LỚP HỌC THỦ MÔN NGƯỜI LỚN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM
TRUNG TÂM DẠY BÓNG ĐÁ NAM VIỆT SÀI GÒN
Thường xuyên chiêu sinh đào tạo các lớp thủ môn:
-Lớp thủ môn trẻ em
-Lớp thủ môn người lớn
-Lớp thủ môn futsal
-Lớp thủ môn sân cỏ nhân tạo
A-TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỦ MÔN
Thủ môn là tuyến phòng ngự cuối cùng của toàn đội, có nhiệm vụ ngăn chặn mọi đợt tấn công cầu môn của đối phương.
Trong thời gian gần đây, lối chơi của thủ môn đã có những thay đổi quan trọng. Nếu như trước đây, thủ môn chỉ cần hoạt động trực tiếp trong cầu môn thì ngày nay, với sự phát triển của môn bóng đá, nhịp điệu hoạt động của thủ môn được mở rộng hơn nhiều và những yêu đặt ra trước thủ môn trở nên phức tạp hơn. Một thủ môn có kỹ thuật điêu luyện, dũng cảm, cơ thể phát triển toàn diện sẽ mang lại niềm tin tưởng mạnh mẽ cho toàn đội.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật bóng đá. Kỹ thuật thủ môn đã nâng lên đến đỉnh cao. Có thể nói rằng kỹ thuật thủ môn là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật bóng đá: kỹ thuật của thủ môn càng tốt thì đòi hỏi đối phương phải có trình độ kỹ thuật cao hơn.
Quá trình phát triển của thủ môn bóng đá có liên quan tới kỹ thuật thủ môn.
Ở giai đoạn đầu của môn bóng đá hiện đại, các cầu thủ trên sân không được phân công nhiệm vụ rõ ràng, tất cả mọi người có thể tấn công hoặc phòng thủ và có thể dùng tay bắt bóng. Đến năm 1863, luật bóng đá (chưa có tính chát quốc tế) qucy định chỉ cần đưa bóng qua 2 cột dọc cầu môn thì được coi là ghi một bàn thắng (cầu môn không giới hạn độ cao). Do đó, tác dụng và vai trò của thủ môn chưa lớn. Đến năm 1870, luật bóng đá thế giới ra đời quy định mỗi đội tham gia thi đấu phải có thủ môn và chỉ có thủ môn mới được dùng tay điều khiển bóng. Quy định này không những thúc đẩy kỹ thuật bóng đá phát triển mà còn chỉ rõ tác dụng của thủ môn (lúc đó, thủ môn được dùng tay bắt bóng ở nửa sân mình). Cuối thế kỷ thứ XIX, luật bóng đá quy định độ cao của thủ môn và dùng đến ngày nay. Từ đó, thủ môn đảm nhận nhiệm vụ rất trọng đại. Thủ môn phải dùng tất cả các bộ phận cơ thể để bắt hoặc đấm tất cả các loại bóng do đối phương chuyền hay sút vào cầu môn; phải đá hoặc ném một cách chính xác những quả bóng bát được cho đồng đội, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tấn công.
B-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT VÀ TÂM LÝ CỦA THỦ MÔN
- Chiều cao thích hợp nhất của cầu thủ khoảng 175-185cm, thủ môn thấp không bắt được bóng cao bay vòng cung vào cầu môn, khó khăn khi tranh cướp bóng cao. Thủ môn quá cao thường kém độ dẻo và linh hoạt hơn, khó bắt những đường bóng tháp vào cầu môn.
- Trọng lượng cơ thể phải cân đối với chiều cao. Thủ môn nặng quá thiếu linh hoạt, nhẹ qúa dễ bị xô đẩy trong khu cầu môn.
- Vấn đề sức mạnh của cơ thể có liên quan với cân nặng. Đá bóng lên, ném bóng hoặc tranh cướp bóng đều không thể thiếu yếu tố sức mạnh. Một thủ môn to, khoẻ có sức mạnh cũng gây uy thế trước hàng tiền đạo của đối phương.
- Bóng không phải lúc nào cũng để thủ môn bắt dễ dàng, nhiều lúc phải nhảy lên để đẩy, bắt bóng cao, bật ngang để bắt, đẩy những đường bóng vào góc cầu môn xa vị trí đứng của mình, nên thủ môn cần có sức bật tốt.
- Trong thi đấu nhiều tình huống đòi hỏi thủ môn phải nhanh; nhiều tình huống mà thất bại hay thành công chỉ xảy ra trong giây lát, những tình huống rất bất ngờ của đường bóng đòi hỏi thủ môn phải phản ứng nhanh: do đó, phản xạ thủ môn phải tốt.
Thủ môn không có tố chất khéo léo sẽ không giải quyết được những tình huống khó khăn và đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Thí dụ: những trường hợp cần ngã, bay để bắt bóng đều rất cần tố chất khéo léo của thủ môn. Ngoài ra tố chất dẻo cũng rất quan trọng. Những cơ khớp vì nặng nề sẽ gây trở ngại cho động tác của thủ môn.
- Sức bền của thủ môn không tốt thì hiệu suất thi đấu không cao. Trong thi đấu thủ môn phải chạy, nhảy, ngã, bắt bóng liên tục ơ các góc độ, các tầm, các hướng khác nhau. Do nhiệm vụ có tính chất toàn diện, thủ môn cần được chuẩn bị đầy đủ các tố chất thể lực.
Trên đây là những tố chất thể lực cần có của thủ môn, nhưng bản thân những tố chất đó chưa thể đáp ứng những hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ của thủ môn. Một thủ môn tốt cần có những yếu tố tâm lý nhất định sau đây:
- Dũng cảm: Đây là yếu tố tinh thần không thể thiếu đối với thủ môn. Vì trong lúc bảo vệ cầu môn nhiều tình huống nguy hiểm có thể xảy ra: Cần nhào bắt bóng khi đối phương lao tới, bay bắt bóng trên không, bắt những đường bóng căng, mạnh… Chính vì vậy mà yếu tố dũng cảm rất quan đối với thủ môn trong thi đấu.
- Sức mạnh ý chí: Cần phải có trong khi tập luyện cường độ cao, gian khổ trong việc từ bỏ những ham thích cá nhân để thực hiện nề nếp sinh hoạt tập luyện theo yêu cầu chung. Trong những trường hợp bị thua thủ môn cần biết tự chủ và đấu tranh để vượt qua, không bi quan, chán nản, gây nên sự kém tin tưởng của đồng đội.
- Quyết đoán: Khi thực hiện động tác, thủ môn không được phép lưỡng lự, phải dứt khoát kịp thời. Trong phòng ngự cũng như trong chỉ đạo toàn đội, thủ môn phải có sự quyết đoán nhạy bén và nhanh chóng.
Khả năng suy nghĩ nhanh để giải quyết tình huống cho thích hợp, cách bảo vệ cầu môn, cách can thiệp đúng lúc, kịp thời là điều không thể thiếu được ở bất kỳ thủ môn nào.
- Trạng thái thần kinh bình tĩnh: Trách nhiệm thủ môn rất lớn nên trong thi đấu bất cứ lúc nào cũng đòi hỏi thủ môn phải bình tĩnh. Chỉ trong trạng thái của thần kinh mới tận dụng mức tối đa của khả năng các tố chất. Nếu thủ môn nóng nảy, vội vàng sẽ phạm khuyết điểm trong nhiệm vụ bảo vệ cầu môn của mình hoặc ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội.
- Năng lực chú ý: Thủ môn luôn luôn phải chú ý đến diễn biến của trận đấu kể cả khi bóng ở xa cầu môn. Khi bóng gần khu vực nguy hiểm cần phải chú ý nhiều hơn.
Bóng đá hiện đại mang nhiều yếu tố nhanh và bất ngờ thủ môn chỉ cần lơ là trong chốc lát sẽ bị nguy hiểm và dẫn dến thất bại của toàn đội khi để lỡ thời cơ hoặc ra vào không đúng lúc.
- Tự tin: Là đức tính rất cần thiết của thủ môn, vì vậy cần phải tập luyện đều đặn, chuẩn bị về mọi mặt đầy đủ nghiêm túc. Lòng tự tin làm cho thủ môn tăng cường tinh thần tự chủ trong mọi trường hợp và có tác động tích cầu thủ cực tới đồng đội trong thi đấu.
Ngoài ra thủ môn còn có năng lực chỉ đạo, không những chỉ đạo đội hoặc hàng phòng ngự làm tốt nhiệm vụ. Để làm nhiệm vụ đó, thủ môn cần có năng lực chỉ đạo, cần có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn xứng đáng với lòng tin của đồng đội