nếu VĐV có trình độ huấn luyện cao và thời gian tham gia huấn luyện dài, yêu cầu đối với việc khai thác tối đa tiềm lực của VĐV nhằm đảm bảo có thể tham gia thi đấu bất kỳ lúc nào. Điều này cũng tương đối  bức thiết giống như các VĐV mới tham gia tập luyện.

     b. Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt.

     Cần tuân thủ và phải kết hợp việc kiểm tra y học một cách nghiêm khắc nên dùng phương pháp (card) ” cát kinh nguyệt”. Trên card ghi rất tỉ mỉ những phản ứng tâm lý và khả năng vận động của VĐV trong thời gian có kinh để kịp thời điều chỉnh lượng vận động.

     Nếu bị loạn trong một thời gian ngắn có thể coi đó là hiện tượng không thích ứng đối với sự huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc là biểu hiện của sự mệt mỏi quá sức. Muốn khắc phục hiện tượng này phải tiến hành điều chỉnh lượng vận động sao cho phù hợp nhằm đưa hiện tượng kinh nguyệt trở lại bình thường. Nhưng đối với những VĐV có thời gian dãn cách của chu kỳ kinh nguyệt là 20 ngày hoặc 60 ngày thậm chí tắc kinh hoặc máu ra hoài không dứt thì phải đưa đi khám phụ khoa. Nếu khám nghiệm bộ phận sinh sản bị bệnh hoặc có thay đổi thì lập tức cho ngỉ không tham gia huấn luyện hoặc tham gia thi đấu và tiến hành chữa trị. Tóm lại việc bố trí sắp xếp lượng vận động trong thời kỳ kinh nguyệt của VĐV là rất quan trọng, cần nghiên cứu kỹ và phải rất thận trọng. Nếu phát hiện những việc không bình thường thì phải liên hệ chặt chẽ với bác sỹ thông qua con đường y học mà tiến hành phòng ngừa theo dõi tránh trường hợp ngẫu nhiên ập đến không đối phó kịp.

     c.  Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt cần giảm tối thiểu những bài tập ép bụng như tập cơ bụng, tập nhảy hay tranh ” đánh đầu”. Cũng tránh tập những bài tập có sức chịu đựng lớn về khối lượng và động tác có hiện tượng yếm khí. Do thời kỳ kinh nguyệt ra máu, tử cung mềm nếu bài tập đè lên bụng nhiều sẽ làm chomáu ra nhiều. Ngoài ra nếu để thời gian kéo dài có thể làm cho tử cung lệch vị trí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Mặc khác trong thời kỳ kinh nguyệt VĐV cần lưu ý vệ sinh, đặc biệt là những ngày mưa sân bãi lầy lội mà phải tập luyện, thi đấu nhằm tránh nhiễm trùng vùng âm đạo.

V.  MẤY VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI TIẾN HÀNH HUẤN LUYỆN.

1.  Tuyển chọn về mặt thể lực

     Thực tiễn đã chứng minh sự khác biệt chủ yếu giữa VĐV nam và nữ bóng đá là thể lực trong thi đấu; Đó là sự khác biệt do trời đặt ra. Thể lực chịu sự chi phối của đặc  điểm phát dục của cơ thể, nhưng nếu thông qua công tác huấn luyện sẽ có ảnh hưởng. Chính vì thế khi tuyển chọn nên lưu ý mặt thể lực. Trong đó lưu ý mặt hình thái, sức mạnh, tốc độ, tần số động tác… phải xem xét một cách toàn diện các mặt chủ yếu là sức khỏe cố gắng như nam thì càng tốt. Điều này không những tạo điều kiện tốt cho việc nắm vững các kỹ thuật và phối hợp chiến thuật, mà còn tiết kiệm được quỹ thời gian, hao phí năng lượng trong tập luyện cũng được giảm bớt, nhằm nâng cao hiệu suất huấn luyện. 

2.  Thi đấu hỗn hợp nam và nữ

Quá trình phát triển môn bóng đá nữ cho đến nay, nhiều người cho rằng nam và nữ có thể cho thi đấu chung với nhau được. Điều này giúp khắc phục sự chậm chạp của nữ khi thực hiện động tác kỹ thuật, ngoài ra còn giúp phát triển một cách toàn diện khả năng thi đấu cho nữ. Nhìn chung thời kỳ thanh xuân của nam nữ VĐV  nếu có thi đấu chung với nhau thì chẳng có sự cản trở nào. Nhưng đối với nam nữ VĐV sau thời kỳ phát dục – gọi là thanh xuân đó thì nhất thiết phải nghiên cứu cho thật kỹ. Bở vì vào thời kỳ sau thanh xuân của nam nữ VĐV vó sự khác biệt về các tố chất thể lực như sức mạnh, tốc độ, thể lực chung …do đó dễ sinh ra bị thương trong thi đấu. Ví dụ như sau thời kỳ thanh xuân các nam nữ thi đấu với nhau thì hết sức chú ý làm sao cho sự khác biệt về khả năng cơ thể cũa họ không lớn lắm.

3.  Vấn đề ẩm thực (ăn uống)

     Trong những ngày bình thường, việc ăn uống do VĐV nam nữ cơ bản giống nhau. Nhưng trong thời kỳ kinh nguyệt do lượng máu mất đi khá lớn sự tái sinh chất sắt trong máu có một tác dụng đặc biệt. Do đó sau thời kỳ kinh nguyệt phụ nữ cần bổ xung nhiều chất sắt hơn nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến sự tiêu trừ mệt mỏi, giảm oxy hấp thụ và năng lực chung do giảm tế bào máu gây ra. Đối với nữ, vấn đề ăn uống và tiêu hao năng lượng nên chú ý sao cho được cân bằng, đặc biệt nên giảm ăn thực phẩm có hàm lượng mỡ lớn, nhằm hạn chế dự tích lũy nhiều cơ thể sẽ làm suy giảm khả năng vận động của chị em.

4.  Vấn đề dư luận xã hội đối với bóng đá nữ

     Ngày nay tuy bóng đá nữ tương đối được phổ cập ở nhiều nước trên thế giới như : Trung Quốc, Mỹ, Nauy, Thụy Điển, Đức nhưng những quan niệm phong kiến về bóng đá nữ vẫn còn tồn tại. Vì lẽ đó, cac huấn luện viên cần tìm hiểu tư tưởng của vận động viên  có hướng giáo dục uốn nắn, xác định sự nghiệp bóng đá của bản thân để có lòng ham mê tập luyện và có thể tự giải quyết những khúc mắc cá nhân.

5. Vấn đề chấn thương.

     Đặc trưng về hình thái giải phẫu của nữ VĐV với đặc điểm của môn bóng đá thường dễ gây ra chấn thương ở cổ chân và đầu gối. Bở vậy trong huấn luyện cần chú ý khởi động tốt, tránh tập luyện hoặc thi đấu trên mặt sân mấp mô, gồ ghề.

6. Huấn luyện viên và người quản lý là nữ

     Trong đội bóng đá nữ thường có một núi vấn đề mà nam huấn luyện viên không thể biết và cũng không giải quyết được. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong công tác huấn luyện và trong quản lý sinh hoạt bình thường. Vì vậy trong điều kiện có thể nên bố trí huấn luyện viên và người quả lý là. Nữ để kịp thời nắm chắc tình hình đội phục vụ cho việc bố trí tập luyện, thi đấu và sinh hoạt hàng ngày.

7. Giáo dục về lý tưởng

     Việc không ngừng nâng cao thành tích thi đấu và việc trưởng thành của VĐV có liên quan mật thiết với các quy định, nội quy nghiêm khắc trong sinh hoạt và sự yêu mến nghề nghiệp. Sau tuổi 16 hoặc 17 các nữ VĐV đã thực sự bước vào cuộc đời thi đấu thể thao; Bắt đầu thoạt khỏi sự ràng buộc và về mặt phát dục thì đã bắt đầu đi vào lĩnh vực yêu đương. Chính vì vậy, huấn luyện viên đối với các em lứa tuổi này cần làm tốt công tác giáo dục  về lý tưởng về lòng yêu nghề và thường xuyên tiến hành quản lý nghiêm khắc giúp cho các nữa VĐV đẩy lùi những suy nghĩ miên man tập chung tinh lực dấn thân vào việc phục vụ cho sự nghiệp bóng đá của mình.

NHẬN THỨC CỦA CHÚNG TA VỀ MÔN BÓNG ĐÁ NỮ HIỆN NAY

Chúng ta cần khẳng định là phái nữ có thể chơi được bóng đá. Vấn đề là chơi như thế nào vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa đóng góp cho xã hội những lối chơ đẹp mắt, khẳng định môn nghệ thuật thứ tám này của nhân loại chị em phụ nữ cũng có thể biểu diễn và biểu diễn không kém phái mày râu. Chính do những nhận thức đúng đắn như trên nên tư khi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được tập chung tập luyện tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia II được dư luận quần chúng hâm mộ rất ủng hộ và đồng tình. Tuy luyện tập rất vất vả và gian khổ nhưng thầy trò vẫn vui vẻ sẵn sàng tiếp đón trả lời phỏng vấn các nhà báo và những người hâm mộ muốn tìm hiểu môn thể thao mới mẻ này sắp chính thức trình làng ở Việt Nam.

     Hy vọng rằng sau khi được Nhà nước cho phép, được tổng cục TDTT tổ chức quản lý, nuôi dưỡng, huấn luyện, đợt ra quân lần này tại Seagame 19 tại Jakacta – Indonesia, chúng ta được quyền hy vọng và tin tưởng đội bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam sẽ trình diễn một lối chơi – lối chơi bóng đá của phái đẹp Việt Nam.

     Và kết quả ở Seagames 19 tại Jakacta – Indonesia đội bóng đá nữ cũng như đội bóng đá nam chúng ta đều được xếp thứ ba – nhận huy chưng đồng của đại hội.

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •