Tại sao bé không tâng bóng được

Tại sao bé không tâng bóng được

Bé yêu thích môn bóng đá, bé thường xuyên tập tâng bóng mà tâng không được nhiều, tâng được một vài trái thì rơi, có cách nào giúp bé tâng bóng được nhiều không?

Trong bài viết trung tâm dạy bóng đá trẻ em, người lớn nam việt muốn phân tích vì sao bé tâng bóng không được.

I.Tầm quan trọng của tâng bóng

1.Định nghĩa:
Tâng bóng là động tác kỹ thuật mà cầu thủ tiếp xúc bóng liên tục thông qua các vị trí hiệu quả trên cơ thể, hay tâng bóng đơn thuần là giử bóng không chạm đất, nẩy trên các phần cơ thể (trừ tay và bàn tay).

2.Tác dụng:

Tập luyện kỹ thuật tâng bóng là một biện pháp hửu hiệu nhất giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thiện kỹ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt của các ổ khớp, tạo cảm giác về độ đàn hồi, trọng lượng, bộ phận tiếp xúc, độ xoáy hay lực sử dụng khi tiếp xúc bóng. Thuần thục kỹ thuật tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho các kỹ thuật chuyền – nhận – dẫn – sút – đánh đầu và tranh cướp bóng…vì vậy tâng bóng là kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ ở đẳng cấp và lứa tuổi nào củng phải kiên trì thường xuyên luyện tập, đặc biệt đối với những người mới tập và những cầu thủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì lài càng phải chú trọng luyện tập nhiều hơn.

II. Các nguyên nhân lớn khiến bé tâng bóng không được:

-Có nhiều nguyên nhân làm bé không thể tâng bóng, trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân cơ bản làm bé không tâng bóng được:

1.Không biết phương pháp hướng dẫn bé tập tâng bóng là nguyên nhân chính

– Bé không tâng bóng được làm bé chán nản

– Làm sao bé yêu thích thường xuyên tập với bóng là điều đầu tiên, ba mẹ thầy cô luôn động viên khuyến khích chơi bóng với bé.

-Dạy từ dẽ đến khó, dạy từ chưa biết đến biết, tập từ dưới đất lên không, taapk riêng lẽ từng bộ phận….

-Tiếp xúc bóng ít:

Phải làm sao trẻ được tiếp xúc bóng nhiều, Thầy cô, ba mẹ nên dùng các bài tập bổ trợ để làm sao bé tiếp xúc được bóng nhiều, sẽ giúp bé dần dần nắm được các tính năng của bóng, có cảm giác bộ phận tiếp xúc, một thời gian cháu sẽ dẽ dàng tâng bóng

2. Bé không hiểu cách thức tâng bóng

Bé không hiểu kết cấu các bước thực hiện tâng bóng, nên làm sai, dẫn đến tâng bóng không được.

kết cấu của kỹ thuật tâng bóng:

phân tích cách thực hiện kỹ thuật tâng bóng

– 1. Quan sát quỹ đạo bay của bóng (phán đoán điểm rơi và tốc độ rơi của bóng).
– 2. Di chuyển chọn vị trí (vị trí thuận lợi nhất để thực hiện động tác).
– 3. Tư thế chuẩn bị (tùy theo từng kỹ thuật).
– 4. Thực hiện động tác:
o Thời điểm tiếp xúc (bóng vừa qua khớp của bộ phận tiếp xúc VD tang mu bàn chân thì bóng vừa qua khớp gối).
o Bộ phận tiếp xúc + tâm dưới bóng
o Cách truyện lực (từ dưới lên trên
– 5. Chuẩn bị cho động tác kế tiếp.

3. Đưa bài tập tâng bóng quá khó:

-Không có các bài tập bổ trợ giúp bé từ từ học kỹ thuật tâng bóng. Vào tập tâng bóng ngay bé sẽ không tâng bóng được.

Các bài tập bổ trợ giúp bé làm quyen với kỹ thuật tâng bóng

4. Tập kích cở bóng không phù hợp với bé

-Tập bóng quá lớn hoặc quá bé đối với trẻ, đều làm bé không tâng bóng được.

Tùy vào độ tuổi chúng ta chon cho bé một quả bóng phù hợp với bé. rồi tập.

5. Các bài tập giúp trẻ em tâng bóng tốt hơn

Bài tập bổ trợ tâng bóng
Tâng bóng từng chân
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •